Quyền của trẻ em, người già

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 100 - 110)

4.2. Phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận án:

3.4. Nội dung tư tưởng về quyền của một số nhóm xã hội đặc thù

3.4.2. Quyền của trẻ em, người già

Cùng với phụ nữ, trẻ em và người già là những đối tượng được Hồ Chí Minh xếp vào nhóm người cần được quan tâm đặc biệt vì đó là nhóm yếu thế trong xã hội.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền trẻ em gồm những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Trẻ em, đối tượng dễ bị tổn thương và chưa có khả năng tự bảo vệ mình trước người khác cũng như trước những biến động của môi trường, của xã hội.

Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, trong nhiều bài viết lên án tội ác của chế độ thực dân, Nguyễn Ái Quốc đã kịch liệt lên án, phản đối tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với trẻ em, phụ nữ và người già thuộc địa - những người khơng có khả năng tự bảo vệ, người gọi đó là tội ác vô nhân đạo. Tội ác này đã bao phủ không chỉ ở Đơng Dương mà cịn ở các nước thuộc địa khác, đó là những tội: lợi dụng trẻ em vào mục đích lợi nhuận, bóc lột sức lao động của trẻ mới lên sáu, lên bảy, bắt trẻ nộp thuế môn bài hàng tháng…Mơ tả tình cảnh thê thảm của giai cấp vơ sản ở thuộc địa, Hồ Chí Minh viết: Người ta thấy lại trong các thuộc địa đó tất cả hệ thống phong kiến, trung cổ và dã man của chủ nghĩa tư bản…Thật là một nhục nhã cho thế kỷ XX phải thấy những phụ nữ run run, đầu đội những thúng than nặng mà vẫn phải bước vì đói…những trẻ em từ 12 đến 13 tuổi bò trong những đường hầm trật hẹp, vừa đi bằng bốn chân, vừa dùng răng kéo một thúng đầy…40% vô sản hầm mỏ là phụ nữ và trẻ em, chúng ta có thể kết luận rằng, trong thời gian 10 năm, không dưới 2.200 phụ nữ và trẻ em Ấn Độ đã phải hy sinh trên bàn thờ của chủ nghĩa tư bản để khai hóa” [77, tr.145].

Năm 1925, trong cuốn sách: “Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc”, chủ tịch Hồ Chí Minh dành một phần bàn về lao động trẻ em dưới chế độ tư bản và quân phiệt ở Trung Quốc, trong đó người nêu rõ những yêu sách của những người Cộng sản Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống chế độ tư bản: “Chế độ ngày làm 6 giờ cho trẻ em, ngày làm 8 giờ cho người lớn. Cấm tuyển lao động các em dưới 12 tuổi…cải thiện điều kiện vệ sinh trong lao động. Cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 16 tuổi trong các ngành sản xuất nguy hiểm” [77, tr.491].

Chế độ thực dân ở Việt Nam đã chà đạp lên nhân phẩm của trẻ em và không cho các em quyền được phát triển trí tuệ, được học hành. Tình trạng nhà tù nhiều hơn trường học có thể coi là phổ biến dưới chế độ này. Một số trường thực dân mở ra làm hình thức, trẻ em bản xứ trong những trường đó bị phân biệt đối xử: “Chỉ cần dạy tiếng Pháp cho người An Nam, dạy họ biết đọc, biết tính tốn chút thơi, biết hơn nữa chỉ là thừa vơ ích” [76, tr.424] và đương nhiên, chế độ thực dân không mở trường dạy học, đào tạo, giáo dục con em bản xứ để hàng ngày hàng giờ họ phản kháng chống lại thực dân, Hồ Chí Minh viết: “Trường học lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên An Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm”[76, tr.424]. Do vậy, dù có ngụy trang dưới hình thức nào thì các trường học thực dân cũng vẫn bộ lộ rõ bản chất giả tạo của nền giáo dục thuộc địa, giáo dục đủ để tạo ra những người phục vụ cho bọn xâm lược, ngoài mục đích này, “người ta gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa, vì một nền giáo dục như vậy chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng trung thực giả dối, chỉ dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức. Nó làm cho thanh niên trở nên ngu ngốc”[76, tr.424]. Rõ ràng, nước Pháp - một đất nước văn minh, ln nhấn mạnh đến quyền bình đẳng của con người, thực dân Pháp ln rêu rao cái gọi là “Khai hóa văn minh” với những nước thuộc địa lại giáo dục mặt trái của văn minh, làm băng hoại nhân cách con người, chà đạp lên nhân phẩm con người bằng thói dâm bạo với những đứa trẻ 12 tuổi, với cụ già 70, chúng không tha cho cả phụ nữ có thai và những bà mẹ đang cho con bú. Phụ nữ, trẻ em dưới chế độ thực dân chính là bằng chứng sống cho sự kìm kẹp về trí tuệ, sự chà đạp về nhân phẩm và sự bóc lột về sức lao động nặng nề.

