Chủ trương đẩy mạnh đảm bảo giao thông vận tả

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Long ( 1965 - 1975) (Trang 88 - 102)

3. Những nội dung luận án nghiên cứu

2.2.1. Chủ trương đẩy mạnh đảm bảo giao thông vận tả

Sau khi thất bại trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đế quốc Mỹ đã tập trung dồn sức để đàn áp cách mạng miền Nam, tuy vậy các cuộc đàn áp của địch ngày càng thất bại nặng nề. Việt Nam là một khối thống nhất và sức mạnh của cuộc chiến thực tế là xuất phát từ cả hai miền, muốn thắng địch phải triệt tiêu đƣợc sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam. Để giải quyết vấn đề đó khơng cịn cách nào khác, Mỹ buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 mà mục tiêu chủ yếu vẫn là nhằm vào hệ thống giao thông vận tải và kho tàng bến bãi của miền Bắc. Cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai thực ra là cuộc đấu trí, đấu lực giữa miền Bắc và đế quốc Mỹ, trong cuộc chiến tranh này Trung ƣơng Đảng đã liên tục chỉ đạo quân đội và nhân dân tiến hành nhiều biện pháp để vơ hiệu hóa sự tấn cơng của kẻ thù. Cuộc chiến tranh phá hoại đã thể hiện sự tàn bạo đồng thời thể hiện sự bất lực của địch trong việc đàn áp nhân dân miền Nam của địch.

Năm 1970, trƣớc tình hình bị tấn cơng mạnh ở miền Nam đế quốc Mỹ đã bắt đầu cho máy bay dần tiến hành trở lại các cuộc khơng kích nhằm vào các bến bãi, kho tàng, các tuyến giao thơng ở khu vực Thanh Hóa đến Vĩnh Linh. Để đối phó với thủ đoạn của địch, ngày 12 tháng 5 năm 1970 Ban Bí thƣ đã ra Chỉ thị số 178-CT/TW, để chỉ đạo những cơng tác cấp bách trong tình hình mới.

Chỉ thị cơ nội dung cơ bản: Nhân dân và các lực lƣợng vũ trang ở khu vực từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh nói riêng và cả nƣớc nói chung phải theo dõi sát tình hình, tăng cƣờng lực lƣợng sẵn sàng chiến đấu đập tan các hành động chiến tranh bằng không quân hoặc hải quân của kẻ thù. Do tình hình chiến sự ở chiến trƣờng đang diễn biến khẩn trƣơng nên có thể địch sẽ tiến hành đánh phá ác liệt vào những khu vực quan trọng nhằm cắt đứt chi viện, bởi vậy ta phải ra sức đề phòng địch dùng không quân đánh phá chủ yếu là chân hàng, đầu mối giao thông, một số cầu phà quan trọng nhƣ Hàm Rồng, Bến Thủy, Linh Cảm… Có thể địch sẽ đánh, dừng rồi lại đánh để gây bất ngờ nên các cấp uỷ cần tăng cƣờng lãnh đạo, nêu cao ý thức cảnh giác thƣờng xuyên và luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, không để bị bất ngờ và tổn thất do sơ hở, thiếu chuẩn bị, đề phịng.

Về cơng tác vận tải chi viện bản Chỉ thị cũng chỉ đạo: Trong quá trình triển khai lực lƣợng cần chú ý tùy vào tình hình từng khu vực mà triển khai đối phó có trọng điểm. Những việc quan trọng nhƣ sơ tán kho tàng, ngụy trang, che đấu hàng

hóa, triển khai lực lƣợng phịng khơng cần phải làm ngay, Việc dự trữ vật liệu, nhân lực để sửa chữa hệ thống giao thơng, chữa cháy, bốc xếp hàng hóa cần chuẩn bị sẵn sàng, khi cần thiết phải lập tức triển khai có hiệu q; khơng nên làm tràn lan, gây ảnh hƣởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; phải nắm vững phƣơng châm: bảo đảm trong hoàn cảnh nào, sản xuất cũng tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân cũng vẫn ổn định và đƣợc tổ chức tốt.

