Quyền của phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 93 - 100)

4.2. Phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận án:

3.4. Nội dung tư tưởng về quyền của một số nhóm xã hội đặc thù

3.4.1. Quyền của phụ nữ

Việt Nam là một nước phương Đông, quan điểm trọng nam khinh nữ vốn ăn sâu bén rễ trong xã hội phong kiến Việt Nam nói riêng, các nước phương Đơng nói chung. Khi thực dân Pháp xâm lược và biến Việt Nam thành thuộc địa, thân phận người phụ nữ ngày càng trở nên thấp kém trong xã hội. Họ là nạn nhân của 2 lần áp bức. Một là áp bức vì họ là người dân thuộc địa, một nữa là sự áp bức vì họ là phụ nữ. Bị áp bức, bóc lột, hãm hiếp khiến người phụ nữ tổn hại về thể xác và tổn thương về tinh thần, nhất là những người phụ nữ phương Đơng vốn đề cao phẩm hạnh và coi đó như một giá trị cốt lõi của đạo làm người. Từ người già, người trẻ,

ngay cả những chị đang mang thai cũng nằm trong số những nạn nhân của tội ác man rợ này. Chủ nghĩa thực dân đặt ra trăm nghìn thứ thuế vơ lý, độc đoán, khiến cho những người phụ nữ, khơng đủ tiền đóng thuế, phải trao đổi bằng lao động, thân thể, thậm chí cả tính mạng của mình: ‘Nhiều phụ nữ bản xứ khốn khổ, phải mang nặng gông xiềng đi quét đường chỉ vì một tội là không nộp nổi thuế”. Và vậy là, “Chưa có bao giờ, ở một nước nào mà người ta lại vi phạm mọi quyền làm người một cách dã man, độc ác trắng trợn đến thế. Khơng phải chỉ có cuộc khám nhà hàng loạt, liên tục mà cịn có những cuộc khám xét thân thể người bản xứ ở bất kể chỗ nào, bất kể là nam hay nữ” [77, tr.121]. Sự bóc lột đến tàn nhẫn, bóc lột đến trần trụi, bóc lột khơng mang tính người của con người, hậu quả của nó là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trở nên bần cùng gấp đôi với sự bần cùng của người dân trong xã hội thuộc địa.

Từ thực tế về thân phận người phụ nữ trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam, trên cơ sở kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về quyền của phụ nữ, về sự bình đẳng nam nữ trong xã hội cũng như trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, quyền phụ nữ là một giá trị có tính phổ qt, thể hiện khát vọng bình đẳng của con người, đặc biệt là người phụ nữ, một nửa lồi người.

Thứ nhất: Phụ nữ có quyền bình đẳng trong chính trị.

Nhìn lại cách mạng dân chủ tư sản - cuộc cách mạng mà cái được lớn nhất theo Hồ Chí Minh đó là tập hợp được sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân lật đổ chế độ phong kiến thối nát, tàn bạo, thiết lập nên chế độ cộng hồ. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra bản chất của cuộc cách mạng này là mang nặng tính khẩu hiệu mà thiếu tính thực chất. Ngọn cờ Tự do, bình đẳng, bác ái được gương cao, nhưng khi cách mạng thành cơng thì chủ thể của tự do, bình đẳng, bác ái lại là thiểu số giai cấp thống trị. Rõ ràng, cách mạng dân chủ tư sản là cuộc cách mạng mang tính giai cấp, xuất phát từ lợi ích giai cấp và mục đích cuối cùng là phục vụ cho lợi ích giai cấp, cho số ít, do đó, nó đối lập với lợi ích cộng đồng, lợi ích của số đơng, của dân tộc: “Cách mạng Pháp cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa là cách mạng tư sản, cách mạng không đến nơi, tiếng là cộng hồ dân chủ, kỳ thật thì trong thì nó bóc lột cơng nhân, ngồi thì nó áp bức thuộc địa”. Từ đó, Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng của dân tộc Việt Nam phải là cuộc cách mạng thực chất, phải giành chính quyền về tay giai cấp cơng nhân và toàn thể nhân dân lao động. Chúng ta làm cách mạng để giành lấy tự do độc lập, dân chủ, bình đẳng, để trai gái đều ngang quyền nhau.

