Học thuyết Ngũ hành

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thế giới quan trong triết học trung quốc cổ đại luận án TS triết học 62 22 80 05 (Trang 44 - 46)

Theo học giả Phùng Hữu Lan (45. 141): “từ ngũ hành thường được dịch là: năm yếu tố nhưng không nên coi chúng là những yếu tố tĩnh mà nên coi là năm thứ lực động có ảnh hưởng đến nhau. Từ “hành” có nghĩa là “làm”, “hoạt động” cho nên từ ngũ hành theo nghĩa đen có nghĩa là năm hoạt động, hay năm tác nhân. Người ta cũng gọi là “ngũ đức” có nghĩa là năm thế lực. Sự đề cập đầu tiên thật đích xác về ngũ hành được thấy trong một đoạn khác của Kinh Thư (Phần V, quyển Chu thư dưới thiên Hồng Phạm- nghĩa là khuôn phép lớn.

Lê Quí Đôn (22. 201) viết: “Hồng Phạm nói ngũ hành không nói âm dương; Chu dịch nói âm dương không nói ngũ hành, nhưng cái lý thực vẫn thông nhau”.

Ngũ hành mà hai tác giả nói đến ở đây là: thủy – mộc – hỏa – thổ – kim. Cũng tác giả Phùng Hữu Lan (84. 142) “thứ nhất trong cửu trù là ngũ hành, thứ nhất trong ngũ hành là thủy, thứ nhì là hỏa, ba là mộc, tư là kim, năm là thổ, (tính) thủy là ướt và xuống; hỏa là cháy và lên, mộc là cong và thẳng; kim là theo và đổi; thổ là để gieo mạ làm mùa”. Trong thiên “Hồng Phạm” ta thấy ý niệm ngũ hành còn ở trong giai đoạn chưa hoàn thành tác giả tư tưởng bằng từ ngũ vật thể có thật như hỏa, nước, v.v. thay vì tư tưởng bằng từ ngữ những lực trừu tượng mang các tên ấy như ngũ hành được quan niệm về sau.”

Vấn đề nguồn gốc và quá trình phát triển học thuyết ngũ hành được tất cả mọi người nghiên cứu triết học Trung Quốc cổ đại quan tâmvà đại thể cũng chưa có ý kiến nào khác hơn ý kiến của hai học giả mà chúng tôi đã dẫn.

42

Người ta đều cho rằng phải đến Trâu Diễn (TK3 TCN) học thuyết Ngũ hành mới được hoàn thiện, còn tác phẩm Lã Thị Xuân thu (Truyền rằng do Lã Bất Vi chủ biên) sau được xếp vào chương thời lệnh trong Lễ ký – theo chúng tôi đó là sự ứng dụng và tổng kết tất cả các tri thức của các học phái khác nhau trong đó vấn đề ngũ hành của các mùa là theo quan điểm của Trâu Diễn đã tổng kết về Ngũ hành để từ đó đi đến giải thích thứ tự vận động của các mùa, các tháng trong năm, từ đó ấn định các công việc và hành động cho một ông vua, đây là sự thể chế hoá thế quyền với qui luật tự nhiên.

Theo Trâu Diễn ngũ hành vận động theo hai chiều, một gọi là chiều tương sinh, một chiều gọi là tương khắc (hoặc tương thắng) thể hiện bằng lược đồ sau:

Tương sinh Mộc Thủy Hỏa Kim Thổ Tương khắc Mộc Kim Thổ Hỏa Thủy

Có thể tóm tắt hai lược đồ trên vào một lược đồ như sau: Mộc

Thủy Hỏa

43

Kim Thổ

Như vậy nếu theo thứ tự, thí dụ từ thủy chẳng hạn thì cứ sau một hành sinh thì lại khắc hành được sinh ra tiếp theo. Trình tự này có ở tất cả các hành trong ngũ hành, chúng ta có thể nhận thấy rằng cũng giống như phương Tây cổ đại hay Ân Độ cổ đại, đầu tiên người ta qui bản thể thế giới về các yếu tố vật chất cụ thể có tính kinh nghiệm và mô tả (triết học Hy Lạp cổ đại coi lửa, nước không khí là các yếu tố của bản thể thế giới, triết học Ân Độ coi lửa, nước, đất, không khí, kim loại, là các yếu tố của bản thể thế giới) Song chỗ khác nhau của triết học Trung Quốc cổ đại với các nền triết học khác là ở chỗ trên cơ sở các tri thức có tính trực quan và kinh nghiệm như vậy đủ khái quát hóa, trừu tượng hóa để đưa đến cho các khái niệm đó những ý nghĩa rộng hơn bản thân nó vốn có. Mặt khác đã đưa được ra qui luật vận hành của Ngũ hành trong một vòng tròn khép kín, từ đó học thuyết này cùng với học thuyết âm dương trở thành hai học thuyết nền tảng có ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận nền tảng cho các lĩnh vực khác nhau của hình thái ý thức xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thế giới quan trong triết học trung quốc cổ đại luận án TS triết học 62 22 80 05 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)