Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người với quan điểm riêng, sáng tạo,

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 61 - 64)

4.2. Phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận án:

2.3. Phương thức tiếp cận quyền con người của Hồ Chí Minh

2.3.2. Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người với quan điểm riêng, sáng tạo,

tạo, độc đáo

Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa quyền con người vào điều kiện và hồn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, giai cấp, dân tộc. Người đã thấy được mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng để đưa đến cái chung chính là quyền con người.

Năm 1925, trong bản dịch Quốc tế ca có đoạn: “Việc ta ta phải gắng lo,

Chẳng nhờ trời phật, chẳng nhờ thần linh. Cơng nơng mình cứu lấy mình, Sửa sang thế đạo kinh dinh nhân quyền.

Muốn cho đánh đổ cường quyền, Tự do, bình đẳng vẹn tuyền cả hai.

Thụt thò ta phải ra tay,

Sắt kia đang nóng đập ngay mà dùng” [77, tr.502].

Trong bài Đây công lý của thực dân Pháp ở Đơng Dương, nhân quyền cịn được Hồ Chí Minh giải thích là quyền làm người: “Chưa có bao giờ, ở một thời đại nào, ở một nước nào, người ta lại vi phạm quyền làm người một cách độc ác, trơ tráo đến thế” [76, tr.406]. Chế độ thực dân thực sự là” chế độ đã hạ con người xuống hàng con vật và làm ô nhục cho cái thế giới gọi là văn minh” [77, tr.124].

Trên thực tế, Hồ Chí Minh bàn về quyền con người không chỉ bao hàm quyền sống thuần t, đối với dân tộc Việt Nam, đó cịn là quyền làm người. Quyền làm người ở đây có thể hiểu ở 2 góc độ.

Thứ nhất là đối với các dân tộc thuộc địa trong đó có Việt Nam, đặc điểm

chung của tất cả các dân tộc thuộc địa là đều bị nô dịch bởi đế quốc, thực dân. Người dân đều bị tước mất quyền con người. Con người khơng chỉ có nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, khơng chỉ duy trì sự tồn tại mà điểm khác biệt cơ bản với thế giới loài vật là năng lực sáng tạo do bộ óc phát triển, con người phải phát minh, phải thúc đẩy lịch sử phát triển. Muốn vậy, con người cần phải được tự do học hành, được tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị xã hội, được giải trí về tinh thần, được tự do cá nhân trong khn khổ pháp luật hiện hành. Điều đó chỉ có thể được hiện thực hóa khi đất nước tự do, dân tộc được độc lập, con người được giải phóng thóat khỏi ách nô lệ, quyền con người đến được với con người. Vậy là, con đường đi tìm độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân cũng chính là hành trình giành lại quyền cho con người. Đó chính là điều kiện để phát triển và hoàn thiện quyền con người một cách thực chất nhất.

Thứ hai, thực dân Pháp (sau này là đế quốc Mỹ) là kẻ nô dịch, áp bức người

Việt Nam. Tuy nhiên, khi thực hiện các hành vi nô dịch, áp bức phi nhân tính đối với người dân thuộc địa, chính họ đang bị phần Con trong họ thống trị, và vì vậy, quá trình giành độc, tự do và chủ quyền lãnh thổ cho dân tộc Việt Nam cũng chính là q trình giải phóng, khơng chỉ người dân bản xứ, mà còn là để giải phóng cái phần Người trong những kẻ đi bóc lột, là địi lại quyền làm người cho chính những kẻ tưởng chừng là kẻ mạnh.

Có thể thấy, Hồ Chí Minh đã có những cách tiếp cận và luận giải rất riêng, rất độc đáo và sâu sắc về con người và quyền con người. Và những cách tiếp cận riêng, độc đáo đó khơng biệt lập, mà hồn thành một chỉnh thể cùng với cách tiếp cận từ truyền thống đến hiện đại, từ dân tộc đến nhân loại, từ phương Đơng đến phương Tây để hình thành nên cách tiếp cận mang tính tổng hịa biện chứng. Với cách tiếp cận như thế, Hồ Chí Minh có điều kiện nhìn sâu vào vấn đề quyền con người, từ đó đưa ra những quan niệm về quyền con người sâu sắc, tồn diện. Quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh được xem xét trên cả hai cấp độ là quyền con người nói chung: Quyền sống, quyền sung sướng, hạnh phúc và quyền con người - công dân thể hiện ở các quyền dân sự - chính trị, quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền ở một số nhóm người cần được quan tâm đặc biệt trong xã hội như phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, v.v.. Dù được xem xét ở cấp độ nào, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đều hướng tới một mục đích đó là giải phóng và hướng đến phát triển con người một cách toàn diện.

Tiểu kết chương 2

Từ bối cảnh dân tộc và thời đại đã hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Về đại thể, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người chia làm ba giai đoan: giai đoạn hình thành các quan niệm đầu tiên về quyền con người; Giai đoạn định hình những nhận thức mang tính khoa học, cách mạng và nhân văn về quyền con người; Giai đoạn phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Hồ Chí Minh nhận thức về quyền con người ở ba giai đoạn đều có sự nhất quán, thể hiện lối tư duy phát triển phù hợp với thực tiễn nhân quyền ở Việt Nam và thế giới. Tiếp cận vấn đề quyền con người từ phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, của chính trị học, dưới lăng kính tổng thể, kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa của phương Đơng và phương Tây đã cho thấy tính sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa quyền con người vào điều kiện và hồn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, giai cấp, dân tộc. Người đã thấy được mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng để đưa đến cái chung chính là quyền con người. Nhân quyền ở Hồ Chí Minh trong bối cảnh cách mạng Việt Nam không chỉ bao hàm quyền sống thuần t, đó cịn là thực hiện quyền làm người, và cùng với đó là cải tạo sự phi nhân tính của thực dân, để họ được trở về với bản tính người vốn có của con người. Quá trình hình thành, phát triển và phương thức tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người chính là cơ sở lý luận khoa học cho những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người.

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 3.1. Nội dung tư tưởng về quyền con người nói chung

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)