Trong hoàn cảnh các địa phƣơng phía nam Quân khu 4 bị địch tập kích ngày càng nhiều Ban Bí thƣ chỉ đạo: Ở khu vực từ Vinh trở vào nhân dân và các lực lƣợng vũ trang cần chuyển vào trạng thái sinh hoạt thời chiến, nhƣng có trọng điểm, có mức độ khác nhau. Cần tăng cƣờng cơng tác phịng khơng nhân dân, gấp rút khôi phục và làm thêm đủ hầm hố ẩn nấp; đặt lại các hệ thống quan sát, báo động; kiểm tra lại các tổ chức trạm y tế, phòng cấp cứu để đề phịng trƣờng hợp cháy nổ, sập hầm, có ngƣời bị thƣơng…, các cơng việc trên phải tiến hành khắp nơi nhƣng đặc biệt lƣu ý ở những vùng chung quanh các mục tiêu trọng điểm. Trong hình hình địch đánh phá trở lại, các địa phƣơng từ Vinh trở vào khơng đƣợc tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp đơng ngƣời; các buổi họp chợ cần phân tán nhiều nơi và phải theo dõi quy luật đánh phá của địch để tránh họp vào các giờ cao điểm. Nhân dân không đƣợc tập trung đông ngƣời ở

các bến xe, nhà ga; chính quyền địa phƣơng phải sơ tán thành nhiều bến, nhiều ga lên xuống xe và tàu.

Ở những công trƣờng hoặc các bến cảng, cần thay đổi giờ giấc, chia nhiều ca kíp để bớt tập trung đơng ngƣời và có kế hoạch bảo vệ phịng khơng, có đầy đủ hầm hố ở nơi làm việc; tổ chức quan sát và báo động thật chu đáo. Những cơng trình xây dựng cơ bản đang làm thì vẫn cứ tiếp tục, nhƣng phải có kế hoạch phịng khơng, sơ tán khi bị địch phát hiện tấn công.

Về việc chấn chỉnh và củng cố hệ thống giao thông vận tải trên những tuyến đƣờng quan trọng, Chỉ thị 178-CT/TW nêu rõ: Các địa phƣơng phải có kế hoạch vận chuyển nhanh hàng hóa ở các bến cảng và ga xe lửa, phải sơ tán, ngụy trang che giấu các kho tàng, chân hàng, nhất là trên các trục giao thơng chính và ở các vùng trọng điểm, các đồn xe vận tải phải trú đậu sơ tán, không tập trung đông thành từng bãi xe. Đối với xe lửa và tàu biển thì phải chạy ban đêm từ vĩ tuyến 19 trở vào. Tuy vậy cơng tác chuẩn bị phải bình tĩnh, khơng làm đảo lộn đời sống nhân dân, cụ thể là nhân dân và các xí nghiệp nói chung chƣa phải sơ tán, nhƣng ở các mục tiêu trọng điểm, cần tránh tập trung đông ngƣời; sơ tán một bộ phận nhân dân ở nơi thật cần thiết; che ánh sáng ban đêm; phải đình chỉ việc cho dân và xí nghiệp trở về thành phố, thị xã và thị trấn lớn. Các trƣờng học thì tuyệt đối không đƣợc để gần các mục tiêu trọng điểm, có thể dựng lán tại ở những vùng kín đáo để tiếp tục hoạt động.

Nhƣ vậy ngay từ khi địch chuẩn bị mở cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai Trung ƣơng Đảng đã đề cao cảnh giác, nhanh chóng chỉ đạo nhân dân triển khai các hoạt động sơ tán, ngụy trang để phòng tránh sự tấn công phá hoại của kẻ thù.

Đối với khu vực Thanh Hóa đến Vĩnh Linh, Chỉ thị số 178-CT/TW cũng chỉ đạo rõ: Nói chung nhân dân vẫn giữ sinh hoạt và lao động sản xuất bình thƣờng nhƣ hiện nay, nhƣng cần lƣu ý một số mặt sau:

Phải kiểm tra và chấn chỉnh lại tồn bộ cơng tác phịng khơng nhân dân, khôi phục và sửa chữa lại những hầm hố ẩn nấp, kiểm tra và thử lại các hệ thống quan sát, thông báo, báo động và các tổ chức cấp cứu phịng khơng nhân dân, nhất là ở các vùng trọng điểm nhƣ sân bay, bến cảng, nhà ga và ở các thành phố, thị xã và thị trấn đông ngƣời. Nhân dân, cơ quan, trƣờng học, xí nghiệp đã trở về các thành phố, thị xã thì chƣa phải sơ tán lại, nhƣng cần chuẩn bị sẵn kế hoạch

để khi cần thiết có thể sơ tán đƣợc nhanh khi cần thiết. Nhân dân, và các đơn vị chƣa trở về thành phố thì khơng trở về thành phố nữa mà ổn định ở nơi sơ tán cho tới khi có lệnh mới của Chính phủ. Một số điểm xung yếu nhƣ cầu Hàm Rồng, phà Bến Thủy, Ngã ba Đồng Lộc… các địa phƣơng phải đặc biệt chú trọng, sẵn sàng ứng phó có hiệu quả khi địch đánh phá bất ngờ.

Có thể khẳng định rằng nội dung cơ bản của Chỉ thị số 178-CT/TW ngày 12 tháng 5 năm 1970 của Ban Bí thƣ là chỉ đạo nhân dân tiến hành các công tác chuẩn bị để đối phó với chiến tranh phá hoại của địch. Chính cơng tác chuẩn bị chu đáo đã giúp chúng ta giành thế chủ động trên chiến trƣờng ngay khi địch bắt đầu mở rộng tấn công.

