4.2. Phương pháp nghiên cứu
7. Kết cấu của luận án:
3.3. Nội dung tư tưởng về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội
3.3.2. Quyền văn hóa, xã hội
Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh đến bốn mặt phải xây dựng đồng thời sau khi giành chính quyền, đó là chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều đó cho thấy nội dung mang tính quyết định trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đó là hướng tới một mơ hình xã hội dân chủ, mà ở đó quyền con người được thực thi. Tư tưởng Hồ Chí Minh quyền văn hóa, xã hội thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
Quyền được giáo dục.
Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh ở đây là: “Ai cũng được học hành”.Trên cơ sở phân tích nền văn hóa thực dân - văn hóa hủ bại tạo nên một thế hệ người Việt
Nam lạc hậu, dốt nát, xa lạ với chính nền văn hóa của dân tộc mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra chủ trương về diệt giặc dốt với nhiều hình thức, đặc biệt là phong trào Bình dân học vụ được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 8 tháng 9 năm 1945:
Tính đến cuối năm 1945, sau hơn ba tháng phát động, theo báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh Bắc bộ gửi về Bộ Quốc gia giáo dục thì đã mở được hơn 22.100 lớp học với gần 30 nghìn giáo viên và đã dạy biết chữ cho hơn 500 nghìn học viên mà tổng chi phí xuất từ ngân sách trung ương là 815,68 đồng, còn lại đều do các địa phương và tư nhân chi trả. Đến cuối năm 1946, Bộ Quốc gia giáo dục báo cáo có 74.975 lớp với 95.665 giáo viên, riêng ở Bắc Bộ và Trung Bộ đã có 2.520.678 người biết đọc, biết viết. Một năm sau ngày phát động, phong trào đã tổ chức được 75.000 lớp học với trên 95.000 giáo viên; trên 2.500.000 người biết đọc, biết viết. Tới năm 1948, 6 triệu người đã thóat nạn mù chữ và đến năm 1952 là 10 triệu người, chiến dịch xoá nạn mù chữ cơ bản được hồn thành. Đi đơi với việc diệt “giặc dốt”, việc bổ túc văn hóa để củng cố sự đọc thông, viết thạo của những người đã thóat nạn mù chữ được tổ chức và đẩy mạnh, trình độ văn hóa của cán bộ và nhân dân lao động cũng được nâng lên” [163].
Quyết liệt nhưng cũng rất linh hoạt trong phương pháp thực hiện, Hồ Chí Minh quan niệm dạy học phải nhằm vào 3 vấn đề: Thứ nhất là phát triển trí tuệ, phát triển tính độc lập, sáng tạo và tính tích cực của người học. Thứ hai là là phải căn cứ vào những đặc điểm của đối tượng, tôn trọng đặc điểm của người học. Thứ ba là quan tâm tới phương pháp giáo dục bằng tình cảm, xây dựng mối quan hệ nhân ái, dân chủ trong người học. Tất cả đều hướng tới giá trị nhân văn, nhằm phát triển con người toàn diện, tạo ra nguồn nội lực cho sự phát triển đất nước.
Xóa nạn mù chữ là một thắng lợi to lớn, nhưng Hồ Chí Minh còn yêu cầu giáo dục cần tiếp tục tiến lên nữa, tránh để tái mù chữ. Đó vừa là trách nhiệm của nhà nước, nhưng đồng thời lại là quyền và nghĩa vụ của công dân. Cũng vì lẽ đó, bên cạnh việc yêu cầu thực hành chế độ giáo dục bắt buộc, mở nhiều trường học, Hồ Chí Minh cịn xã hội hóa hình thức học ở mọi lúc, mọi nơi với mọi đối tượng. Những người đã biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ. Những người chưa biết thì hãy gắng sức mà học cho biết chữ. Vợ chưa biết chữ thì bảo chồng, em chưa biết chữ thì anh bảo, cha mẹ chưa biết chữ thì con bảo, người ăn người làm chưa biết chữ thì chủ nhà bảo, các nhà giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người chưa biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho tá điền, những người làm của mình.
