Quyền tự do tơn giáo, tín ngưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 110 - 171)

4.2. Phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận án:

3.4. Nội dung tư tưởng về quyền của một số nhóm xã hội đặc thù

3.4.4. Quyền tự do tơn giáo, tín ngưỡng

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tuy nhiên phổ biến và có số tín đồ đơng nhất phải kể đến là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Là một người cộng sản theo Chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do tơn giáo và tín ngưỡng gồm những nội dung sau:

Một là: Đoàn kết lương giáo - một bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh trong cách mạng giải phóng dân tộc.

Trong nhiều bức thư Hồ Chí Minh gửi cho Tổ chức, cá nhân theo tơn giáo, Người đều nhắc tới hai chữ đồn kết, với tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo, không sức mạnh phi nghĩa nào có thể chiến thắng cơng lý và chính nghĩa. Trong bức thư gửi Giám mục Lê Hữu Từ, Hồ Chí Minh có viết: “...Trong Hiến pháp nước ta đã định rõ: Tín ngưỡng tự do. Nếu ai làm sai Hiến pháp, khiêu khích Cơng giáo thì sẽ bị xử phạt. Chắc cụ bao giờ tin rằng Việt Minh chống đạo vì cụ thừa biết Việt Nam độc lập đồng minh là cốt đoàn kết tất cả đồng bào để làm cho Tổ quốc độc lập, chứ không phải để chia rẽ, phản đối tôn giáo...” [80, tr.53]; Trong Thư gửi Hội Phật tử Việt Nam có đoạn: “Nay đồng bào ta đại đồn kết, hy sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ” [80, tr.228]. Trong Bức thư gửi đồng bào công giáo nhân dịp lễ Noel 1947 có đoạn: “Chúng ta tồn dân, giáo cũng như lương, đoàn kết kháng chiến để Tổ quốc được độc lập, tôn giáo được tự do. Đức Chúa phù hộ chúng ta, chúng ta chắc sẽ thắng lợi” [80, tr.373].

Đề cao vai trị của đồn kết lương giáo trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh cũng phê phán hiện tượng bè phái, chia rẽ, đặc biệt là chia rẽ đảng phái, chia rẽ Lương Giáo. Sau khi đi Pháp về, Hồ Chí Minh có Lời tuyên bố với quốc dân, trong đó Người nhấn mạnh: “... Phải đoàn kết chặt chẽ không phân biệt đảng phái, giai cấp, tôn giáo. Đoàn kết là lực lượng. Chia rẽ là yếu hèn” [79, tr.471].

Tinh thần đại đoàn kết toàn dân được Hồ Chí Minh gửi gắm vào cụm từ “đồng bào ta”, đồng bào ta - dù lương hay giáo đều không phân biệt. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh viết: “... Hỡi đồng bào! Chúng ta phải

đứng lên. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc...” [79, tr.534]. Nếu thực dân, đế quốc tàn sát, lợi dụng, nơ dịch đồng bào ta. Thì đồng bào ta (dù lương hay giáo) đều quyết tâm chiến đấu đến cùng để đòi lại chủ quyền của đất nước, tự do của dân tộc, trong đó tự do của đồng bào, là tự do của lương, giáo. Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám là thắng lợi của cả dân tộc, trong đó đồn kết lương giáo trong khối đại đồn kết tồn dân đã đóng góp sức mạnh to lớn cho cho thắng lợi này. Trong bức thư của đồng bào công giáo Hưng Yên đăng trên báo nhân dân ngày 6/5/1954 (bức thư được viết bằng mực hồ

với nước mắt) có đoạn: “Đồng bào lương giáo tỉnh nhà đều vô cùng căm thù không đội trời chung với lũ quỷ khát máu. Ai cũng biết máy bay giết người là của Mỹ, bọn dùng máy bay Mỹ thả bom là giặc Pháp bù nhìn...”. Bức thư kết luận: “Để trả thù cho đồng bào, để giành độc lập cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do tín ngưỡng, nhân dân Hưng Yên giáo cũng như lương, thề đoàn kết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng”. Sức mạnh đồn đồn kết chính là thứ vũ khí chiến thắng mọi thế lực hung hãn của kẻ thù, và sự thật, chúng ta đã chiến thắng kẻ thù nhờ tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có đồn kết lương - giáo.

