Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người,

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 34 - 38)

4.2. Phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận án:

2.1. Các khái niệm

2.1.2. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người,

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người có tính tồn diện, tiến bộ và đi tiên phong trong việc giải phóng con người, làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện của con người. Điều này thể hiện nội hàm khái niệm, phương thức thực thi và mục đích thực hiện quyền con người.

Hồ Chí Minh có quan điểm riêng của mình về quyền con người. Đối tượng mà Hồ Chí Minh nói đến trong phạm trù quyền con người là tất cả mọi người mà nổi bật là những con người xuất phát từ các dân tộc thuộc địa, những dân tộc nghèo nàn, kém phát triển. Đặc biệt là nhóm người cần sự quan tâm đặc biệt như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, v.v..

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh thời Người mong ước: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”[90, tr.627]. Mong ước đó chính là lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức chứa đựng giá trị nhân văn của Người. Để thực hiện được lý tưởng đó, cả cuộc đời Người đã đấu tranh vì quyền độc lập tự do, cơm áo, quyền sống, quyền hạnh phúc của nhân dân. Hiếm có được nhà chính trị cách mạng nào trên thế giới lại nung nấu ý chí, kiên trì và quyết tâm đấu tranh cho lý tưởng nhân quyền như Hồ Chí Minh. Hồ

Chí Minh tiếp cận quyền con người từ quan điểm thực tiễn, quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng trước tiên và chủ yếu là từ thân phận của người dân mất nước đang tìm con đường đấu tranh, giành lại chủ quyền cho dân tộc, trong đó có các quyền cơ bản của con người. Thấm nhuần những giá trị truyền thống dân tộc, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba khắp năm châu bốn bể. Người nghiên cứu cách mạng tư sản, cách mạng Pháp;tìm hiểu tư tưởng của Rút - xô, Mông - tét - xki - ơ; tiếp cận Tuyên ngôn độc lập Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp; theo dõi thắng lợi cách mạng Tháng Mười Nga, đọc Khổng tử, hiểu giáo lý Phật giáo, Thiên Chúa Giáo, nghiên cứu tư tưởng Tôn Trung Sơn, thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin về quyền con người, v.v.. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đã kế thừa, phát triển, vượt lên các giá trị của dân tộc và thời đại về quyền con người; Nói cách khác tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là sự phản ánh thành tựu tư duy về nhân quyền ở thời đại các dân tộc thuộc địa, nơ lệ, bị áp bức, bóc lột vùng lên đấu tranh giành lại quyền sống, quyền làm người của con người cho phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, chính trị của dân tộc mình.

Từ thực tế đó, căn cứ trên định nghĩa về quyền con người ở trên, có thể định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là hệ thống quan điểm toàn diện

và sâu sắc về những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan mà con người xứng đáng được hưởng, được đảm bảo, được thực thi bằng pháp luật Việt Nam, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và các giá trị pháp lý quốc tế.

Theo ý nghĩa như vậy, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người bao gồm: quyền dân sự chính trị; quyền kinh tế, xã hội; quyền của nhóm người cần có sự quan tâm đặc biệt như phụ nữ, trẻ em, người già, quyền của người dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo.

Về nội hàm khái niệm: Trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và giải phóng con người của Hồ Chí Minh, Người khơng trực tiếp sử dụng khái niệm hay đưa ra định nghĩa nào cho khái niệm quyền con người, nhưng Người lại nhiều lần đề cập tới nội hàm của khái niệm, đó chính là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có, khách quan mà con người được hưởng, được đảm bảo, được thực thi bằng pháp luật của quốc gia, phù hợp với thực tiễn của quốc gia và các giá trị pháp lý quốc tế. Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà hoạt động cách mạng bắt đầu từ con người và tất cả đềuvì con người. Người là một nhà tư tưởng, nhà cách mạng hành động mà xuất phát điểm của toàn bộ tư tưởng cũng như thực tiễn của Người bắt đầu từ con người và mục đích cuối cùng cũng là hướng tới con người.

Hồ Chí Minh khơng tiếp cận quyền con người như quyền tự nhiên mà trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người trên cơ sở thực tiễn ở các nước thuộc địa. Nếu coi quyền con người là quyền tự nhiên, sinh ra đã có thì điều này khơng thể giải thích được với đối tượng là các nhóm người cần sự quan tâm đặc biệt trong xã hội. Vì trên thực tế, phụ nữ, trẻ em chính là những đối tượng dễ bị vi phạm quyền con người, nhất là ở các nước phát triển.

