4.2. Phương pháp nghiên cứu
7. Kết cấu của luận án:
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Khái niệm Quyền con người
Quyền con người là vấn đề thiết yếu được cả nhân loại quan tâm sâu sắc, đây cũng là vấn đề rất nhạy cảm, phức tạp, đa diện, do đó có nhiều khái niệm khác nhau, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, thậm chí đối lập nhau đã được đề xuất. Tuy nhiên, dù được tiếp cận ở góc độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả mọi người và được cộng đồng quốc tế thừa nhận, tuân thủ. Cho dù có những cách nhìn nhận khác biệt nhất định thì có một điều khơng thể thay đổi về quyền con người, đó là những giá trị cao cả thuộc về con người, cần được tôn trọng
và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.
Theo tài liệu của Liên hợp quốc, đến nay, hàng chục định nghĩa về quyền con người đã được công bố, mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề quyền con người ở một góc độ nhất định, chưa có định nghĩa nào bao quát được tất cả các thuộc tính về quyền con người. Tính phù hợp của các định nghĩa thường được đánh giá bởi mức độ nhận thức của mỗi cá nhân cũng như mục đích sử dụng định nghĩa đó. Một số định nghĩa sau được sử dụng khá rộng rãi, và rõ ràng, về nội hàm giữa chúng có điểm chung nhất định như đã nói ở trên:”Quyền con người là những bảo đảm pháp
lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản”[156]; “Quyền con người là những sự được phép mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tơn giáo, địa vị xã hội…;đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người”;”Quyền con người là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu khơng được hưởng thì chúng ta sẽ khơng thể sống như một con người”[157, tr.4].
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Ănghen, tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại là sự tồn tại của những cá nhân con người sống và hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất. Do đó, quyền và tự do cơ bản của con người, đối
những khát vọng, nhu cầu và lợi ích cụ thể. Đó là những con người hoạt động thực tiễn, thơng qua cải tạo thế giới mà cải biến chính bản thân mình, thoả mãn quyền và lợi ích cho chính mình. C. Mác-Ph. Ănghen đề cao quyền tự do cá nhân như là điểm xuất phát của quyền con người, việc đảm bảo quyền và phát triển quyền tự do của mỗi người là tiền đề cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người trong xã hội. Mọi quyền cá nhân chỉ có thể được coi là hợp lý khi nó đặt trong mối quan hệ giữa người với người và trong cộng đồng xã hội. Như vậy, việc giải phóng cá nhân phải gắn liền với giải phóng xã hội, phát triển tự do của mỗi người phải gắn với sự phát triển một chế độ nhà nước và xã hội nhất định.
Jacques Mourgon, giáo sư đại học khoa học xã hội Toulouse định nghĩa: Quyền
con người là những đặc quyền được các quy tắc điều khiển mà con người giữ riêng lấy trong các quan hệ của mình với các cá nhân và với chính quyền[91, tr.12].
Trong Đại từ điển Tiếng Việt, nhân quyền chính là quyền con người. Với ý
nghĩa như vậy, nhân quyền hay quyền con người là hai từ đồng nghĩa, do đó hồn tồn có thể sử dụng hai từ này trong hoạt động nghiên cứu lý luận, giảng dạy và hoạt động thực tiễn về nhân quyền.
Tóm lại, có thể thừa nhận và sử dụng định nghĩa sau về quyền con người:
quyền con người là khái niệm dùng để chỉ những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia, phù hợp với các giá trị pháp lý quốc tế.
Phân biệt giữa quyền con người và quyền công dân
Theo quan điểm của C.Mác - Ph.Ănghen, quyền con người và quyền cơng dân là hai khái niệm có nội dung và ý nghĩa khác nhau, nhưng không đối lập, mà thực chất là thống nhất với nhau. “Quyền con người phải thu hút được quyền cơng dân vào nội dung của nó”, vì chúng nằm trong một chỉnh thể thống nhất, phản ánh tổng thể nhu cầu của con người hiện thực trong điều kiện còn tồn tại nhà nước. Tuy nhiên, về khái niệm vẫn có sự phân biệt tương đối. Theo C. Mác: quyền cơng dân là
những quyền chính trị, những quyền cá nhân con người, với tư cách là thành viên xã hội cơng dân, cịn quyền con người là những đặc quyền chỉ có con người mới có, với tư cách là con người.[71, tr.14]. Theo từ điển Merriam Webster’s Collegiate
Dictionary, công dân là một thành viên của một nhà nước mà người đó có nghĩa vụ
trung thành và được hưởng sự bảo vệ[154]. Quyền công dân (citizen’s rights) cũng
được định nghĩa ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng khái quát nhất, có thể kể đến định nghĩa: quyền cơng dân là những lợi ích pháp lý được các nhà nước thừa nhận
Phân biệt khái niệm quyền con người, quyền công dân về: nguồn gốc lịch sử, nội hàm khái niệm, ngoại diên khái niệm, chủ thể và cách thức thực hiện các quyền mà hai khái niệm đề cập:
Về nguồn gốc lịch sử khái niệm quyền con người, quyền công dân: Tư tưởng
về quyền con người xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, xuất phát từ việc đảm bảo nhân phẩm của con người. Nếu quyền con người được luật quốc tế (toàn cầu và khu vực) thừa nhận năm 1945,chính thức được hợp thức hóa về văn bản và được khẳng định cùng với Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1848 thì quyền cơng dân xuất hiện cùng với cuộc cách mạng tư sản, xuất phát và đảm bảo mối quan hệ giữa các cá nhân với nhà nước. Xét về lịch sử, khái niệm quyền công dân ra đời sớm hơn khái niệm quyền con người.