Tội ác của thực dân với người dân thuộc địa, trong đó có phụ nữ và trẻ em là một trong những nỗi đau mà Hồ Chí Minh thấu hiểu, con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người cũng là con đường hình thành tư

tưởng của Hồ Chí Minh về quyền của trẻ em. Mỗi giai đoạn lịch sử, quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em gắn liền với thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Thứ hai: Nước nhà độc lập, trẻ em có quyền được tự do, được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng thân thể, nhân phẩm và danh dự, có quyền được học hành giáo dục dưới chế độ mới.

Đầu những năm 1930, trong dự thảo Cương lĩnh của Đảng, Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt đến giáo dục, như là hành trang cho trẻ em được thực hiện quyền của mình. Tháng 9/ 1941, Hồ Chí Minh viết bài “Trẻ em”, bài viết thuộc thể loại thơ, dễ đọc, dễ hiểu, trong đó, cụm từ ‘trẻ em” được Hồ Chí Minh lặp lại 4 lần, Người nhấn mạnh đến tuổi thơ của những thân phận nhỏ tuổi, đất nước bị xâm lược khiến các em cũng khơng cịn tuổi thơ. Cuối bài thơ Người viết: “…Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây. Trẻ em ta sẽ là bày con cưng” [78, tr.240]. Đánh đuổi Nhật, Pháp, đất nước được độc lập, Hồ Chí Minh khẳng định: “Thanh niên có trường học nhiều. Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho…Trẻ em, bố mẹ khỏi lo. Dạy ni chính phủ giúp cho đủ đầy” [78, tr.243]. Ngắn gọn, mộc mạc nhưng lời thơ chứa đầy ý chí, quyết tâm của người lãnh tụ về một tương lai tươi sáng cho trẻ em, ở đó các em có quyền được chăm sóc, được học hành, được giáo dục, giúp đỡ. Nhà nước được độc lập, các em có quyền sống với cha mẹ của mình, các em được chăm chút và không phải lao động nặng nhọc như trong chế độ thuộc địa. Nền độc lập của nước nhà chính là cơ sở để thực quyền quyền trẻ em.

Ở một nước độc lập, cơng dân, trong đó có trẻ em phải được hưởng tự do, đó là điều mà Hồ Chí Minh muốn gửi gắm. Trẻ em là tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”[79, tr.194]. Tương lai thuộc về các em, nhưng nó phải được chuẩn bị từ hiện tại. Để có một tương lai tươi sáng, Hồ Chí Minh yêu cầu chính quyền của một nước độc lập dù có trăm cơng nghìn việc, nhưng bất luận thế nào, giáo dục đào tạo phải được xác định là một trong những việc làm quan trọng nhất của chính quyền dân chủ nhân dân. Học tập là nhiệm vụ của các em, nhưng cịn là trách nhiệm của thầy cơ, gia đình, nhà trường và tồn thể xã hội. Tam giác giáo dục đã thể hiện rõ sợi dây liên kết giữa người với người thơng qua mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền trẻ em là trách nhiệm của tất cả mọi người, khơng chỉ những người trong gia đình mà cịn là trách nhiệm của nhà trường, của đồn thể, của xã hội. thơng qua giáo dục để định hướng nhân cách trẻ em - tương lai của toàn xã hội:

Trẻ em trong như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu. Nếu nhàtrường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại sẽ có ảnh hưởng khơng tốt tới trẻ emvà kết quả cũng không tốt. Cho nên muốn giáo dục các cháu thành người tốt, nhà trường, đồn thể, gia đình, xã hội phải kết hợp chặt chẽ với nhau” [87, tr.76].

Khi nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã ra đời, giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thơng đã được Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu. Trong bức thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên dưới chế độ mới, Hồ Chí Minh kỳ vọng:

Trong cơng cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay khơng chính là nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các em” [79, tr.35]. Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng hành động, nói đi đơi với làm, nói ít làm nhiều, thậm chí làm mà khơng cần phải nói, phong cách tư duy này đã được Người thể hiện rất rõ trong quan niệm về việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Bản thân Người cũng chính là tấm gương sáng trong học tập, tu dưỡng và trau dồi nhân cách chính mình. Chăm sóc, dạy dỗ trẻ em, quan trọng nhất là phải kiên trì, bền bỉ. Ơng bà, cha, mẹ, anh chị phải luôn làm gương trong mơi trường giáo dục đó.

Trong những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em dưới chế độ dân chủ, một góc tiếp cận khác đã được Hồ Chí Minh làm rõ, đó là sự khác biệt giữa giáo dục thực dân và giáo dục dưới chế độ dân chủ nhân dân. Nếu giáo dục thực dân là nền giáo dục ấu trĩ, làm cho trẻ em thuộc địa ngày càng dốt nát, mục đích của giáo dục thực dân biến trẻ em thành nô lệ, buộc trẻ em phải yêu chế độ thực dân thì giáo dục dân chủ nhân dân có mục đích là tạo nên những cơng dân tốt làm chủ nước nhà, giáo dục nhằm phát huy khả năng, nội lực của trẻ em, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất phù hợp với từng lứa tuổi để ngay từ nhỏ các em nhận thức được rõ quyền và nghĩa vụ của mình với nước nhà. Và như vậy là, bản chất của nền giáo dục dân chủ nhân dân là nền giáo dục tự thân, khi trẻ em được quyền học hành, được vui chơi, được chăm sóc dưới chế độ này thì tự các em sẽ nảy sinh tình cảm với quê hương đất nước.

