Quyền tự do

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 70 - 74)

4.2. Phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận án:

3.2. Nội dung tư tưởng về quyền dân sự, chính trị

3.2.1. Quyền tự do

Hồ Chí Minh đã đưa nội dung quyền tự do vào nhóm quyền thiêng liêng, tự nhiên, vốn có của con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do được lý giải ở những nội dung sau:

Thứ nhất:Tự dolà tự chủ, là làm chủ chính mình, làm chủ thân thể, tư tưởng, tình cảm, ngơn ngữ, hành động. Rộng hơn nữa là làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên.

nhất, là công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật khơng cấm và phải hạn chế tối đa những sự cấm đoán phi lý. Tất cả các quyền tự do hội họp, lập hội, tự do đi lại, tự do tổ chức, tự do tín ngưỡng, v.v..

Gốc rễ của các quyền tự do, là tự do tư tưởng. Từ tự do tư tưởng mới đi tới tự do hành động. Hồ Chí Minh nói rõ: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người” [85, tr.378]. Tuy nhiên, quyền tự do chân chính khác với tự do vô tổ chức, tự do vơ chính phủ. Hồ Chí Minh nói tiếp: “Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý” [85, tr.378]. Đây là một quan điểm rất quan trọng của Hồ Chí Minh về quyền tự do. Nó chỉ rõ nội hàm đầy đủ và toàn diện của tự do. Tự do theo đúng nghĩa là thể thống nhất với phục tùng. Đó là hai mặt của một vấn đề. Trong xã hội dân chủ và pháp quyền, văn minh, tiến bộ, tự do được khuôn định bởi luật pháp và đạo đức, là tự do trong khuôn khổ luật pháp và được điều chỉnh bởi đạo đức.

Hồ Chí Minh cịn đề cập đến quyền tự do xét trong mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Tự do là “quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người”. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhân dân có quyền tự do tư tưởng, tự do tổ chức, tự do tín ngưỡng, v.v... Nhân dân được hưởng những quyền lợi ấy, cho nên mọi người cần phải hăng hái làm tròn nghĩa vụ của mình trong mọi cơng việc kháng chiến, cứu nước, xây dựng nước nhà” [83, tr.264].

Để làm rõ thêm những điểm trên, luận án đi sâu vào một quyền tự do rất quan trọng, đó là quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí.

Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, với tư cách là một người cầm bút, Hồ Chí Minh đã tích cực tham gia vào các phong trào đấu tranh chống lại sự vi phạm về quyền con người, trong đó có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí. Người nhận thấy ngơn luận, báo chí có một vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tự do ngôn luận là phương tiện dẫn dắt cách mạng đến với quần chúng. Tự do báo chí trở thành vũ khí để cách mạng thành cơng. Tự do ngơn luận báo chí cịn cho thấy tính chất dân chủ của một chính quyền. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí gồm hai nội dung chính:

Một là, vi phạm quyền tự do báo chí dưới chế độ thực dân là vi phạm quyền con người.

Trong “Lời phát biểu tại đại hội toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp”, Hồ Chí Minh đã lên án một trong những hậu quả mà thực dân Pháp reo rắc xuống

thuộc địa là thuốc phiện và rượu cồn. Người gọi đó là những tội ác ghê tởm. Nếu những tội ác đó khơng bị tố cáo trước nhân loại, thì vĩnh viễn ý tưởng đi khai hóa văn minh thuộc địa và Đông Dương của thực dân Pháp là ý tưởng vĩ đại. Nhưng, cái khó của đồng bào thuộc địa là tố cáo tội các bằng cách nào khi nhà tù nhiều hơn trường học? Công cụ để tố cáo tội ác, duy nhất là bài viết, là báo chí, là phát ngơn thì thực tế người dân khơng có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng khơng có:”Chúng tơi khơng có quyền cư trú và du lịch ra nước ngồi; chúng tơi phải sống trong cảnh ngu dốt, tối tăm vì chúng tơi khơng có quyền tự do học tập” [76, tr.35]. Một dân tộc khốn khổ dưới bàn tay khai hóa văn minh của thực dân Pháp. Cũng dễ hiểu bởi chữ “văn minh” mà họ sử dụng mang nội hàm của những kẻ thực dân, chuyên đi xâm lược và bóc lột thuộc địa, đó là nền văn minh lội ngược: “Sự thật là người Đơng Dương khơng có một phương tiện hành động và học tập nào hết. Báo chí, hội họp, lập hội, đi lại đều bị cấm...Việc có những báo hoặc tạp chí mang tư tưởng tiến bộ một chút hoặc có một tờ báo của giai cấp công nhân Pháp là một tội nặng...” [76, tr.39].