Về nội hàm khái niệm quyền con người, quyền công dân: Quyền con người là
tập hợp những nhu cầu và lợi ích tự nhiên được pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia quy định, được áp dụng bình đẳng cho tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt dân tộc, quốc tịch, chủng tộc, sắc tộc, tơn giáo, giới tính, độ tuổi, trình độ, thu nhập, v.v.. Quyền con người rộng về nội hàm bởi nó khơng chỉ thể hiện mối quan hệ giữa cơng dân với nhà nước, mà nó cịn thể hiện mối quan hệ giữa các nhà nước với các cá nhân khác trong cộng đồng nhân loại, cũng như giữa các nhà nước với cộng đồng quốc tế. Quyền công dân là tập hợp những nhu cầu và lợi ích tự nhiên được pháp luật của một nước quy định, được áp dụng một cách bình đẳng cho những cơng dân có quốc tịch của một quốc gia. Như vậy quyền công dân chỉ thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với cơng dân của nhà nước đó. Xét về nội dung, khái niệm quyền con người rộng hơn khái niệm quyền công dân.
Về ngoại diên khái niệm quyền con người, quyền công dân: Nếu coi quyền
con người là tập hợp những nhu cầu và lợi ích tự nhiên, vốn có của con người dù chưa được thể hiện bằng các quy định cụ thể nhưng lại hàm chứa trong các quy định mang tính ngun tắc của pháp luật quốc tế thì quyền cơng dân chỉ là sự cụ thể hóa các nguyên tắc và quy định về quyền con người chứ khơng vượt ra ngồi khuôn khổ của quyền con người. Ngoại diên quyền con người rộng hơn ngoại diên quyền công dân.
Về chủ thể thực hiện quyền con người, quyền công dân: Ở quyền con người,
chủ thể thực hiện quyền con người chính là con người, khơng phân biệt quốc tịch, độ tuổi, giới tính, dân tộc, sắc tộc, vị trí, tài sản, huyết thống. Với quyền cơng dân, chủ thể thực hiện là công dân, là người thuộc về một nhà nước nhất định mà người này mang quốc tịch.
Về cách thức thực hiện quyền con người, quyền công dân: Quyền con người
được đảm bảo cả trong pháp luật và cơ chế của quốc gia và quốc tế: Diễn đàn, thủ tục điều tra, giải quyết, khiếu nại, tố cáo vi phạm nhân quyền của Liên hợp quốc và một số tổ chức liên chính phủ và khu vực. Là quyền vốn có, khơng do chủ thể nào ban phát. Thể hiện vị thế của mỗi cá nhân trong quan hệ với quốc gia của họ và quan hệ với cộng đồng nhân loại. Quyền công dân được đảm bảo bằng pháp luật và cơ chế quốc gia: Toà án và một số chế tài ở mỗi quốc gia. Thể hiện vị thế của mỗi cá nhân với tư cách là cơng dân trong quốc gia đó. Trường hợp phức tạp mới có thể nối tiếp bằng cơ chế quốc tế. Hai cơ chế này có thể tác động qua lại, đơi khi lại có sự chuyển hóa khi một vấn đề về cơng dân ở một quốc gia có thể trở thành một vấn đề về quyền con người có thể được giải quyết thơng qua các quy định pháp luật và cơ chế quốc tế.
Từ sự so sánh này, tôi cho rằng quyền công dân và quyền con người là hai phạm trù có mối liên hệ chặt chẽ, tác động, bổ sung với nhau. Tuy vậy, đối tượng và phạm vi điều chỉnh, thực thi của quyền công dân và quyền con người lại không tương đồng. Và vì vậy, hai phạm trù này vẫn sẽ song hành cùng nhau.