Về chủ thể thực hiện: Với Hồ Chí Minh, xuất phát điểm là một người dân

thuộc địa, Người sớm xác định rõ hoàn cảnh nước mất, nhà tan, người dân thuộc địa bị chà đạp. Quyền con người mà Hồ Chí Minh đề cập trước hết là quyền dân tộc. Nước có độc lập thì dân mới được tự do. Quá trình giành độc lập dân tộc thực chất là quá trình tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Trong cuộc cách mạng đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến việc con người phải tự giải phóng mình. Con người là đối tượng chính của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh có cách quan niệm rất riêng về con người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người” [81, tr.130]. Cách hiểu này nhấn mạnh đến vai trò xã hội của con người, trong đó con người tồn tại với tư cách là thành viên của một cộng đồng xã hội nhất định. Cộng đồng đó là gia đình, họ tộc, làng xóm, dân tộc, đất nước, rộng hơn nữa, con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nhân loại. Với Hồ Chí Minh, con người khơng phải là những cá thể biệt lập. Chỉ có trong quan hệ xã hội, trong hoạt động thực tiễn xã hội, con người mới có lao động, ngơn ngữ, tư duy, chế tạo công cụ lao động…, mới thực sự trở thành con người để phân biệt với mọi loài động vật khác. Những quan hệ xã hội mà Hồ Chí Minh quan tâm trước hết là những quan hệ gắn bó giữa người với người thành tập thể, cộng đồng từ nhỏ đến lớn, từ hẹp đến rộng. Chính từ cách định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã đi từ quyền tự nhiên của con người phát triển lên thành quyền đấu tranh chống áp bức của các dân tộc thuộc địa; phát triển lên thành quyền làm người và quyền tự quyết của các dân tộc; trong đó có các dân tộc nơ lệ, bị áp bức. Từ đó, Hồ Chí Minh đi đến khẳng định: “Tự do độc lập là quyền trời cho của mỗi dân tộc” [79, tr.9] và “Khơng có gì q hơn độc lập tự do” [90, tr.9]. Với Hồ Chí Minh, đấu tranh cho độc lập và tự do là “lý tưởng cao quý nhất của loài người” [79, tr.75].

Về phương thức thực hiện

Để quyền con người có thể thực thi ở một nước thuộc địa, với Hồ Chí Minh, phải sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đuổi chế độ áp bức, bóc lột con người. Người cho rằng, trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cần dùng bạo lực cách

mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, phải giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền đó. Con đường cách mạng chun chính vơ sản dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế là con đường cách mạng được Hồ Chí Minh lựa chọn. Tuy nhiên, gốc rễ của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc được Hồ Chí Minh nhấn mạnh: con người phải tự giải phóng mình. Một xã hội chỉ thực sự được giải phóng, một dân tộc thực sự độc lập, quyền con người thực sự được thực thi khi con người vừa là chủ thể của cơng cuộc giải phóng, vừa là đối tượng trực tiếp xây dựng, xác lập và thực thi quyền lợi cho chính bản thân mình.

Đảng Cộng sản là lực lượng tiên phong dẫn đường, là cán bộ, đảng viên, người cách mạng, là đông đảo quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh yêu cầu, để sự nghiệp giải phóng và tự giải phóng con người được thành công, bản thân tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải tuyên truyền, giác ngộ, tập hợp, tổ chức và lãnh đạo nhân dân. Phải làm tốt, thật tốt vai trò của người đứng đầu, làm hết tinh thần trách nhiệm, làm đến nơi đến chốn, vượt qua khó khăn, làm cho thành cơng. Sự nghiệp giải phóng con người trước hết được Hồ Chí Minh gắn với trách nhiệm của người cán bộ đảng viên. Theo đó, người cán bộ cần nắm vững chính sách, đi đúng đường lối và làm trịn nhiệm vụ. Có như vậy mới có thể lãnh đạo nhân dân, để họ phát huy hết năng lực, góp phần vào sự nghiệp cách mạng nước nhà.

Tiến hành cuộc cách mạng trong xã hội để giành độc lập dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến cuộc cách mạng giải phóng con người, mà trước hết là giải phóng chính mình. Giải phóng chính mình là cuộc cách mạng khó, địi hỏi mỗi người, mà trước hết là những cán bộ, đảng viên phải tu dưỡng, rèn rũa, tự chủ vươn lên và tự hồn thiện mình để xứng đáng với quyền con người mà mình được hưởng. Để làm được điều đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến đức và tài. Chỉ có những người đủ đức và tài mới có thể hồn thành nhiệm vụ cách mạng giao phó và hồn thành nhiệm vụ giải phóng chính mình. Trong đó đức là cội nguồn sức mạnh, giúp con người vượt qua mọi khó khăn thử thách, hồn thành trách nhiệm nặng nề, thậm chí sẵn sàng hi sinh bản thân mình để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tài của người cán bộ, đảng viên là năng lực, trình độ chun mơn, là phương pháp tư duy hành động. Để lôi kéo quần chúng làm cách mạng xã hội, cách mạng trong chính mình thì người cán bộ đảng viên phải có đủ đức và tài. Những kẻ kém tài thiếu đức hoặc bất tài vô đức sẽ không thể là người có tinh thần trách nhiệm. Trách nhiệm với vận mệnh của nước nhà và trách nhiệm với chính bản thân mình. Với ý nghĩa như vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là cuộc cách mạng trong chính bản thân mình.

Hồ Chí Minh cịn cho rằng, quyền con người gắn với quốc gia độc lập, nền chính chị dân chủ, pháp luật văn minh, trên nền tảng của sự phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó cái gốc chính là sự phát triển con người một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)