Nhấn mạnh đến việc vi phạm quyền tự do báo chí, Hồ Chí Minh chỉ ra thực trạng: giữa thế kỷ XX này, ở một nước cỡ 20 triệu dân mà khơng có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ của người Việt Nam. Nói như vậy, khơng có nghĩa là thực dân Pháp khơng xuất bản báo, họ có xuất bản, nhưng chỉ với những tờ báo bằng tiếng Pháp, đã được toàn quyền kiểm duyệt và nội dung là phỉnh nịnh các quan trên có thế lực ở thuộc địa.

Khơng chỉ cấm tự do báo chí, ở Đơng Dương, thực dân Pháp cịn cấm ngơn luận: “Chính bản thân các đại biểu cũng khơng có quyền ăn nói, thử hỏi trong những điều kiện như vậy, làm thế nào mà họ lại có thể giúp đỡ được người khác” [77, tr.272]. Không viết, khơng nói, khơng làm, vậy là Đơng Dương nói chung, thuộc địa nói riêng sẽ chỉ tồn những con người mà khơng được làm người. Có thể nói, đây là một loại tội ác tinh thần mà thực dân đang reo rắc cho nhân loại. Thứ tội ác khiến con người chậm tiến hóa, bị đẩy lùi về thế giới động vật.

Không chỉ ngôn luận, báo chỉ, quyền riêng tư về thư tín cũng bị chính phủ thực dân can thiệp rất mạnh mẽ. Trong tác phẩm Báo chí, Hồ Chí Minh đã lên án: “Chính phủ vi phạm quyền tự do thư tín, ngay cả thư riêng của các ký giả. Những người này bị “ghi” vào sổ đen, bị theo dõi, dò la, do thám và vu cáo” [76, tr.431].

Cùng với những lệnh cấm thành văn hoặc không thành văn về tự do ngôn luận, báo chí. Thực dân, đế quốc cịn áp dụng chính sách ngu dân, đầu độc bằng thuốc phiện và rượu cồn đối với thuộc địa. Các đại lý bán rượu nhiều hơn trường

học. Chính phủ Pháp đã bán cho gần 20 triệu dân Việt Nam trên 400 triệu đô la thuốc phiện, cứ 1000 ty bán rượu và thuốc phiện mới có chưa đến 10 trường học. Theo Hồ Chí Minh, mỗi năm chính quyền thực dân thu lãi từ bán rượu và thuốc phiện gần 130 triệu phơ răng, nhưng đầu tư cho y tế, giáo dục khoảng 1,4 triệu phơ răng, nghĩa là hơn 1% số tiền thu nhập từ thuốc phiện và rượu cồn. Bởi vậy mà thế kỷ 20 nhưng người dân Việt Nam lại sống trong cảnh ngu dốt, thiếu học, đau xót khi hơn 95% dân số nước ta mù chữ vào thời điểm đó.

Hai là, đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngơn luận trong xã hội mới là đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho con người, góp phần phát triển tồn diện con người.