Trong nền giáo dục quốc dân mới, Hồ Chí Minh cũng yêu cầu thành lập các trường chuyên mơn huấn luyện chính trị, qn sự, kỹ thuật để đào tạo các lớp nhân tài, đồng thời cũng có kế hoạch để bồi dưỡng, giúp đỡ các hạng trí thức được phát triển tài năng của họ.
Giáo dục để phát triển, để tiếp cận với văn minh thế giới là một trong những tiêu chí hàng đầu được Hồ Chí Minh xác định trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Tiêu chí này đã sớm được Hồ Chí Minh hoạch định trong những năm 1945, khi người có ý đồ muốn gửi 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ để thiết lập những mối quan hệ văn hóa thân thiết với thanh niên Mỹ, mặt khác để học tập những kỹ thuật trong nông nghiệp cũng như trong các lĩnh vực chuyên môn. Quan điểm này thể hiện tầm nhận thức sáng suốt của người đứng đầu chính phủ.
Giáo dục tri thức để trở thành người công dân trong xã hội mới, Hồ Chí Minh yêu cầu giáo dục tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư để hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Hồ Chí Minh xác định rất rõ mục đích của giáo dục là học để làm việc, để làm người, làm cán bộ. Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh Thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục, học tập kết hợp với lao động, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội. Người xác định, bản thân người đi giáo dục cũng phải được giáo dục, phải học thêm, học mãi, học không bao giờ là đủ, còn sống là còn phải học. Giáo dục để nâng tầm nhận thức, để người dân hiểu quyền và nghĩa vụ của mình mà thực thi. Sao cho vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của bản thân, vừa khơng sao nhãng nghĩa vụ của mình đối với tập thể, xã hội và chính bản thân mình.
Cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ở chỗ, Tất cả mọi người đều phải coi giáo dục như quyền lợi, sánh ngang với quyền lợi trong kinh tế, chính trị. Với tinh thần như thế, mỗi người đều tự chủ, chủ động tiếp nhận giáo dục vì sự phát triển tồn diện của xã hội trong đó có sự phát triển của mỗi cá nhân.
Thứ hai, quyền được sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa.
Văn nghệ bao gồm văn học và nghệ thuật, là biểu hiện tập trung nhất của văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng nền văn nghệ cách mạng, trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của người làm cơng tác văn hóa văn nghệ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh, nhân dân là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hóa, kiểm nghiệm văn hóa và đồng thời cũng là đối tượng hưởng thụ các giá trị văn hóa: “Quần chúng là những người sáng tạo, cơng nơng là người sáng tạo. Nhưng quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người biết sáng tác nữa”[86, tr.559]. Vậy là,
nhiệm vụ của văn hóa văn nghệ rất cao cả, đó là mang lại đời sống tinh thần, vật chất tốt đẹp cho nhân dân. Món ăn tinh thần đó phải có tính nghệ thuật cao, có nội dung chân thật, phong phú. Phải lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu. Nếu sáng tác là quyền của người làm nghệ thuật, thì Hồ Chí Minh u cầu gốc rễ của sự sáng tạo phải bắt nguồn từ hiện thực khách quan. Nếu hiện thực khách quan là sự áp bức, bóc lột, là sự chà đạp lên thân phận của của người dân nô lệ, là sự tước đoạt quyền con người quyền dân tộc thì nghệ thuật, nghệ sĩ phải chuyên chở được hiện thực vào trong các tác phẩm văn chương. Đến lượt mình, với vai trị phản ánh, các tác phẩm văn chương khơng chỉ mang lại tính giải trí, mà cịn là vũ khí địi lại sự tự do, quyền làm người cho nhân dân lao động. Quan điểm: “Nghệ thuật - vũ khí, nghệ sĩ - chiến sĩ” thực chất là như vậy. Để điều này, Hồ Chí Minh yêu cầu nghệ sĩ phải học tập, rèn luyện bản lĩnh chính trị cũng như tinh thần trách nhiệm trong cơng việc của mình.