Ngay khi khi chúng ta đã độc lập rồi, đoàn kết vẫn là tinh thần mà Hồ Chí Minh muốn đồng bào lương giáo phải thực hiện. Chính vì lẽ đó, 1 trong 6 nhiệm cụ cấp bách của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hồ được Hồ Chí Minh nhấn mạnh:

“TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đồn kết” [79, tr.8]. Trong Thư gửi các vị

linh mục và đồng bào Công giáo Việt Nam, tinh thần đoàn kết đã trở thành quyết

tâm mạnh mẽ: Ngày nay đồng bào cả nước, Giáo và Lương, đều đoàn kết chặt chẽ nhất tâm nhất trí như con một nhà, cương quyết giữ vững quyền tự do độc lập.

Hai là: Quyền tự do tơn giáo và tín ngưỡng trong xã hội mới.

Trong Những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hồ,

Hồ Chí Minh đã đề cập tới quyền tự do tơn giáo, tín ngưỡng cũng như những chính sách liên quan tới quyền này: “...Tất cả các cơng dân trai gái 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tơn giáo, dịng giống, v.v...”[79, tr.7]. Hàng loạt các chính sách liên quan đến tự do tơn giáo, tín ngưỡng được Hồ Chí Minh soạn thảo hoặc cố vấn cho ban soạn sản hiến pháp: Ngày 3-9-1945. Hồ Chủ tịch trình bày trước Hội đồng Chính phủ Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tự do Tín ngưỡng và Lương Giáo đồn kết. Ngày 20-9-1945 ra sắc lệnh: Điều thứ nhất: Đền

chùa, lăng tẩm, nhà thờ, tất cả các nơi có tính cách tơn giáo, bất cứ tơn giáo nào, nhân dân đều phải tôn trọng, khơng được xúc phạm; Tháng 7-1954 Hội đồng chính phủ thơng qua Chính sách đối với các thành thị mới được giải phóng và Chính sách với tơn giáo.

Ngày 14-6-1955, 10 năm sau độc lập, Sắc lệnh về vấn đề tôn giáo đã ra đời. Sắc lệnh gồm 4 chương, 15 điều. Tồn bộ quyền tự do tơn giáo và tín ngưỡng của đồng bào theo Giáo đã được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố. Ngoài những vấn đề đã được nêu ra trong Sắc lệnh 1945, lần này, Sắc lệnh đã thể hiện rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng; đối với những hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của các tơn giáo; đối với vấn đề ruộng đất

của các tơn giáo và quan hệ giữa chính quyền nhân dân và các tơn giáo. Trong đó, nhấn mạnh rằng, bà con công giáo đều được hưởng mọi quyền lợi về kinh tế, văn hóa, xã hội, ruộng đất, được phép mở trường tư thục, được tự do giảng đạo, được xuất bản kinh sách báo có tính chất tơn giáo, v.v.., nhưng đều phải tuân theo pháp luật của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giống như mọi tổ chức, cá nhân khác của nhân dân. Quan điểm này không chỉ thể hiện tinh thần tự do tín ngưỡng tơn giáo của pháp luật Việt Nam, mà còn cho thấy sự bình đẳng về quyền con người giữa những người theo hoặc không theo tôn giáo.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng hồn toàn miền Bắc Việt Nam, tuy nhiên, đồng bào Lương Giáo Miền Nam vẫn tiếp tục chịu sự tấn cơng, đàn áp của đế quốc Mỹ. Hồ cùng tinh thần chống đế quốc của dân tộc, tín đồ tơn giáo cả trong và ngồi nước đã đồn kết một lịng, lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, trong đó có cả cuộc chiến về tinh thần khi một bộ phận đồng bào Giáo bị chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm lợi dụng. Chúng tuyên truyền, bịa đặt cho rằng dưới chế độ Dân Chủ Cộng hoà, nhân dân ta khơng được tự do tín ngưỡng. Sự thật thì hồn tồn trái ngược:

