Quyền bìnhđẳng và dân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 74 - 82)

4.2. Phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận án:

3.2. Nội dung tư tưởng về quyền dân sự, chính trị

3.2.2. Quyền bìnhđẳng và dân chủ

3.2.2.1. Quyền bình đẳng: Cùng với quyền sống, quyền hạnh phúc, bình đẳng

là một trong những nội dung quan trọng nhất khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng nổi lên 3 vấn đề sau:

Thứ nhất:Trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, chỉ tồn tại sự bất công đối với người bản xứ.

Hình ảnh người bản xứ bị đánh đập, cưỡng bức, bị chửi rủa, lăng nhục cả về tinh thần và thể xác khơng cịn xa lạ dưới ách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Một mặt những tên thực dân bắt dân đi làm

phu, làm công nhân trong các đồn điền để làm giàu cho những ông chủ người Pháp, nhưng mặt khác chúng lại hành hạ người bản xứ đến tận xương tận tuỷ. Khơng hề có chút cơng bằng nào, dù là nhỏ nhất trong chế độ thuộc địa. Sự tương phản trong lĩnh vực kinh tế được Hồ Chí Minh chỉ rõ:

Một bên là những người bản xứ bị dìm trong cảnh dốt nát và suy yếu bởi một hệ thống tinh khôn nhằm nhồi sọ, đần độn hóa, khơng lấp liếm hết được dưới một dạng giáo dục bịp bợm: họ phải đổ mồ hôi sôi nước mắt trong những thao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật, và hầu như chỉ bằng sức của họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền. Một bên là những người Pháp và người nước ngoài: họ đều đi lại tự do, tự dành cho mình tất cả các tài nguyên của đất nước, chiếm đoạt toàn bộ xuất nhập khẩu và tất cả các ngành nghề béo bở nhất, bóc lột trâng tráo trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của nhân dân[76, tr.12].

Cũng khơng khó để lý giải vì sao chế độ thuộc địa ở Đơng Dương, ách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam đã chà đạp lên quyền bình đẳng, tự do của con người, chủ nghĩa thực dân là con đẻ của chủ nghĩa tư bản. Khi chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân sẽ bộc lộ bản chất bóc lột lên đến tột cùng. Ở chính nước Mỹ - Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vốn vinh danh trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 về cái gọi là tự do, bình đẳng, bác ái, thực tế lại khơng phải vậy. Có chăng khẩu hiệu này được đưa vào Tuyên ngôn nhằm thể hiện nguyện vọng của chính người Mỹ về một Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tự do - bình đẳng - bái ái trong tương lai. Còn thực tế ở đất nước đa sắc tộc này, người Mỹ da đen lại bị phân biệt đối xử thậm tệ. Trong câu chuyện kể của một em học sinh Mỹ da đen có tới 16 triệu người da đen không được hưởng quyền tự do dân chủ. Tệ phân biệt chủng tộc diễn ra hàng ngày trên các đường phố, trong các trường học; văn hóa đồi trụy phổ biến tràn lan.Thành phố Mansfiel (tỉnh Taxát) có 1.450 dân. Nghe tin có 3 học sinh Mỹ da đen được phép vào trường, lập tức hơn 400 người Mỹ da trắng kéo đến biểu tình. Họ treo cổ hình người Mỹ da đen với khẩu hiệu: “...Ai lấy được 12 cái tai da đen, sẽ được thưởng 2 đô la” [85, tr.428]; “...Hiến pháp Mỹ mở đầu bằng câu: Người ta ai cũng có quyền bình đẳng và tự do. Tuy vậy, hiện nay hơn 20 triệu người Mỹ da đen vẫn bị đày đoạ như nô lệ, không được tự do, bình đẳng” [89, tr.360]. Người Mỹ da đen hay người Việt Nam da vàng, tất cả đều là con người, và vì lẽ đó đều phải được hưởng quyền làm người mà khơng có bất cứ sự phân biệt nào, vậy là ở Mỹ, Hiến pháp thì một đằng mà thực tế lại một nẻo. Khơng có bình đẳng trong chế độ thực dân. Vì vậy, một xã hội bất bình đẳng phải được thay thế bằng một xã hội bình đẳng, một chế độ mất tự do phải được thay thế bởi một chế độ mà tự do là điều kiện cho việc thực thi quyền con người.

