Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người theo phương thức tổng hòa biện

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 51 - 61)

4.2. Phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận án:

2.3. Phương thức tiếp cận quyền con người của Hồ Chí Minh

2.3.1. Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người theo phương thức tổng hòa biện

biện chứng các giá trị tư tưởng, văn hóa phương Đơng và phương Tây, truyền thống và hiện đại

2.3.1.1. Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người từ tinh hoa tư tưởng, văn hóa của phương Đơng và phương Tây

Trước khi đến với văn minh phương Tây, trong hành trang của Hồ Chí Minh đã có vốn hiểu biết về dân tộc. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống nhân nghĩa mà gốc là Nhân, là yêu thương con người, tôn trọng con người, phẫn nộ khi con người bị dày xéo và kiên quyết đấu tranh chống lại những thế lực dày xéo con người, Nhân từ đó mà trở thành Nghĩa. Đạo lý lập quốc của dân tộc ta, đúng như Nguyễn Trãi khái quát là: “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn. Lấy chí nhân thay cường bạo”.

Vì con người nên kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm để hộ quốc, an dân. Vì con người nên kiên cường đấu tranh chống thiên tai để bảo vệ thành quả lao động sản xuất và để sản xuất ra nhiều hơn của cải vật chất.

Vì con người nên kiên trì con đường giáo hóa dân chúng, làm cho con người được mở mang về trí tuệ, tu dưỡng về đạo đức.

Vì con người đã thiết lập chế độ, đặt pháp luật, định điển chương để xây nền văn hiến cho dân tộc, để bảo vệ con người.

Vì con người mà người cầm quyền ln cố gắng “dĩ chúng tâm vi kỷ tâm”, để nghĩ điều người dân muốn nghĩ, nói điều người dân muốn nói, làm điều người dân muốn làm, qua đó sửa mình và tạo phúc cho thiên hạ, v.v..

Xã hội Việt Nam truyền thống đặt ra vấn đề dân quyền, nhân quyền, mà mới dừng lại ở tư tưởng dân bản. Nhưng dân bản theo nghĩa đầy đủ, đích thực, thì nhiều nội dung cũng đã rất gần với dân quyền, dân chủ.

Bước vào thời cận đại, cùng với quá trình văn minh phương Tây xâm nhập vào Việt Nam, các nhà trí thức, văn hóa lớn của dân tộc cũng đã bước đầu chủ động tiếp biến các giá trị phương Tây, dung hòa với các giá trị bản địa để hình thành nên những giá trị mới. Với sự nỗ lực của các vị đó, chẳng hạn như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu và nhiều nhân sĩ, trí thức lớn khác, mà tư tưởng dân quyền, nhân quyền đã xuất hiện và dần trở nên quen thuộc trong đời sống tư tưởng, văn hóa Việt Nam thời cận đại.

Hồ Chí Minh với sự am hiểu tư tưởng, văn hóa truyền thống; với sự tơn trọng những đóng góp của các bậc tiền bối, đã kế thừa di sản truyền thống của dân tộc và nâng lên một một tầm cao mới. Tư tưởng về quyền con người của Hồ Chí Minh vừa rất hiện đại, mang tính nhân loại, nhưng cũng mang đậm tính truyền thống và chất dân tộc Việt Nam, vì thế phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của hiện thực xã hội Việt Nam.

Hồ Chí Minh cịn có sự am hiểu sâu sắc phương Đông: Học thuyết của Khổng tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân…ưu điểm của chủ nghĩa Tôn Dật Tiên là chính sách của nó phù hợp với điều kiện của nước ta, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn,v.v.., từ sự nhận định ấy, Hồ Chí Minh đã nói rõ tâm nguyện của mình: Tơi cố gắng làm người học trị nhỏ của các vị ấy.

Tháng 12 năm 1923, khi trả lời nhà báo Xơ Viết Ơ. Manđenxtam, Hồ Chí Minh đã nói: “Tơi sinh ra trong một gia đình nhà Nho An Nam. Những gia đình như thế ở nước chúng tơi khơng phải làm việc gì. Thanh niên trong những gia đình ấy được học Khổng giáo. Đồng chí chắc biết Khổng giáo không phải là tôn giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử. Và trên cơ sở đó người ta đưa ra khái niệm về “thế giới đại đồng”[76, tr.461]. Rõ ràng, tư tưởng của Khổng tử được Hồ Chí Minh nhìn nhận như một khoa học, gồm những tri thức được rút ra từ đời sống hiện thực, từ những sự trải nghiệm đúc kết nên những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của con người trong đời sống chính trị - xã hội, chứ khơng phải là sự phản ánh xuyên tạc, hủ bại về thế giới hiện thực.

