4.2. Phương pháp nghiên cứu
7. Kết cấu của luận án:
2.2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con ngườ
2.2.3. Thời kỳ phát triển và hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con
chính là thành cơng của cách mạng Tháng Tám, một thành tựu của quá trình hiện thực hóa con đường mà Hồ Chí Minh đã vạch ra, và cũng là một thành tựu đầu tiên của sự nghiệp giành lại và thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Cũng giống như đối với tư tưởng về cách mạng Việt Nam nói chung, những quan điểm cơ bản về quyền con người của Hồ Chí Minh đã được hình thành trong giai đoạn 1920-1945.
2.2.3. Thời kỳ phát triển và hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người con người
Cách mạng Tháng Tám thành công, 14h chiều ngày 2/9/1945, tại Quảng
trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ. Tun ngơn đánh dấu sự định hình của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người sau một quá trình hình thành lâu dài. Rõ ràng về quan điểm, mạnh mẽ về lập trường, dứt khóat về thái độ, Tun ngơn có đoạn “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”[79, tr.1]. Những lời bất hủ ấy được Hồ Chí Minh trích dẫn trong Tun ngơn Độc lập năm 1776 của Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791và đưa vào bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thể hiện rõ quan điểm của Hồ Chí Minh: Một mặt, Người khẳng định sự bình quyền, bình đẳng đối với tất cả các dân tộc trên thế giới; mặt khác là để cho thế giới biết rằng,dù ở Mỹ, Pháp, hay Việt Nam và các nước thuộc địa khác, thì sự bình đẳng - bình đẳng về quyền, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc đều là khát vọng thiêng liêng, cần được lắng nghe, tôn trọng và thực hiện.
Giá trị Bản Tun ngơn Độc lập mà Hồ Chí Minh soạn thảo vươn tầm thời đại ở chỗ, Người muốn nhấn mạnh: Trước khi đi khai hóa cho các dân tộc khác thì Mỹ, Pháp phải tự khai hóa cho chính dân tộc của mình để những quyền ấy khơng cịn là khẩu hiện mà phải hiện hữu trong chính cuộc sống của người dân nước họ. Nếu bình đẳng, bình quyền là những chân lý thì cịn có rất nhiều người dân Pháp, Mỹ đang mong muốn được sống, suy nghĩ và hành động trong một xã hội mà chân lý đó được thực thi.
Tun ngơn độc lập là thành quả của cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm anh hùng, bất khuất của toàn thể dân tộc Việt Nam. Là kết tinh những giá trị tinh thần cao quý, tư duy biện chứng sâu sắc, và đặc biệt trong đó lấp lánh những giá trị
nhân văn khi đề cập tới những quyền của con người, tới thân phận con người bị chà đạp trong chế độ thuộc địa phản động, và tới sức mạnh vô địch của con người khi vùng lên giải phóng mình. Trong Tun ngơn, Hồ Chí Minh đã đi từ quyền con người đến quyền dân tộc, và từ quyền dân tộc quay trở lại bảo đảm và hiện thực hóa quyền con người. Chính vì như thế, Tun ngơn 2/9/1945 là Tuyên ngôn độc lập song cũng là Tuyên ngôn về quyền con người. Tuyên ngôn đánh dấu một sự phát triển mang tính bước ngoặt trong tư duy về quyền con người của Hồ Chí Minh.
Cuối 1945, đầu 1946, Hồ Chí Minh đã có một loạt bài nói, bài viết quan trọng, trong đó nêu ra một cách tồn diện, hệ thống các quyền con người và việc ghi nhận, bảo đảm, hiện thực hóa quyền con người trên phương diện đường lối, chính sách, pháp luật cũng như trên phương diện thực tiễn. Điển hình là bài phát biểu của Hồ Chí Minh tại phiên họp đầu tiên Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 3/9/1945, trong đó 6 nhiệm vụ cấp bách được Người nêu ra cũng
chính là sau nhiệm vụ nhằm thực hiện các quyền cơ bản của con người, từ quyền được sống, quyền kinh tế (chống giặc đói, giặc ngoại xâm), quyền chính trị (tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử theo phương thức phổ thông đầu phiếu), quyền văn hóa (chống giặc dốt, giáo dục lại nhân dân ta bằng đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính), quyền tín ngưỡng tự do và lương giáo đồn kết, v.v.; hoặc trong cuộc họp đầu tiên của Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Hồ Chí Minh cũng bàn tới:
“1. Làm cho dân có ăn 2. Làm cho dân có mặc 3. Làm cho dân có chỗ ở
4. Làm cho dân có học hành”[79, tr.175].
Đây chính là những quyền con người cơ bản. Ngồi ra, Hồ Chí Minh cịn viết rất nhiều tác phẩm bàn đến quyền làm chủ, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được pháp luật bảo vệ, quyền đi lại, cư trú, quyền công dân, quyền hôn nhân và xây dựng gia đình, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tơn giáo, v.v..
Ngày 24/10/1945, Liên hợp quốc đã được thành lập. Ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn về quyền con người. Sự ra đời của bản Tun ngơn, một cách gián tiếp, đã góp phần khẳng định sự đúng đắn và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người: nhiều điều ghi trong Tuyên ngôn đã được Hồ Chí Minh phát biểu từ rất lâu trước đó.
