Quyền hạnh phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 69 - 70)

4.2. Phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận án:

3.1.2. Quyền hạnh phúc

Quyền hạnh phúc - quyền sung sướng là một quyền cơ bản của con người,

khẳng định chất lượng của sự tồn tại người và cũng được Hồ Chí Minh đặc biệt

quan tâm.

Cũng như với các quyền cơ bản khác của con người, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa tư bản đã thủ tiêu quyền hạnh phúc của người lao động khi biến họ thành công cụ thể thỏa mãn lợi ích của giai cấp thống trị. Sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân dẫn đến những nỗi bất hạnh lớn của con người, nhất là người lao động. Chính vì thế, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa tư bản, mục đích cao nhất chính là vì quyền hạnh phúc của con người và đó là cuộc đấu tranh mà nhân loại tiến bộ trên thế giới đều hướng tới và ủng hộ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tất cả những người lao động trên thế giới đều có một mục đích chung là thốt khỏi áp bức bóc lột, được sống sung sướng tự do, tức là thực hiện chế độ cộng sản. Nhưng để đi đến mục đích ấy, mỗi nước phải tùy theo điều kiện thiết thực của mình mà tiến dần”[83, tr.254].

Bản thân Hồ Chí Minh cũng xác định cho mình mục đích cao nhất và duy nhất trong cuộc đời cách mạng chính là: “phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân [79, tr.272].

Mục đích cao quý ấy được Hồ Chí Minh cụ thể hóa thành lý luận cách mạng, cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam nỗ lực thực hiện. Người nhiều lần khẳng định: “củng cố hịa bình, thực hiện thống nhất, hồn thành độc lập và dân chủ trong khắp nước ta; để xây dựng một đời sống sung sướng, tươi đẹp, thái bình mãi mãi cho con cháu chúng ta”[84, tr.91]; “chúng ta kiên quyết đấu tranh cho hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước - cũng nhằm mục đích xây dựng cho con cháu chúng ta một đời sống sung sướng, vui tươi, thái bình, hạnh phúc”[89, tr.501]. Có thể thấy, chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc, đó chính là một hành trình trên con đường hiện thực hóa quyền sung sướng, quyền hạnh phúc của con người.

Tuy nhiên, sự nghiệp cách mạng không thể dừng lại sau khi đã giải phóng dân tộc. Giải phóng dân tộc đã khó, nhưng cịn nhiệm vụ khác khó khăn hơn nhiều, đó chính là cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - chủ nghĩa xã hội và chủ

nghĩa cộng sản. Mục đích của xây dựng chế độ xã hội mới cũng chính là hiện thực hóa quyền sung sướng, hạnh phúc của con người. Người chỉ rõ: “Nếu nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [79, tr.64] và “chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” [77, tr.292].

Để hiện thực hóa quyền hạnh phúc của con người, có trách nhiệm của tất cả các chủ thể. Trước hết, đó là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước. Hồ Chí Minh viết: “Các cơng việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người” [79, tr.21]. Đó cịn là trách nhiệm của tồn thể nhân dân, khơng có bất cứ sự phân biệt nào: “tất cả đồng bào Việt Nam, không phân biệt gái trai, già trẻ, giàu nghèo, tôn giáo, chủng tộc, cùng nhau đoàn kết để giữ vững nền độc lập và mưu cầu hạnh phúc tự do” [79, tr.36]; “chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta” [79, tr.249], v.v..

Có thể thấy quyền hạnh phúc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một quyền cơ bản quan trọng của con người. Một cuộc cách mạng chỉ có thể được coi là thành công và thành công đến nơi; một chế độ xã hội chỉ được coi là thật sự tiến bộ, khi nó bảo đảm thực hiện được quyền sung sướng, quyền hạnh phúc cũng như các quyền con người thiêng liêng, cao quý khác.

Quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, quyền hạnh phúc, quyền sung sướng đó là những quyền con người nói chung mà con người, với tư cách là loài người, nhất định phải được hưởng dụng, bất kể chế độ chính trị, bản sắc văn hóa. Việc Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng những quyền cơ bản và phổ quát này cho thấy tư duy triết học chính trị sáng tạo, độc đáo và có tính nhân văn vơ cùng sâu sắc của Người.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)