Trong bài viết về phong trào Cộng sản Quốc tế - Đông Dương (tháng 5 năm 1921), Hồ Chí Minh nhận định:

Khổng tử vĩ đại (551 tr.C.N) khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bìnhđẳng về tài sản. Ơng từng nói: thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng.Người ta khơng sợ thiếu chỉ sợ có khơng đều. Bình đẳng sẽ xóa bỏ nghèo nàn, v.v.. Học trị của Khổng tử là Mạnh tử, tiếp tục tư tưởng của thầy và vạch ra một kế hoạch chi tiết để tổ chức sự sản xuất và tiêu thụ. Sự bảo vệ và phát triển lành mạnh của trẻ em, sự giáo dục và lao động cưỡng bức đối với người lớn, sự lên án nghiêm khắc thói ăn bám, sự nghỉ ngơi của người già, khơng có điều gì đề án của ơng khơng đề cập tới. Việc thủ tiêu bất bình đẳng về hưởng thụ, hạnh phúc không phải cho một số đông mà cho tất cả mọi người, đấy là đường lối kinh tế của vị hiền triết. Trả lời một câu hỏi của vua, ơng đã nói thẳng thắn: “dân vi q, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”[76, tr.47-48].

Xuất phát từ con người, mục đích hướng tới trong tư tưởng của Khổng tử, Mạnh tử cũng là vấn đề con người làm chính trị (xã hội), điều này thể hiện rõ trong logictu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của Nho giáo. Nội dung chủ yếu trong tư tưởng của Khổng tử, Mạnh tử được Hồ Chí Minh nhắc đến là tư tưởng về thế giới đại đồng - xã hội lý tưởng, là xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, là những vấn đề có liên quan đến cải tạo chính trị, cải tạo xã hội.

Hồ Chí Minh đã tiếp thu điểm tích cực trong triết lý chính trị của Khổng tử, Mạnh tử. Có điều, con người (mà ở đây là nhân dân) đã được Hồ Chí Minh đặt vào vị trí trung tâm của chính trị, quyền con người chính là mục đích, muốn đạt được thì nước nhà phải độc lập. Xuất phát từ lịng ham muốn tột bậc, nước nhà hồn toàn độc lập, dân ta hồn tồn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành để rồi cuối cùng, trong bản di chúc thiêng liêng, Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh “việc đầu tiên là đối với con người”. Để xây dựng một chế độ xã hội mới ở Việt Nam, trong bài nói tại lớp chỉnh Đảng năm 1953, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Mình phải chính tâm tu thân, nghĩa là việc gì cũng phải làm kiểu mẫu; có thể mới “trị quốc bình thiên hạ” được. Trị quốc bình thiên hạ đây tức là ta kháng chiến đánh Pháp, kiến quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ hịa bình thế giới. Muốn cải tạo xã hội thì lịng phải cải tạo. Nếu lịng mình khơng cải tạo thì đừng nói đến cải tạo xã hội. Lịng mình cịn tham ơ, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được”[83,tr.113].

Tiếp thu, nhưng khơng phải là ngun mẫu, một mặt Hồ Chí Minh đánh giá cao nhân cách, đạo đức của Khổng tử, mặt khác, Người cũng nhận thức được hạn chế thể hiện lập trường giai cấp của Khổng tử, Mạnh tử. Người chỉ rõ, hạn chế ấy là do những điều kiện lịch sử quy định và Khổng tử không thể vượt qua được thời đại của mình. Hồ Chí Minh viết: “Cách đây 20 thế kỷ, chưa có chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc chưa bị áp bức như chúng ta ngày nay, cho nên bộ óc của Khổng tử khơng bao giờ bị khuấy động vì các học thuyết cách mạng. Đạo đức của ơng là hồn hảo, nhưng nó khơng thể dung hợp với các trào lưu tư tưởng hiện đại, giống như một cái nắp tròn làm thế nào để đậy kín được cái hộp vuông”[77, tr.562]. Tuy nhiên, với tinh thần kế thừa có chọn lọc, Hồ Chí Minh kết luận: “Tuy Khổng tử là phong kiến và tuy học thuyết của Khổng tử có nhiều điều khơng đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”[81, tr.356].