Ngày 9/11/1946, trong Lời phát biểu tại phiên họp bế mạc kỳ họp thứ hai quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, Hồ Chí Minh đã viết: “Sau khi
nước nhà mới tự do được 14 tháng, đã làm thành bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà… Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do” [79, tr.491]. Sự ra đời của Hiến pháp 1946 đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử quyền con người ở Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc (cũng như tồn cõi Á Đơng), một bản Hiến pháp dân chủ đã ra đời, trong đó khơng chỉ ghi nhận, tun bố một hệ thống quyền con người, mà còn cung cấp cơ sở pháp lý để bảo đảm, bảo vệ các quyền đó trước mọi sự xâm phạm. Hiến pháp 1946 cũng chính là bản hiến pháp in sâu đậm dấu ấn tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Hiến pháp năm 1946 thực sự là cơng cụ đặc biệt quan trọng và có hiệu lực nhất để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng và thực hiện quyền của nhân dân. Trong số 7 chương của Hiến pháp năm 1946 thì chương về “nghĩa vụ và quyền lợi của công dân” được xếp thứ 2, gồm 18 điều. Trong đó có 16 điều trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam. Hiến pháp đặt nghĩa vụ trước quyền lợi. Chương II của Hiến pháp quy định các quyền tự do dân chủ của công dân trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và tự do cá nhân. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật được ghi nhận trong đạo luật của Nhà nước (Điều 7). Hiến pháp quy định phụ nữ được ngang quyền với nam giới về mọi phương diện. Nội dung tiến bộ, dân chủ và nhân đạo của Hiến pháp 1946 còn được thể hiện ở những quy định về các quyền cơ bản của công dân như quyền tham gia chính quyền và cơng cuộc kiến quốc (Điều 7), quyền bầu cử và ứng cử (Điều 18), quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra (Điều 20), quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia (Điều 21), quyền tư hữu tài sản (Điều 12), quyền học tập (Điều 15), quyền tự do ngôn luận, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài (Điều 10), quyền bất khả xâm phạm về nhà ở và thư tín (Điều 11), quyền được Nhà nước ưu tiên chăm sóc giúp đỡ của cơng dân thuộc dân tộc thiểu số (Điều 8), của công dân già cả, tàn tật, trẻ em (Điều 14), của giới cần lao trí thức và chân tay (Điều 13).
Hơn mười năm sau bản Hiến pháp 1946, căn cứ vào thực tiễn trong nước và thế giới, trong kỳ họp lần thứ VI, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ khóa I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp 1946. Ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi được thành lập. Ngày 18-12-1959, tại kỳ họp thứ XI Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Ngày 31-12-1959, Quốc hội đã nhất trí
thơng qua Hiến pháp sửa đổi. Ngày 01-1-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh cơng bố Hiến pháp 1959. Hiến pháp năm 1959 bao gồm 10 chương 112 Điều, trong đó Quyền và Nghĩa vụ của cơng dân được quy định tại chương III (thay vì chương II như Hiến pháp 1946) bao gồm 21 Điều (từ Điều 22 đến 42). So với Hiến pháp 1946 thì Hiến pháp 1959 đã bổ sung những quy định mới về quyền con người như: Quyền khiếu nại tố cáo với cơ quan Nhà nước (Điều 29), Quyền làm việc (Điều 30), Quyền nghỉ ngơi (Điều 31). Bên cạnh quy định quyền, Hiến pháp 1959 cũng quy định cụ thể những nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Năm 1969, trước khi qua đời, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn
dặn: Toàn đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng toàn thế giới. Những lời căn dặn của Hồ Chí Minh càng chứng tỏ tầm nhìn xa trông rộng của người về một Việt Nam độc lập, ngang hàng với tất cả các quốc gia trên thế giới và bình đẳng thực hiện quyền và nghĩa vụ góp phần vào sự
vận động, phát triển của cả thế giới. Bản Di chúc kết tinh những tư tưởng lớn, tình
cảm lớn của Hồ Chí Minh, nhưng lấp lánh trong đó chính là tư tưởng, tình cảm đối với con người. Phần lớn nội dung của Di chúc được dùng để nói đến cơng việc đối với con người - mọi con người. Vì thế, đây quả thật là một văn kiện có giá trị thiêng liêng về quyền con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975 thắng lợi đã thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối. Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên của Liên Hiệp quốc. Năm 2014 đảm nhiệm vai trò là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016. Ở cấp độ khu vực, Việt Nam tham gia nghiêm túc vào q trình xây dựng Tun ngơn nhân quyền ASEAN; ở cấp độ song phương, Việt Nam có cơ chế Đối thoại nhân quyền với nhiều đối tác như Mỹ, EU, Na Uy, Thụy Sỹ, v.v., và tham gia nhiều diễn đàn liên quan đến quyền con người. Những sự kiện đó đã minh chứng và khẳng định cho những thành công trong việc đảm bảo, thực hiện quyền con người ở Việt Nam, mà nền móng của những thành đó, một phần quan trọng, khơng có gì khác hơn, chính là tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Giá trị và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người khơng chỉ được chứng thực bằng thực tiễn cách mạng Việt Nam, mà còn bằng thực tiễn Việt Nam tham gia vào sự nghiệp bảo vệ nhân quyền trên thế giới; không chỉ thấm sâu và lan tỏa trên đất nước Việt Nam, mà còn in dấu ấn vào lịch sử nhân loại. Nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, rõ ràng, khơng chỉ là một nhiệm vụ có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn sâu sắc, mà còn là một trách nhiệm đáng tự hào của thế hệ kế tục sự nghiệp của Hồ Chí Minh.