Thứ hai: Bình đẳng là giá trị cốt lõi, là mục tiêu mà bất cứ dân tộc nào cũng phải hướng tới. Với ý nghĩa như vậy, bình đẳng khơng phải là sự ban phát của một

nhóm người này cho đa số những người khác. Bình đẳng là một giá trị mang tính phổ quát, thuộc về tất cả mọi người, mọi người đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện

bình đẳng. Cụ thể là: Trong quan hệ quốc tế, bình đẳng chính là việc thiết lập mối

quan hệ giữa các nước, dù lớn hay nhỏ. Trong đó, các nước bình đẳng, khơng được can thiệp vào nội bộ chính trị của nhau, khơng xâm lược nhau, tơn trọng lãnh thổ tồn vẹn, chủ quyền quốc gia và độc lập của nhau.

Đưa ra quan niệm về quyền bình đẳng giữa các nước trên phạm vi quốc tế,

bản thân nước Việt Nam có quyền bình đẳng và thực hiện nghĩa vụ bình đẳng để bảo vệ hịa bình và xây đắp nền dân chủ thế giới. Trong chính sách ngoại giao, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hịa bình và xây đắp nền dân chủ thế giới [81, tr.311].

Phạm vi trong nước, bình đẳng thể hiện trong tất cả các mối quan hệ. Trong

quan hệ dân tộc: “làm cho các dân tộc anh em dần dần tự quản lý lấy mọi công việc của mình, để mau chóng phát triển kinh tế và văn hóa của mình, để thực hiện các dân tộc bình đẳng về mọi mặt” [84, tr.453]; Quan hệ giữa các giai cấp: “Nhân dân lao động là những người chủ tập thể của tất cả những của cải vật chất và văn hóa, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ” [88, tr.66]; Quan hệ tơn giáo: “bình đẳng giữa các tơn giáo và dân tộc” [81, tr.436]; Quan hệ pháp luật: “Cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật” [87, tr.377]; Quan hệ giới: “Về các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, đàn bà đều được bình đẳng với đàn ơng”[78, tr.631]; Quan hệ gia đình: “Trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng về mọi mặt”[87, tr.705].

Thứ ba: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng được đặt trong mối quan hệ với cơng bằng.

Trong bối cảnh một năm sau Tổng khởi nghĩa, tác phẩm Lời tuyên bố với quốc dân sau khi đi Pháp về, Hồ Chí Minh đã yêu cầu đồng bào Nam Bộ phải làm

ngay một số việc sau Thoả hiệp tạm thời năm 1946. Đó chưa phải là tất cả, nhưng bước đầu, người dân Nam Bộ đã được hưởng những quyền vốn có của mình. Trong bản thoả hiệp tạm thời ký ngày 14-9, chính phủ Pháp đã nhận thi hành mấy điều chỉnh sau này trong Nam Bộ:

1. Bộ đội Việt cũng như bộ đội Pháp đồng thời phải thôi đánh nhau. 2. Đồng bào phải hoạt động bằng chính trị theo cách dân chủ.

3. Phải đồn kết chặt chẽ khơng phân biệt đảng phái, giai cấp, tơn giáo. Đồn kết tức là lực lượng. Chia rẽ tức là yếu hèn.

4. Không được báo thù báo oán. Đối với những kẻ đi lầm đường lạc lối, đồng bào ta cần phải dùng chính sách khoan hồng. Lấy lời khôn lẽ phải mà bày cho họ. Ai cũng có lịng u nước, chẳng qua có lúc vì lợi ích nhỏ mà qn nghĩa lớn. Nói lẽ phải họ tự nghe. Tuyệt đối khơng được dùng cách kịch liệt [79, tr.471].

