Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 28 - 31)

4.2. Phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận án:

1.2. Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên

nghiên cứu

1.2.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu

* Những vấn đề nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

Những cơng trình khoa học nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong nhiều năm qua đã được đăng tải với số lượng lớn và chất lượng ngày càng cao. Xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau, các cơng trình đã đóng góp cho kho tàng lý luận về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người nói riêng những giá trị quý báu. Có thể khái quát những vấn đề đã được nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người như sau:

- Thứ nhất: Nghiên cứu q trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người.

- Thứ hai: Khẳng định vị trí tư tưởng về quyền con người trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng và trong tồn bộ hệ thống văn bản pháp lý thế giới về quyền con người nói chung.

- Thứ hai: Tiếp cận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người gắn với nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân tộc tự quyết, độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội,v.v.., thể hiện chủ yếu trong các tác phẩm của Người.

- Thứ ba: Đề cập đến các nội dung về quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh như: quyền dân sự chính trị, quyền tự do tín ngưỡng, quyền kinh tế, văn hóa xã hội, quyền phụ nữ và trẻ em,v.v.. nhưng chưa mang tính hệ thống và chủ yếu mới chỉ được tiếp cận ở góc độ Triết học, Hồ Chí Minh học.

*Những vấn đề giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

Cùng với những kết quả đã đạt được trong nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, giá trị của tư tưởng này cũng đã được nhiều cơng trình luận giải, và có thể được khái qt trên mấy phương diện chính như sau:

- Thứ nhất: Một số cơng trình đã chỉ ra được một số giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, nhưng cịn thiếu tính khái qt, hệ thống.

- Thứ hai: Đi sâu phân tích để tìm ra bản chất, cốt lõi, hạt nhân của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người.

- Thứ ba: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ khi đổi mới cho đến nay.

Nhìn chung, những nghiên cứu về giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người thường gắn với những nghiên cứu về nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, và trong bối cảnh chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu trực tiếp, có hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, mà phần lớn mới đi sâu nghiên cứu phương diện này hay phương diện khác của tư tưởng đó, vì thế, những nghiên cứu về giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người cũng mới được đề cập gián tiếp, chẳng hạn thông qua việc luận giải giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người, hoặc dừng lại ở việc đánh giá giá trị của phương diện này hay phương diện khác trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Cách tiếp cận chủ yếu cũng là Triết học hoặc Hồ Chí Minh học. Những cơng trình nghiên cứu tiếp cận từ góc độ Chính trị học chưa nhiều.

1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu

Những kết quả nghiên cứu đã đạt được như trên có giá trị tham khảo quý báu trong quá trình thực hiện luận án này. Tuy nhiên, tiếp cận vấn đề quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ góc độ tiếp cận Chính trị học cho thấy, cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu trên bốn phương diện chủ yếu sau:

Một là: Xây dựng các khái niệm công cụ phục vụ nghiên cứu đề tài.

Hai là: Làm rõ quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, qua đó nhận diện hệ thống tư tưởng này trong tính q trình của nó.

Ba là: Hệ thống hóa và phân tích các nội dung cơ bản cấu thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, qua đó nhận diện hệ thống tư tưởng này trong tính cấu trúc của nó.

Bốn là: Đặt hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong bối cảnh tư tưởng, bối cảnh thực tiễn Việt Nam hiện nay để luận giải và khẳng định các giá trị của hệ thống tư tưởng đó.

Dấu ấn Chính trị học thể hiện ở chỗ, con người với tư cách là chủ thể của các quyền, và cách thức xác lập, đảm bảo thực hiện các quyền con người được tiếp cận theo trục quyền lực chính trị.

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu như trên, có thể khẳng định rằng đề tài luận án của tơi khơng trùng lặp và có cách tiếp cận, giải quyết vấn đề khác với các cơng trình khoa học đã được cơng bố trước đây, và xét trong bối cảnh những đòi hỏi về lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong quá trình nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm xác lập và thực hiện này càng đầy đủ hơn các quyền con người ở Việt Nam, thì đề tài luận án là có tính cấp thiết, có ý nghĩa về khoa học và có thể thực hiện thành cơng.

Tiểu kết chương 1

Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Các cơng trình đã đóng góp cho kho tàng lý luận về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người nói riêng những giá trị quý báu. Điều đó cho thấy nội dung và giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người rất sâu sắc và tồn diện. Qua khảo sát tình hình nghiên cứu cho thấy, chưa có cơng trình nghiên cứu nào chun bàn đến tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người một cách có hệ thống về nội nội dung và giá trị lý luận, giá trị thực tiễn. Tiếp cận vấn đề quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ góc độ Chính trị học cho thấy, cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ cơ sở hình thành, cấu trúc, nội dung, bản chất của quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh xét trong chỉnh thể hệ thống tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng cần làm rõ giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, cả trong quá khứ và hiện tại, cả về lý luận và thực tiễn, trong đó, nhấn mạnh sự cần thiết phải vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI -MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)