Cùng với phụ nữ và trẻ em, phụ lão là đối tượng đặc biệt được Hồ Chí Minh giành sự quan tâm, kính trọng. Người cho rằng: “Người cao tuổi là của quý vô giá của dân tộc, Nhà nước” vì: Tuy sức khoẻ khơng bằng lúc trẻ nhưng ở họ có những mặt mạnh cơ bản: Lịng u nước nồng nàn sâu sắc; có vốn kinh nghiệm, kỹ năng phong phú; được sự tín nhiệm cao. Với những đặc điểm như vậy, Người yêu cầu

giữa người già và người trẻ phải có sợi dây liên kết chặt chẽ, tương hỗ, giúp đỡ lẫn nhau: “Các đồng chí già là rất quý, là tấm gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ. Đồng chí già phải giúp đồng chí trẻ tiến bộ. Như thế địi hỏi đồng chí gì phải có thái độ độ lượng, dìu dắt đồng chí trẻ. Đó cũng là một tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa”. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh phê phán những ai quan niệm già là hết, là vô dụng, nên ở yên một chỗ. Tháng 6/1941, Hồ Chí minh đã viết một bức thư gửi các vị phụ lão trong cả nước, trong đó Người nhấn mạnh: “Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng, đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước mất một phụ lão. Nước suy sụp phụ lão phù trì. Nước nhà hưng, suy, tồn, vong, phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề” [78, tr.232]. Nhằm phát huy vai trò của phụ lão trong sự nghiệp cách mạng đất nước, Hồ Chí Minh đã kêu gọi các phụ lão ra nhập “Phụ lão cứu quốc hội.

Một mặt kêu gọi phụ lão có trách nhiệm với sự nghiệp cách mạng của đất nước, mặt khác, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng và Nhà nước cần có chế độ, chính sách ưu tiên cho đối tương này. Điều 14, hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khẳng định: “Những người công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của nhóm người cần có sự quan tâm đặc biệt thể hiện tính nhân văn, vì con người và hướng đến con người.

3.4.3. Quyền của người dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Vấn đề dân tộc là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng của Bác về vấn đề người dân tộc thiểu số là kế thừa từ truyền thống dân tộc, tổng kết lý luận và thực tiễn, đúng đắn và sát hợp, là kim chỉ nam cho công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước hiện nay.

Người dân tộc thiểu số là một bộ phận của cộng đồng - quốc gia dân tộc Việt Nam thống nhất. Đồn kết, chung sức chung lịng trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, đó chính là truyền thống thống đẹp của các dân tộc trong cộng đồng

dân tộc Việt Nam. Nhận định về điều này, trong Thư gửi đồng bào Việt Bắc, Chủ

tịch Hồ Chí Minh viết: “ai cũng yêu nước, ai cũng không chịu làm nô lệ, ai cũng đoàn kết, ai cũng hăng hái ủng hộ cách mạng” [80, tr.221]. Hồ bình lập lại, trong xu thế chung của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh những thuận lợi về tiềm năng, tài nguyên, đồng bào các dân tộc thiểu số gặp nhiều những khó khăn: dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, phân bổ dân cư không đồng đều, bị nô dịch lâu đời, tâm lý cả tin, bị lực lượng phản động lợi dụng để kích động, chia rẽ. Nắm bắt được điều đó, trên cơ sở học thuyết của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã

vận dụng thành cơng lý luận vào thực tiễn vấn đề dân tộc ở Việt Nam. Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm cơ bản đóng vai trị định hướng, chỉ đạo trong cơng tác thực hiện quyền và nghĩa vụ của đồng bào dân tộc thiểu số, để các dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em đồng sức, đồng lòng hướng tới sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng người Việt Nam gồm những nội dung như sau:

Một là: Các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất, đồn kết, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.

Việt Nam - Một dân tộc liên tục phải đương đầu với giặc ngoại xâm, một dân tộc phải thường xuyên chống lại âm mưu “chia để trị” của các thế lực thù địch nhằm làm suy yếu sức mạnh đoàn kết của dân tộc, hơn ai hết, dân tộc ấy luôn khát khao,

mong muốn được thống nhất. Trong Thư gửi gửi đại hội các dân tộc thiểu số miền

Nam tại Plâycu có đoạn: “đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Giarai hay Ê

đê, Xê Đăng hay BaNa và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”[79, tr.249]. Và dân tộc ấy, như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một khối thống nhất, không thể chia cắt. Thống nhất đất nước, thống nhất dân tộc là quyền của dân tộc Việt Nam - quyền thiêng liêng mà không lực lượng nào được phép xâm

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 100 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)