Điểm mấu chốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ đó là tính dân chủ. Trong kháng chiến, văn hóa văn nghệ là vũ khí tinh thần, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc. Trong xã hội mới do nhân dân lao động làm chủ, văn hóa văn nghệ góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, góp phần làm cho người dân thêm hăng say lao động sản xuất. Tính dân chủ trong văn hóa văn nghệ địi hỏi người dân khơng chỉ dân chủ trong việc phê bình, lên án những tiêu cực trong mọi mặt của đời sống xã hội mà Người cịn địi hỏi người làm cơng tác văn hóa văn nghệ phải có tác phong tự phê bình và phê bình. Tự phê bình khơng phải là thất bại, mà qua đó để tìm ra con đường dẫn tới sự thành cơng. Trong những lần gặp gỡ anh chị em làm nghệ thuật, Hồ Chí Minh từng tâm sự: “Nghệ thuật cũng cần tiến bộ mạnh, muốn tiến bộ mạnh, tiến bộ mãi, thì anh chị em nghệ thuật phải dùng phương pháp tự phê bình và phê bình”. Hồ Chí Minh đặt tự phê bình lên hàng đầu là muốn truyền tải tới những người làm nghệ thuật tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm và hiệu quả. Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, kết hợp với sự nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc của người nghệ sĩ chính là nghĩa vụ của những người làm văn hóa, nghệ thuật. Điều này không làm mất đi cảm xúc trong sáng tác của người nghệ sĩ, mà ngược lại, với tinh thần trách nhiệm, sự lao động nghiêm túc, chuyên nghiệp, sẽ đưa đẩy cảm xúc của người nghệ sĩ đạt tới sự thăng hoa trong tác phẩm nghệ thuật.
Thứ ba, quyền được sống trong môi trường xã hội văn minh, tiến bộ.
Vấn đề này được Hồ Chí Minh bàn đến rất sớm, ngay khi nước nhà thống nhất. Người xác định ba nội dung cơ bản của đời sống mới mà người dân có quyền
được hưởng: Đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới. Hồ Chí Minh đã có những
nhận định rất nhân văn về nội dung này. Để xây dựng đời sống mới, theo Người trước hết phải xây dựng đạo đức mới.
Đạo đức mới chính là Cần, Kiệm, Liêm, Chính, vì “nếu khơng giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính sẽ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”; “Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới” [80, tr.128].
Về lối sống mới: Hồ Chí Minh quan niệm, sống phải có lý tưởng, có đạo đức. Đó cịn là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Đế xây dựng lối sống mới, Hồ Chí Minh yêu cầu phải sửa đổi “cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại” - theo ngơn ngữ hiện nay thì đây chính là phong cách sống và phong cách làm việc, gọi chung là lối sống mới.
Về nếp sống mới: Về vấn đề xây dựng nếp sống mới, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải làm gương, phải mẫu mực. Nếp sống cũ, cái xấu lan tràn, cái tốt rất ít. Nhưng đời sống mới khơng phải là rũ bỏ tất cả cái cũ. Người cho rằng tuy khó thay đổi, nhưng thay đổi được, bằng cách nâng cao nhận thức, phải rất kiên trì. “Đời sống mới khơng phải cái gì cũ cũng bỏ hết, khơng phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ... Cái gì cũ mà khơng xấu, nhưng phiền phức thì sửa đổi lại cho hợp lý... Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm... Cái gì mới mà hay thì ta phải làm...”[80, tr.112-113].
Xây dựng đời sống văn hóa mới thực chất là xây dựng đời sống nhân văn nhân ái, nhằm giải phóng con người một cách tồn diện. Nếu xã hội cũ nơ dịch, chà đạp lên quyền của con người thì trong xã hội mới quyền con người phải được đảm bảo cả trên lĩnh vực đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Điều đó địi hỏi sự quyết tâm của cả cộng đồng dân tộc, song trước hết phải được bắt đầu từ mỗi con người, mỗi gia đình, với tư cách là một tế bào của xã hội.