Tháng 10-1949 được đế quốc Mỹ giúp, thực dân Pháp nhảy dù xuống Phát Diệm.Đến tháng 2-1950, chúng kéo đến chiếm đóng thị xã Ninh Bình, biến nhà thờvàchùa Non Nước thành vị trí quân sự. Gác chuông đã thành ụ súng. Thánh đường thành nơi tra tấn cán bộ và nhân dân. Tới thôn nào, xã nào, địch cũng cướp phá của cải, hãm hiếp đàn bà con trẻ, đánh giết cụ già. Khi rút chạy khỏi thị xã Ninh Bình, địch lại lấy hết đồ thờ quý giá và phá phách nhà thờ [85, tr.26]. Tiếng nói của đồng bào cơng giáo đã thay cho tiếng nói của cơng lý: “Sau khi giải phóng Ninh Bình, Phát Diệm. Chính phủ ta tổ chức giúp đỡ đồng bào sửa chữa nhà thờ, nhà chùa. Nhân dân rất vui sướng. Ngày 23-6, trong cuộc mít ting của nhân dân thị xã Ninh Bình, Linh mục Hồng Quang Tự trong nom hạt Vơ Hốt đã nói: “Được Chính phủ hết lịng giúp đỡ, tồn thể đồng bào cơng giáo địa phận vô cùng biết ơn Hồ Chủ tịch và Chính phủ. Chúng tơi thấy chỉ có dưới chế độ Dân chủ Cộng hồ, các tơn giáo mới được tự do thờ cúng” [85, tr.26]. Linh mục Lưu Đức Huyền, Chánh xứ Xuân Hồi, bị địch cưỡng ép di cư vào Nam mới về miền Bắc cũng nói “Hồ Chủ tịch và Chính phủ rất tơn trọng tự do tín ngưỡng. Chỉ có đế quốc Mỹ và Ngơ Đình Diệm mới phá đạo và làm cho dân khổ cực” [85, tr.27]. Đế quốc Mỹ và Ngơ Đình Diệm sau mưu đồ bịa đặt, vu khống chính sách tự do tơn giáo và tín ngưỡng của Chế độ Dân chủ Cộng hồ thất bại, chúng đã trắng trợn hơn: “Gần đây, ở Miền Nam Việt Nam lại xảy ra thêm một tình trạng cực kỳ nghiêm trọng và đau thương. Bọn Ngô

Đình Diệm đốt phá chùa chiền, khủng bố sư vãi và đồng bào theo đạo Phật. Chúng đóng cửa các nhà trường, bắt bớ hàng loạt giáo sư và sinh viên, học sinh. Tội ác dã man của chúng, trời đất không thể dung. Hành động hung tàn của chúng, nhân dân ta đều căm giận. Cả thế giới đều lên tiếng phản đối, nhân dân tiến bộ Mỹ cũng tỏ lịng bất bình”[87, tr.743]. Và khi sức mạnh của công lý lan toả, thì khơng cịn khoảng cách về điạ lý, dân tộc, tôn giáo, màu da. Báo Nhân dân, ngày 19-2-1967 đã đưa tin về một triệu tín đồ các đạo Gia tơ, Tin lành và Do Thái ở 412 thành phố trong 17 bang ở Hoa Kỳ, tức là khắp cả nước Mỹ, đã nhịn đói suốt ba ngày để chống chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Tất cả những làn sóng biểu tình của những trái tim u chuộng hồ bình Lương, Giáo trên toàn thế giới đã hoà với nhịp tim của đồng bào Lương Giáo Việt Nam trong cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất hai miền Nam Bắc của đất nước. Những trái tim chung nhịp đập hướng đến hồ bình, độc lập dân tộc - điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo cịn gắn liền với quyền và nghĩa vụ tôn trọng hiến pháp và pháp luật, gắn liền với tư tưởng đại đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết lâu dài cùng nhau phát triển. Đó cũng là ngun tắc chỉ đạo trong cơng tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong kháng chiến và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tiểu kết chương 3