Sau ngày độc lập, Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh về báo chí, về quyền tự do ngôn luận của báo chí. Người cho rằng báo chí là diễn đàn của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nhân dân lao động không chỉ là người tiếp nhận thơng tin do báo chí đem lại mà cịn là chủ thể sáng tạo trực tiếp các tác phẩm báo chí. Báo chí là diễn đàn của nhân dân, vừa để truyền tải đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, vừa để bày tỏ nguyện vọng của nhân dân với Đảng, với Nhà nước. Là cơ quan trung gian, báo chí cần thực hiện chức năng giáo dục, làm sao để dân chúng có thể mở mắt, mở tai, hiểu được đúng, sai, chính, tà, tức là nâng cao trình độ hiểu biết cho nhân dân, bổ sung kiến thức về các lĩnh vực như lịch sử, văn học, văn hóa, xã hội, v.v., nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống mới cho nhân dân. Báo chí góp phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho con người. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh, tự do báo chí, tự do ngơn luận không đồng nghĩa với tự do thái quá, tự do tùy tiện, tự do vơ chính phủ. Quyền tự

do báo chí, tự do ngơn luận phải trong khn khổ Hiến pháp và pháp luật cho phép. Đó chính là mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của người dân. Với tinh thần như vậy, Hồ Chí Minh khẳng định: Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hịa bình thế giới.

Tóm lại, quyền tự do là một quyền con người rất cơ bản. Hồ Chí Minh từ rất sớm và trong suốt cuộc đời luôn mong mỏi đảm bảo và hiện thực hóa quyền tự do của con người. Tuy nhiên, để hiểu và vận dụng đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, cần chú ý cách luận giải về tự do của người trong hai mối quan hệ: Tự do và Phục tùng; Quyền và Trách nhiệm.

Thứ hai: độc lập dân tộc là điều kiện để có tự do cho nhân dân. Đến lượt mình, tự do lại là mục tiêu mà một nền độc lập hướng tới: “Chính phủ và nhân dân

bào”[82, tr.233]. Muốn vậy, mỗi người đều phải cố gắng nỗ lực phấn đấu, vừa để xứng đáng với nền độc lập nước nhà, vừa để góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội tự do, dân chủ. Nhấn mạnh ý nghĩa của tự do, Hồ Chí Minh phê phán biến tướng của tự do, từ trong tư tưởng, hành động. Nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn đảm bảo quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Tự do, dân chủ về tư tưởng có nghĩa là mọi người được bày tỏ ý kiến của mình, giúp cho Đảng, cho Chính phủ có những quyết sách đúng đắn, mang lại hiệu quả cho nhân dân. Nhưng đồng thời, Nhà nước cũng kiên quyết phản đối việc lợi dụng tự do, dân chủ để tự do tư nhân, dân chủ quá trớn, tư lợi cho bản thân mà xâm hại đến tự do của các cá nhân và lợi ích của Nhà nước. Hồ Chí Minh cho rằng, thực chất của tự do, dân chủ chính là q trình đấu tranh chống lại sự mất tự do, chống lại chủ nghĩa cá nhân (chủ nghĩa cá nhân là bản chất của chủ nghĩa thực dân) để hướng tới giá trị tự do cho dân tộc, cho nhân loại (bản chất của chủ nghĩa xã hội).

Đối lập với tự do là mất tự do, là nơ lệ, thân phận mình do người khác định đoạt, làm chủ. Mất tự do là điều không thể chấp nhận được ở mọi dân tộc. Theo nghĩa như vậy, tự do là giá trị bản chất của con người, là quyền thiêng liêng và cao quý của một dân tộc. Xác định được giá trị của tự do, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng, con đường đạt tới sự tự do cho dân tộc Việt Nam, cho nhân dân Việt Nam là con đường khó khăn gian khổ mà xuất phát điểm là độc lập dân tộc. Dân tộc có độc lập, con người được tự do. Độc lập, tự do chính là giá trị song trùng tiên quyết mà cả cuộc đời đấu tranh cách mạng của Hồ Chí Minh mong muốn đạt tới. Chính vì lẽ đó, cuộc kháng chiến chống thực dân trên phạm vi các nước thuộc địa chính là cuộc đấu tranh dành lại quyền độc lập, tự do, là cuộc kháng chiến chính nghĩa, anh hùng của tất cả những người cùng khổ nhằm đạt tới một chân lý: “Thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ”[77, tr.286]. Qua cuộc đấu tranh ấy, con người thấu hiểu hơn giá trị của độc lập, tự do, đồng thời cũng khẳng định giá trị của chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)