Dù chính phủ Pháp mới điều chỉnh mấy quyền vốn có của con người ở Nam Bộ, nhưng cách Hồ Chí Minh yêu cầu đồng bào Nam Bộ trong việc thực thi thoả hiệp đã thể hiện tầm cao về tư duy chính trị, thể hiện sự bình đẳng, cơng bằngtrong lời nói và hành động, nhằm gây khơng khí hồ bình, bình đẳng, xây đắp con đường dân chủ để đi tới sự nghiệp thống nhất đất nước.

Nhấn mạnh bình đẳng như là quyền và nghĩa vụ, thực chất Hồ Chí Minh đặt quyền bình đẳng trong mối quan hệ với công bằng. Công bằng về quyền và nghĩa vụ, công bằng về trách nhiệm và quyền lợi, công bằng trong công việc và hưởng thụ, công bằng trong điều kiện và kết quả cơng việc, v.v.. Hồ Chí Minh cũng dự phịng khả năng biến tướng của quyền bình đẳng nếu hiểu sai về cơng bằng, đó là so bì, tị nạnh, cá mè một lứa, già trẻ mạnh yếu đều như nhau…không phân biệt trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi, khơng phân biệt hồn cảnh, cơng việc mà chỉ địi hỏi sự

hưởng thụ ai cũng như ai. Người gọi đó là bệnh. Để chữa bệnh này, Hồ Chí Minh

cho rằng cán bộ, đảng viên phải giải thích cho quần chúng hiểu, đồng thời, người yêu cầu chính cán bộ, đảng viên phải làm gương trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ, lao động và hưởng thụ, cống hiến và quyền lợi, v.v.. để quần chúng thấy được căn bệnh tị nạnh, so bì, địi hỏi là biến tướng của bình đẳng và phải kiên quyết chữa khỏi căn bệnh đó. Đó mới thực sự là cơng bằng.

3.2.2.2. Quyền dân chủ

Gắn liền với nội dung về quyền bình đẳng, tư tưởng về quyền dân chủ là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân chủ gồm 2 nội dung:

Một là: dân vừa là gốc, vừa là chủ của sự nghiệp cách mạng.

Nội dung của dân chủ, theo Hồ Chí Minh phải xuất phát từ quan điểm “lấy dân làm gốc”, “dân là chủ”. Trong quan niệm truyền thống, “dĩ dân vi bản” hay “dân vi bang bản” đều để nhấn mạnh tầm quan trọng của người dân là trụ cột của nước nhà. Nội dung của lấy dân làm gốc theo quan điểm truyền thống mới chỉ dừng lại ở mức độ dân làm nền tảng chứ chưa thể hiện sức mạnh, quyền lực của dân.

Vai trò của dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, trong đó, nhân dân vừa là gốc của cách mạng nhưng đồng thời lại là chủ thể của cuộc cách mạng ấy. Rõ ràng, Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh đến thắng lợi của cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó con người là chủ thể, được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, vì mình và vì người.

Vậy dân là những ai? Theo Hồ Chí Minh, dân là đơng đảo những người lao động, những người bị áp bức bóc lột, bao gồm cả cơng nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Chữ dân được Hồ Chí Minh sử dụng với nghĩa đồng nhất với nhân dân, đồng bào, quần chúng, người dân, dân chúng, dân An Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, dân tộc, gồm tất cả những người Việt Nam bị áp bức, bóc lột. Dân là tồn dân, là dân tộc. Tuyệt nhiên, dân theo quan điểm của Hồ Chí Minh khơng bao gồm thực dân, đế quốc, tay sai, phản động, những thành phần đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, với con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Quan điểm về dân của Hồ Chí Minh mang tính giai cấp, thể hiện rõ lập trường chính trị Mác-Lênin. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, dân chính là con người cụ thể, mang tính lịch sử (cá nhân và cộng đồng).