Từ thực tế cách mạng của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là cuộc cách mạng Nga, như câu nói của Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công” [77, tr.313]. Với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận định: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, trong đó, phụ nữ là lực lượng rất đơng đảo, họ tham gia vào các cuộc cách mạng, thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc và cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội có phần cơng lao rất lớn của chị em phụ nữ. Nhấn mạnh vai trò của phụ nữ đối với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng: “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành cơng” [77, tr.315]. Cơng cuộc giải phóng phụ nữ trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến chỉ có thể được giải quyết thơng qua cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trị của cơng cuộc giải phóng phụ nữ nhưng khơng đặt nó độc lập với cơng cuộc giải phóng dân tộc. Vấn đề là: Khơng phải chỉ

địi quyền tự do, bình đẳng cho phụ nữ mà là địi quyền tự do, bình đẳng cho cả dân tộc, trong đó có một nửa là phụ nữ.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã đưa Việt Nam lên vị thế một nước độc lập, tự do. Dưới chế độ xã hội mới, phụ nữ đã thực sự làm chủ nước nhà: “Dưới chế độ Việt Nam dân chủ cộng hồ, phụ nữ ta được quyền bình đẳng về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cho nên trong cuộc kháng chiến vừa qua cũng như trong cơng việc xây dựng từ ngày hồ bình trở lại, phụ nữ ta đã góp phần xứng đáng” [85, tr.282].

Ngay sau khi tuyên bố độc lập, trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6/1/1946, phụ nữ được thực hiện quyền chính trị của mình, được tham dự tổng tuyển cử theo chế độ phổ thông đầu phiếu, được tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng có tài, có đức để gánh vác cơng việc nước nhà. Quyền bình đẳng về chính trị của người phụ nữ đã được Hồ Chí Minh khẳng định rất rõ ràng: “Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tơn trọng quyền lợi của phụ nữ” [87, tr.705]; “Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là cơng dân thì đều có quyền đi bầu cử. Khơng chia trai gái giàu nghèo, tơn giáo, nịi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó” [79, tr.153]. Hồ Chí Minh đã giải quyết triệt để, đúng đắn quyền phụ nữ mà trước hết là quyền chính trị. Ngồi quyền bình đẳng với nam giới trong bầu cử, ứng cử, phụ nữ cịn có quyền tham gia xây dựng và thực hiện chính sách của chính phủ, tham gia giữ những chức vụ trong cơ quan nhà nước, được quyền tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức cộng đồng như

Thành lập Hội liện hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1946): Người đã thống kê cụ thể: số phụ nữ hiện đang công tác ở cơ quan Trung ương đã có trên 5000 người, ở huyện, xã có hơn 16000 người và các tỉnh có hơn 330 người, đặc biệt là trong Quốc hội khóa II này có 53 đại biểu phụ nữ. Ngay trong Hiến pháp năm 1946, quyền của phụ nữ nói chung và quyền chính trị của phụ nữ nói riêng lần đầu tiên được ghi nhận khá đầy đủ: “Trong các cuộc bầu cử, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”[83, tr.263]; “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”; “Phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”; “Hiến pháp đó tun bố với thế giới: phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân”[79, tr.491].