Ngay sau khi triển khai chỉ thị số 178-CT/TW của Ban Bí thƣ, nhận thấy âm mƣu thâm độc và những thủ đoạn ngày càng trắng trợn của địch, để đảm bảo cho công tác chi viện đƣợc thông suốt, ngày 2 tháng 7 năm 1970 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết Số 200-NQ/TW về việc thành lập Hội đồng chi viện tiền tuyến ở Trung ƣơng. Hội đồng chi viện tiền tuyến Trung ƣơng là cơ quan của Đảng đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, đồng thời về mặt chính quyền là cơ quan của Nhà nƣớc, trực thuộc Thƣờng vụ Hội đồng Chính phủ. Tổ chức này có nhiệm vụ: căn cứ vào nghị quyết, chỉ thị của Trung ƣơng; chỉ thị, quyết định của Thƣờng vụ Hội đồng Chính phủ; u cầu của Bộ Quốc phịng mà xây dựng và triển khai các kế hoạch để chỉ đạo các bộ, ngành của Chính phủ, các cơ quan và cấp uỷ của Đảng, huy động sức ngƣời, sức của đầy đủ, và kịp thời để đáp ứng mọi yêu cầu của công tác chi viện tiền tuyến.

Trong khi thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng chi viện tiền tuyến phải báo cáo Bộ Chính trị và Thƣờng vụ Hội đồng Chính phủ những kế hoạch và biện pháp thực hiện. Những nghị quyết của Hội đồng chi viện tiền tuyến có liên quan đến cơ quan nào, ngành nào, địa phƣơng nào, ở cấp nào thì cơ quan ấy, ngành ấy, địa phƣơng ấy, cấp ấy phải nghiêm chỉnh chấp hành. Hội đồng cịn có trách nhiệm chủ trì việc tổ chức hiệp đồng và kiểm tra, đôn đốc... các cơ quan, các ngành, các địa phƣơng, các cấp thi hành nghị quyết về chi viện sức ngƣời, sức của cho tiền tuyến.

Việc Đảng chỉ đạo thành lập Hội đồng chi viện tiền tuyến Trung ƣơng là một quyết định đúng đắn; sau này trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai Hội đồng gần nhƣ là cơ quan đầu não của công tác chỉ đạo giao thông vận tải chi viện miền Nam.

Đêm 20, rạng sáng ngày 21 tháng 11 năm 1970, đế quốc Mỹ đã liên tục cho nhiều tốp máy bay xâm phạm vùng trời miền Bắc, đánh phá nhiều nơi thuộc Hà Tĩnh, Quảng Bình, bắn tên lửa xuống vùng chung quanh Hà Nội, Hải Phòng. Trắng trợn và liều lĩnh hơn, chúng đã cho máy bay lên thẳng đổ xuống một địa điểm gần thị xã Sơn Tây để giái thoát bọn giặc lái bị ta bắt mà chúng tƣởng rằng bị giam giữ ở đấy.

Những hành động chiến tranh rất trắng trợn và liều lĩnh nói trên chứng tỏ đế quốc Mỹ vẫn rất ngoan cố. Để cứu vãn tình thế thất bại Mỹ, ngụy sẽ còn tiếp tục xúc tiến các hoạt động phá hoại miền Bắc dƣới nhiều hình thức liều lĩnh, nham hiểm hơn nữa. Để sẵn sàng hơn nữa trong việc ứng phó với kẻ địch, ngày 1 tháng 12 năm 1970 Ban Bí thƣ đã ra Thơng tri của Số 258-TT/TW, Về việc tăng cƣờng cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và chi viện tiền tuyến. Nội dung bản Thông tri nhận xét: Quân và dân ta ở nhiều nơi đã sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt, lập đƣợc chiến cơng, nhƣng cịn một số đơn vị và địa phƣơng chƣa sẵn sàng chiến đấu, có nơi mất cảnh giác nghiêm trọng, thiếu sẵn sàng chiến đấu, đã bỏ lỡ thời cơ diệt địch và để địch gây cho ta một số thiệt hại. Thiếu sót lớn nhất là đã để máy bay lên thẳng của địch đổ xuống khu vực Sơn Tây để giải cứu tù binh mà khơng bị trừng trị thích đáng. Để kiên quyết đập tan mọi âm mƣu và hành động phá hoại của địch đối với miền Bắc, Ban Bí thƣ yêu cầu các ngành, các cấp, các địa phƣơng cần quán triệt hơn nữa việc thi hành Chỉ thị 178 ngày 12 tháng 5 năm 1970 đồng thời gấp rút tiến hành các biện pháp sau:

- Nâng cao hơn nữa tinh thần cảnh giác, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để thực sự sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết và kịp thời đập tan mọi âm mƣu và hành động phiêu lƣu mới của địch. Giáo dục mọi ngƣời đề cao cảnh giác, đập tan mọi luận điệu xuyên tạc của địch; tăng cƣờng cơng tác phịng gian, giữ bí mật, bảo vệ cán bộ, bảo vệ tài liệu.