Dân là gốc và dân là chủ, trước hết là chủ thể quyền lực. Nếu dân chủ không thực thi trong chế độ thực dân thì khi nước nhà mới độc lập, dân được tự do, nền chính trị dân chủ là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Đó chính là sự khác biệt về chất giữa chế độ thực dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Xác định chủ thể của dân chủ là nhân dân, Hồ Chí Minh cho rằng dân chủ nhân dân chỉ có thể được thực thi trong một hệ thống chính trị dân chủ, trong đó, cán bộ, đảng viên cũng phải dân chủ: “Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ,... bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là đầy tớ trung thành của nhân dân... Do đó mà lãnh đạo phải dân chủ, thiết thực, cụ thể và toàn diện”[88, tr.52].

Để hiện thực hóa quyền dân chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh có đề cập tới những thiết chế tổ chức và cơ chế vận hành của nó. Trong tác phẩm Di chúc, có đến 5 lần Hồ Chí Minh dùng cụm từ “Đảng và chính phủ” để xác định trách nhiệm của hai bộ phận cốt yếu của hệ thống chính trị và có sự phân biệt rạch rịi giữa quyền, trách nhiệm của hai bộ phận này.

Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định là Đảng duy

nhất cầm quyền. Trong hệ thống chính trị, Đảng là lực lượng lãnh đạo, đồng thời là “đầy tớ của nhân dân”, nghĩa là gánh vác việc chung của dân chúng, chứ “Đảng không phải là một tổ chức làm quan phát tài. Nó phải làm trịn nhiệm vụ giải phóng

dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” [80, tr.289]. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng là điều kiện tiên quyết nhất để có nền dân chủ như mong muốn và thực hiện quyền dân chủ của dân. Quyền dân chủ ấy được thực hiện thơng qua các cơng cụ quyền lực có tổ chức chặt chẽ, đó là nhà nước, đồn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó nhà nước là cốt lõi.

Đối với Chính phủ: Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của dân,

do dân và vì dân. Nhân dân vừa là chủ thể, vừa là động lực của cách mạng. Lý tưởng và mục tiêu mà Hồ Chí Minh xây dựng là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nền dân chủ này khác về chất so với các chế độ dân chủ trước đó, đặc biệt là dân chủ tư sản. Tuy nhiên, điểm chung ở các nền dân chủ này là việc hiện thực hóa quyền con người và sự bình đẳng về quyền lợi, đó là quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Dân chủ xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh xây dựng là nền dân chủ hiện đại, nền dân chủ mà ở đó nhân dân là chủ thể quyền lực, làm chủ nhà nước, làm chủ doanh nghiệp, làm chủ nhà máy xí nghiệp, làm chủ ruộng đồng, làm chủ văn hóa, tinh thần, v.v., nền dân chủ đó chỉ có thể tồn tại trong mơ hình nhà nước dân chủ nhân dân, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Điểm đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân sự chính trị với xuất phát điểm là vấn đề dân chủ ở chỗ: dân chủ phải được thể chế hóa và được đảm bảo bằng pháp luật và nền tảng của pháp lý dân chủ chính là Hiến pháp dân chủ được thông qua bởi quốc hội. Quyền con người được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật thành quyền công dân.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra kỷ nguyên mới cho cách mạng Việt Nam. Trong cuộc họp đầu tiên của Uỷ Ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mục tiêu của nước ta là: Làm cho dân có ăn, làm

cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành. Thành công

của cuộc cách mạng là vấn đề giành chính quyền, tuyên bố độc lập cho nước nhà. Nhưng nước nhà độc lập rồi mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, vẫn đói, vẫn rét thì nền độc lập ấy khơng có ý nghĩa gì. Dân chỉ biết rõ giá trị thực sự của độc lập khi được ăn no, mặc đủ. Giá trị của độc lập là làm thế nào đem lại quyền

làm chủ thực sự cho người dân. Dân là gốc, dân là chủ còn được hiểu với ý nghĩa

như vậy.

Sợi dây xuyên xuốt trong mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân để đảm bảo quyền dân sự chính trị được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, đó là quyền làm chủ của nhân dân. Điều này được thể hiện ở mấy vấn đề như sau: Đảng đề ra đường lối, cương lĩnh nhằm mục tiêu đấu tranh cho vị thế

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)