Công cuộc kiến thiết xây dựng đất nước đã ghi nhận những đóng góp của chị em phụ nữ, nhất là về chính quyền: Ở Quốc hội khóa II, trong 362 đại biểu thì miền Bắc có 49 đại biểu phụ nữ. Trong cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa III, có 447 người được giới thiệu ra ứng cử thì 85 người là phụ nữ. Kết quả đầu tiên ở Hà Nội, 36 vị được bầu vào Quốc hội thì có 5 đại biểu phụ nữ”[89, tr.310]. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hàng chục nghìn chị em phụ nữ đã thành công ở nhiều cương vị khác nhau, người làm giám đốc, người làm phó giám đốc, chủ tịch, Bí thư chi bộ, v.v... Tuy nhiên Người cũng nhắc nhở, trong công tác cán bộ cần phải thường xuyên quan tâm đến chị em phụ nữ nhiều hơn nữa, đặc biệt phải chú ý cất nhắc cán bộ nữ vào các cơ quan lãnh đạo, nhất là các ngành hoạt động thích hợp với phụ nữ” như cơng thương nghiệp, y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, thủ công nghiệp.

Khẳng định vai trị và quyền được tham gia chính trị của phụ nữ, nhưng Hồ Chí Minh cũng ln quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nữ cán bộ trong công tác đào tạo cán bộ nói chung. Người cho rằng đội ngũ nữ cán bộ có vai trị quyết định đến quyền bình đẳng nam nữ và thành công của các phong trào phụ nữ. Trình độ chun mơn cao, năng lực quản lý tốt chị em sẽ tham gia công tác lãnh đạo và lãnh đạo tốt. Hồ Chí Minh yêu cầu cấc cấp đảng, chính quyền, địa phương khi giao cơng tác cho phụ nữ, cần căn cứ vào trình độ của từng người và giúp đỡ phụ nữ tích cực hơn nữa.

Một trong những ưu điểm của chị em phụ nữ là “ít mắc bệnh tham ơ, lãng phí, khơng hay chè chén, ít hống hách mệnh lệnh như một số cán bộ nam”. Tuy nhiên, nhiều người lại đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến, hẹp hòi với phụ nữ. Đặc biệt, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra, công tác phát triển Đảng

đối với chị em phụ nữ còn hạn chế, số phụ nữ là đảng viên cịn ít. Vì vậy mà nhiệm vụ quan trọng của chi bộ đảng ở cơ sở là phải có phương pháp đào tạo và giúp đỡ để nâng cao địa vị của chị em phụ nữ, đặc biệt là phải tạo điều kiện để phụ nữ được học tập chính trị, nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tinh thần yêu nước. Tuy vậy, cũng có một số người chưa thấy rõ vai trò của phụ nữ hiện nay cũng như sau này nên còn tư tưởng xem thường khả năng phụ nữ; đâu đó vẫn cịn quan điểm trọng nam khinh nữ. Hồ Chí Minh đã thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình và đồng thời Người cũng muốn hơn ai hết chị em phụ nữ phải tự tin, tự mình thấy mình bình đẳng trong xã hội. Bên cạnh đó các tổ chức, đồn thể, chính quyền cũng phải có trách nhiệm tuyên truyền, làm bệ phóng để chị em phụ nữ ngày càng tự tin hơn với vai trị của mình trong xã hội mới.

Thứ hai: Phụ nữ có quyền bình đẳng trong kinh tế.

Cùng với quyền bình đẳng trong chính trị, phụ nữ có quyền bình đẳng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đó chính là một nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ. Trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước, phát triển kinh tế là nền tảng vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, trong đó phụ nữ là nguồn lực quan trọng tạo nên sự phát triển này. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Việt Nam phải thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng quan trọng: Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam thực hiện của đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược để tiến tới thống nhất nước nhà.