Khoảng giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa thực dân xâm chiếm, thống trị và áp đặt chế độ nô dịch lên Trung Quốc và Việt Nam. Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh đều là những người sống cùng thời đại, tuy nhiên, mỗi người đều chọn cho dân tộc mình một con đường đấu tranh cách mạng để giành lại độc lập. Chủ nghĩa Tam dân do

Tôn Trung Sơn sáng lập gồm 3 nội dung cơ bản: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

Nội dung dân tộc độc lập chủ yếu đề cập tới việc phản đối chủ nghĩa đế quốc

và quân phiệt cấu kết xâm lược, mưu cầu quyền bình đẳng dân tộc và quyền tự quyết dân tộc. Trong nội dung dân độc lập, Tôn Trung Sơn đã nhấn mạnh đến “Cần giúp đỡ các dân tộc nhược tiểu chống lại các cường quốc trên thế giới”[76, tr.160].

Ở nội dung dân quyền tự do, Tôn Trung Sơn cho rằng cần thi hành chính

sách dân chủ, ngăn cản sự lạm dụng chế độ hiện hành của Âu-Mỹ, nhân dân có quyền bầu cử, sáng tạo, trưng cầu dân ý để thơng qua đó chọn ra các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, dân chủ và tự do là mục đích chính của nội dung này, Tôn Trung Sơn nhấn mạnh rằng: “dân quyền chỉ đến sau khi đấu tranh cho tự do”[108, tr.160].

Bàn về bình đẳng, Tơn Trung Sơn cho rằng: người có nhiều năng lực thì phục vụ nhiều, người có ít năng lực thì phục vụ ít, ai cũng phục vụ mọi người, “Làm như thế, tuy trời sinh ra người khơng bình đẳng về sự thơng minh tài đức, nhưng đạo đức phục vụ của người phát triển tất có thể tạo nên sự bình đẳng. Đó chính là tinh thần tinh túy của bình đẳng” [108, tr.230]. Với bộ máy chính trị, Tơn Trung Sơn nhấn mạnh đến việc nhân dân có thể trao quyền cho chính phủ và cũng có thể thu hồi lại quyền của mình. Quyền chính phủ làm việc ông gọi là trị quyền. Nhân dân được thực thi 4 loại quyền cụ thể mà ơng gọi là chính quyền: quyền bầu cử, quyền bãi miễn, quyền lập pháp và quyền phúc quyết. “Dùng bốn chính quyền của nhân dân để quản lý trị quyền của chính phủ, như vậy mới xem là một cơ quan chính trị dân quyền hoàn hảo” [108, tr.308].

Nội dung dân sinh hạnh phúc, Tôn Trung Sơn đề cập tới quyền về đất đai

của mỗi người dân và kiểm sốt vốn, tư nhân khơng thể thao túng sinh kế quốc dân. Phương thức để thực hiện dân sinh, theo ông phải dùng đến hai biện pháp: Bình qn địa quyền và tiết chế tư bản. Ơng khơng tán thành với cách thức dùng cách mạng để giải quyết các vấn đề kinh tế. Theo Tôn Trung Sơn, cách mạng chỉ giải quyết được vấn đề chính trị mà thơi.

Trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc sau năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã có điều kiện để nghiên cứu tư tưởng của Tôn Trung Sơn, Người nhận thấy ở chủ nghĩa Tam Dân: “chính sách phù hợp với điều kiện ở nước ta”. Phù hợp trong thời điểm nào? Câu trả lời đã được Hồ Chí Minh nhấn mạnh sau cách mạng Tháng tám năm 1945: “Chính phủ cố gắng làm theo đúng ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền và Dân tộc”[79, tr.491]. Trong lời kêu gọi thi đua ái quốc tháng 6/1946, Hồ Chí Minh viết: “Trong thi đua ái quốc, chúng ta: vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Kết quả đầu

tiên của thi đua ái quốc sẽ là: toàn dân đủ ăn, đủ mặc; toàn dân biết đọc, biết viết; toàn bộ đội đủ lương thực khí giới để diệt ngoại xâm; toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn. Thế là chúng ta thực hiện: Dân tộc độc lập; Dân quyền tự do; Dân sinh hạnh phúc. Ba chủ nghĩa mà nhà cách mạng Tôn Văn đã nêu ra”[80, tr.556-557].