Tóm lại, sự trình bày ở trên cho thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con

người là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các quyền của con người ở Việt Nam. Hệ thống đó có tính cấu trúc hồn chỉnh theo cả chiều dọc và chiều ngang. Nhìn từ chiều dọc, Hồ Chí Minh đề cập từ quyền con người nói chung, đến quyền cơng dân và đến quyền của các nhóm xã hội đặc thù. Nhìn từ chiều ngang, Hồ Chí Minh đề cập đến các quyền chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Người cịn luận giải những quyền phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam và những quyền mang tính phổ quát tồn nhân loại. Điều đó thể hiện tư duy biện chứng duy vật rất nhuần nhuyễn của Hồ Chí Minh, với quan điểm rất tồn diện về con người.

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về các quyền con người rất tồn diện và sâu sắc. Nhìn tổng thể, có thể thấy, Người đã luận giải từ cơ sở của quyền, đến nội dung của quyền và đến điều kiện, phương thức thực hiện quyền. Người cũng thấy rõ mối quan hệ giữa các quyền với nhau. Nội dung tư tưởng về quyền con người của Hồ Chí Minh lại thống nhất với tư tưởng của Người về cách mạng Việt Nam nói chung,

tạo nên một thể thống nhất hoàn chỉnh. Trong đó, rõ ràng, nội dung tư tưởng về quyền con người của Hồ Chí Minh giữ vị trí trung tâm trong tồn bộ hệ thống tư tưởng chính trị của Người. Vì thế, để nhận diện đúng tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyền con người, cần đặt nó trong nhận thức chỉnh thể tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, và ngược lại, nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người chính là đi từ nhân lõi để nhận thức toàn bộ hệ thống tư tưởng chính trị của Người.

CHƯƠNG 4

GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNGHỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI HIỆN NAY

4.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là sự vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận Mác-Lênin về quyền con người, kết tinh những giá trị khoa học, cách mạng và nhân văn sâu sắc, ngang tầm thời đại

4.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là sự vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận Mác-Lênin về quyền con người

So với các cuộc cách mạng trong lịch sử, cách mạng tư sản có thể coi là cuộc cách mạng tiến bộ, cuộc cách mạng đã xoá bỏ ách thống trị của chế độ phong kiến hủ bại, giành lấy phần thắng cho xã hội cơng dân. Đó là cuộc cách mạng mà gắn liền với nó là những bản tuyên ngôn nổi tiếng về quyền con người: Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp. Cách mạng tư sản thắng lợi bởi sự ủng hộ của đại đa số người dân vốn tin vào những lời hứa dân chủ, nhân quyền sau khi cách mạng thành công. Tuy nhiên, sau khi cách mạng tư sản thành công, giai cấp tư sản dần bộc lộ bản chất phản động. Với mục đích đặt lợi nhuận đặt lên hàng đầu, giai cấp này đã chĩa mũi nhọn tấn công vào lực lượng quần chúng đơng đảo đã từng ủng hộ mình trong cách mạng. Chúng áp bức, bóc lột giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động ở chính các nước tư bản cũng như những nước kém phát triển bị chúng xâm lược, thống trị, nhằm thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ. Trong bối cảnh như thế, khơng đi theo lối mịn trong tư tưởng về nhân quyền của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp, C. Mác, Ph. Ănghen đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản lúc bấy giờ và chỉ ra con đường duy nhất để giải phóng con người là con đường

cách mạng vô sản. Nếu thắng lợi cách mạng tư sản là đem một chế độ bóc lột mới

sự thay thế cho chế độ áp bức bóc lột cũ thì mục đích của cách mạng vơ sản hướng tới một chế độ xã hội khơng có người bóc lột người.

Xuất phát điểm tư tưởng C. Mác, Ph. Ănghen về quyền con người là những con người hiện thực - điều đã được các ông tuyên bố trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức. Sự tự do, phát triển quyền cá nhân và hạnh phúc của mỗi người trong xã hội là tiền đề và điều kiện cho sự phát triển tự do và hạnh phúc của tất cả mọi người. Logic tư tưởng của chủ nghĩa Mác về nhân quyền là giải phóng con người thơng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 110 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)