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đòi hỏi phải được tiến hành trên tất cả các mặt. Trong đó phụ nữ là lực lượng trọng điểm, quan trọng là phải phân công đúng với năng lực và sức khoẻ của chị em, người khoẻ thì làm việc nặng, người yếu thì làm việc nhẹ. Phụ nữ nơng thơn tham gia tích cực cơng tác phát động quần chúng giảm tô, cải cách ruộng đất, và đảm bảo cho mọi người được hưởng quyền lợi về kinh tế, trong đó có phụ nữ nơng thơn. Mục đích của việc làm này là nhằm xoá bỏ chế độ chiếm hữu phong kiến, chế độ làm ngăn cản sự tiến bộ của dân tộc và đem lại ruộng đất cho nông dân lao động. Hồ Chí Minh cũng khuyến khích chị em phụ nữ nơng thơn tham gia chiến dịch chống hạn hán, chuẩn bị và đối phó với lũ lụt. Mỗi nghề nghiệp, Người đều trân trọng và dặn dò rất kỹ để chị em phụ nữ vừa được hưởng quyền lợi của mình, đồng thời cũng có nghĩa vụ và trách nhiệm với vai trò làm chủ đất nước:

Chị em phụ nữ cố gắng thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bức, đấu tranh giành thống nhất Tổ quốc. Phụ nữ cơng nhân cần tích cực tham gia quản lý thật tốt nhà máy, công

trường. Phụ nữ nông dân cần hăng hái tham gia phong trào đổi công, hợp tác, gặt tốt vụ mùa, chuẩn bị tốt vụ chiêm năm tới. Các tầng lớp phụ nữ ở thành phố cần chấp hành tốt chính sách của Đảng và Chính phủ. Chị em làm nghề bn bán cần giữ đức tính thật thà, đúng đắn, bài trừ tệ “mua rẻ, bán đắt”, tệ “mặc cả, nói thách”. Chị em phụ nữ phải hết sức chăm lo bảo vệ sức khoẻ của con cái, vì thiếu nhi là tương lai của dân tộc [86, tr.547].

Nhấn mạnh vai trò của chị em phụ nữ hậu phương miền Bắc, Người chỉ rõ: “Các hợp tác xã nông nghiệp là đội quân hậu cần của đội quân chiến đấu ngoài mặt trận. Các xã viên hợp tác xã là chiến sĩ sản xuất, cần phải cố gắng như chiến sĩ ngoài mặt trận. Các xã viên hợp tác xã phải sản xuất tốt để bộ đội và nhân dân ta ăn no đánh thắng” [90, tr.258] và căn dặn tỉnh phải kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và chăn nuôi, trồng cây, phải tổ chức phân phối lao động cho tốt, chăm sóc trâu bị, cải tiến công cụ và bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ.

Tổ chức phân cơng lao động cho tốt để chị em được bình đẳng về lao động, bình đẳng về hưởng thụ với nam giới nhưng phải bảo vệ, chăm lo cho sức khoẻ của phụ nữ và phụ nữ phải tự giải phóng mình là hai mặt biện chứng của quyền phụ nữ về kinh tế. Đảng và chính phủ tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia lao động. Trong lao động và thơng qua lao động thì: “Phụ nữ mới thật được giải phóng, nam nữ mới thật là bình quyền”. Quan điểm này của Hồ Chí Minh đã tạo nên nguồn sức mạnh vật chất to lớn cho xã hội, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước.

Ngày 20/10/1966, nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Hồ Chí Minh đã khen ngợi phong trào “Năm tốt” của phụ nữ miền Nam và phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc. Người nêu gương và cho rằng đó là phong trào yêu nước nồng nàn và rộng khắp, lôi cuốn chị em phụ nữ ở cả hai miền cùng tích cực thi đua sản xuất, phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu, góp phần to lớn vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của toàn dân. Tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ 2 (tháng 7-1958), phụ nữ đã có thành tích xuất sắc, để lại dấu ấn một chặng đường hiện thực hóa quyền kinh tế của chị em phụ nữ ở Việt Nam kể từ khi độc lập: “Ở Đại hội này, trong số 26 anh hùng lao động, có 5 phụ nữ. Thế là tốt. Nó chứng tỏ sự cố gắng và tiến bộ của phụ nữ ta và chứng tỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)