Ở Nhật Bản, từ năm 1868 đến năm 1912 là thời đại Minh Trị, thời đại đó diễn ra cuộc chiến tranh Nhật - Trung nhưng cũng không làm cho công cuộc duy tân của Minh Trị bị ảnh hưởng. Với việc thực thi hàng loạt các chính sách quan hệ quốc tế, đổi mới và phát triển đất nước, ban hành quyền bình đẳng trong nhân dân, xây dựng chính thể lập hiến. Một trong những tiêu chí quan trọng nhất mà Minh Trị

thực hiện được đó là thực hành dân chủ về chính trị, làm thay đổi tồn diện bộ mặt

của Nhật Bản, đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp cũ kỹ trở thành một nước tư bản có nền cơng nghiệp phát triển cao. Với nước Nhật là q trình canh tân, khơng

bị trở thành thuộc địa giống như Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng rõ ràng cách thức quản lý, xây dựng đât nước theo mơ hình văn minh của Nhật mà ở đó quyền con người được đảm bảo, được phát triển và ngày càng hoàn thiện đã tác động đến tư duy Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, dành lại chủ quyền đất nước và quyền con người cho nhân dân Việt Nam.

Bôn ba khắp năm châu bốn bể, tiếp cận văn minh phương Tây, Hồ Chí Minh đặc biệt dành nhiều thời gian để nghiên cứu các mơ hình cách mạng của các nước tiên tiến, trong đó có cách mạng Mỹ năm 1776, cách mạng Pháp năm 1789. Cách mạng Mỹ, đặc biệt là Tuyên ngôn độc lập 1776 đã nhấn mạnh: Tự do là quyền tự nhiên của con người và quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Nghiên cứu cách mạng Pháp 1789 đã đưa Hồ Chí Minh đến gần hơn với Rútxô và Môngtexkiơ - những người tun truyền chủ nghĩa tự do, bình đẳng. Mơng-tex-ki-ơđịnh nghĩa tự

do là làm tất cả những điều mà pháp luật cho phép. “Tự do chính trị của cơng dân

là sự yên tâm vì mỗi người nghĩ rằng mình được an ninh. Muốn bảo đảm tự do chính trị như vậy thì chính phủ phải làm thế nào để một cơng dân này không phải sự một công dân khác”[92, tr.105]. Đến Rútxô, khẩu hiệu đấu tranh cho tự do của ông được hậu thế ca tụng. “Tự do là từ bản chất con người mà có”, vì vậy phải cứu lấy tự do, tìm ra biện pháp để hạn chế sự bất công trong xã hội.

Kế thừa những giá trị tư tưởng của Môngtexkiơ và Rutxô về tự do của nhân dân, tự do công dân, tự do của con người, Hồ Chí Minh đưa khái niệm nhân dân vào khái niệm dân tộc, do đó mà bản chất tự nhiên của quyền tự do bình đẳng nhân dân được Hồ Chí Minh được phát triển thành bản chất tự nhiên của quyền tự do bình đẳng dân tộc.

2.3.1.2. Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người theo quan điểm Mác-xít

Tháng 7 năm 1920, Hồ Chí Minh đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận

cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Đây chính là thời điểm đánh dấu sự

tiếp nhận của Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin. Hệ thống triết học, chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa đến cho Hồ Chí Minh những giá trị về nhận thức luận duy vật và phương pháp làm việc biện chứng.

Về triết học: Lý luận nhận thức mà Hồ Chí Minh tiếp thu từ chủ nghĩa Mác-

Lênin gắn liền với thực tiễn. Từ đó Người đã chỉ ra con đường biện chứng về lý luận cách mạng Việt Nam, đó là con đường cách mạng bắt đầu từ con người và mục đích cuối cùng là hướng tới giải phóng cho con người. Người đã lĩnh hội phương pháp làm việc biện chứng của chủ nghĩa Mác, phương pháp này cho phép con người sáng tạo, đổi mới chứ không giáo điều, rập khuôn. Phương pháp làm việc biện chứng của chủ nghĩa Mác đã giúp cho Hồ Chí Minh có cái nhìn tồn cảnh về tình hình trong nước, Người đã phân tích các mâu thuẫn, chỉ ra mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn của dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Mâu thuẫn giữa chính sách nơ dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)