- Phải biểu thị khí thế quyết đánh, quyết thắng của nhân dân ta bằng hành động thiết thực là hăng say lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm hoàn thành với số lƣợng và chất lƣợng đầy đủ nhiệm vụ của các đợt tuyển quân.

- Kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm và có kế hoạch cụ thể để chấn chỉnh công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu của đơn vị, địa phƣơng, xí nghiệp, nơng trƣờng, v.v.. Thực hiện nghiêm chỉnh những chỉ thị đã có của Trung ƣơng. Đặc biệt chú trọng tăng cƣờng chỉ đạo công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu của dân quân tự vệ.

- Riêng ở Quân khu IV, nhất là ở những trọng điểm địch có thể đánh phá, tùy theo tình hình, khi cần thiết thì tổ chức ra lực lƣợng trực chiến, tổ chức và kiện tồn các tổ đội chun mơn; tăng cƣờng tuần tra canh gác; tăng cƣờng chỉ đạo các mặt về bảo đảm giao thông vận tải, chi viện các chiến trƣờng, phát động dân quân tự vệ nêu cao tinh thần cảnh giác, vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu tốt, thực hiện nếp sống quân sự hóa, nhất là ở những vùng trọng điểm, luôn luôn sẵn sàng chủ động, kịp thời đánh địch trong bất cứ tình huống nào.

- Các địa phƣơng, đơn vị, cơ quan… phải có kế hoạch bảo đảm thông tin liên lạc, hệ thống báo động luôn luôn thông suốt để kịp thời thơng báo tình hình địch cho các lực lƣợng chiến đấu, cho nhân dân. Phải chấn chỉnh mối quan hệ giữa các địa phƣơng với các lực lƣợng vũ trang đóng ở địa phƣơng để nắm đƣợc tình hình nhanh nhất và hợp đồng tác chiến khi có tình huống bất ngờ.

Xét về mặt tổng quát, Thông tri của Số 258-TT/TW ngày 1 tháng 12 năm 1970 của Ban Bí thƣ thực ra là văn kiện tổng kết sơ bộ về tình hình sẵn sàng chiến đấu và chi viện tiền tuyến của quân và dân miền Bắc mà trọng tâm là khu vực Thanh Hóa đến Vĩnh Linh. Văn kiện này thể hiện sự theo dõi sát sao của Trung ƣơng Đảng đối với công tác chiến đấu bảo vệ hệ thống giao thông vận tải và công tác chi viện vào Nam. Các nội dung chỉ đạo trong bản Thông tri số 258- TT/TW đều căn cứ vào tình hình thực tế và văn bản báo cáo của các địa phƣơng, đơn vị… nên có tính khả thi cao. Tuy vậy Thông tri số 258-TT/TW chƣa chú trọng đến vấn đề dự báo các hành động của địch trong thời gian tới. Các nội dung tuy khả thi nhƣng vẫn có chỗ chung chung và có một số nội dung lặp lại chỉ thị số 178-CT/TW (ngày 12 tháng 5 năm 1970).

Từ giữa năm 1970, bị tấn công mạnh ở miền Nam nên đế quốc Mỹ đã buộc phải chuyển hƣớng chiến lƣợc, từng bƣớc xuống thang chiến tranh; chúng đã liều lĩnh mở rộng chiến tranh sang Campuchia và đẩy mạnh chiến tranh đặc biệt ở Lào. Đối với miền Bắc, tuy buộc phải ngừng ném bom không điều kiện song chúng vẫn tiếp tục có những hành động do thám, khiêu khích và đánh phá từng cầm chừng ở một số trọng điểm và ráo riết chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô, ác liệt hơn.

Trƣớc tình hình đó, sau khi nghiên cứu kỹ các thơng tin có đƣợc và quan sát các hành động của Mỹ trên chính trƣờng quốc tế, Bộ Chính trị đã nhận định:

“Những hành động phiêu lƣu chiến tranh gần đây của đế quốc Mỹ và tay sai, những lời tuyên bố trắng trợn, láo xƣợc của chính quyền Níchxơn và những tin mà ta nhận đƣợc chứng tỏ rằng địch đang chuẩn bị dƣ luận, chuẩn bị điều kiện cho những hành động phiêu lƣu quân sự mới đối với miền Bắc. Sắp tới, đế quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Long ( 1965 - 1975) (Trang 88 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)