Vũ trụ quan triết học Trung Quốc cổ đại 1 Thời kỳ manh nha

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thế giới quan trong triết học trung quốc cổ đại luận án TS triết học 62 22 80 05 (Trang 25 - 29)

1.3.1 Thời kỳ manh nha

Giống như các nền văn minh khác, thời kỳ xã hội nguyên thủy ở Trung Quốc có thể đã kéo dài hàng vạn năm với các truyền thuyết về Tam hoàng

23

(Thiên hoàng - Địa hoàng - Nhân hoàng), Ngũ đế (Hoàng đế - Chuyên Húc - Đế Cốc - Đường Nghiêu - Ngu Thuấn). Giới nghiên cứu coi Trung Quốc bước vào chế độ chiếm hữu nô lệ “kiểu phương Đông” từ khoảng thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, với sự xuất hiện của triều đại nhà Hạ (xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp). Đây là thời kỳ manh nha và hình thành nhà nước đầu tiên, thời kỳ này đã có sự phân biệt giữa nông thôn (bỉ, dã) và thành thị (thành quốc) đã có sự xác lập bờ cõi một cách tương đối, chia quốc gia thành chín châu (Ký châu, Diễn châu, Thanh châu, Từ châu, Dương châu, Kinh châu, Dự châu, Lương châu, và Ung châu). Sử sách ghi chép rõ hình thế, vị trí địa lý, lưu vực và tên các con sông và ranh giới của các châu.

Một điều quan trọng trong thời kỳ này là người Trung Quốc cổ đại đạt được những thành tựu nhất định trong việc trị thủy các con sông lớn. Kinh Thư chép việc hai cha con Vua Vũ trong một thời gian hơn mười ba năm đã khai thông, đào đắp đê điều của chín con sông lớn. Vua Vũ (người được thừa kế ngôi vua sau vua Thuấn) nói: “Ta đào thông chín dòng sông ra bốn biển rồi đến đào mương máng cho sông suối để thông ra các dòng sông”. Thứ tự như sau: Nhược thủy, Hắc thủy, Hoàng Hà, Hán thủy, Giang thủy, Tề thủy, Hoài hà, Vị thủy, Lạc thủy. Công trình trị thủy vĩ đại này giúp cho sự canh tác nông nghiệp thuận lợi, cũng như sự giao lưu đường thủy, bộ thuận lợi, mở rộng,tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội từ đó về sau.

Ơ thời kỳ này người Trung Quốc cổ đã đạt được những thành tựu cơ bản trọng việc tìm hiểu qui luật của thời gian và khám phá không gian bằng các kinh nghiệm quan trắc độ số mặt trăng, mặt trời. Điều này được gọi là thiên văn và lịch số. Khi các bộ lạc đã bắt đầu định cư, khai khẩn để bắt đầu các nghề nông nghiệp chăn nuôi, trồng trọt, đánh cá, do đời sống của xã hội nông nghiệp như vậy nên nhu cầu về dự báo thời tiết, căn cứ vào sự vận hành của vũ trụ để lập ra các quy định phối hợp giờ, ngày, tháng, năm, mùa vụ giúp cho con người hoạt động phù hợp với sự qui luật vận hành của tự nhiên là hết sức cần thiết. Dựa vào sự quan sát có tính kinh nghiệm từ nhiều thế hệ, họ đã rút ra các qui luật lặp đi lặp lại trên cơ sở đó phân chia chi tiết vì vậy đã xác định được thời gian vận hành

24

giữa trái đất và mặt trời là 365 hoặc 366 ngày chia thành 12 tháng. Sau mỗi tháng (chu kỳ vận hành của mặt trăng và trái đất) lại chỉ có 29 hoặc 30 ngày vì vậy đã đặt ra được tháng nhuận. Tháng nhuận là kết quả của sự so sánh giữa quá trình vận hành của trái đất với mặt trời và trái đất với mặt trăng lệch nhau 10 ngày trong một năm vì vậy cứ 3 năm sẽ có một năm nhuận gồm 13 tháng. Năm năm có hai năm nhuận và mười chín năm có 7 năm nhuận. Sự kết hợp giữa chu trình vận hành của trái đất với mặt trời lấy số tròn là 360 được chia thành 10 đơn vị (giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí) với chu trình mặt trăng và trái đất là 12 tháng (tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) đưa ra lịch can chi (thiên can, địa chi) và do đó đi đến sử dụng hằng số 60 (lục thập hoa giáp) là một thành tựu lớn về khoa học thiên văn, lịch số cho đến tận ngày nay vẫn được sử dụng phổ biến tại các quốc gia thuộc phạm trù văn hoá Trung Quốc. Kinh Thư thiên Nghiêu Điển nói rõ về việc làm lịch và quan sát khí tượng: “Nãi mệnh Nghĩa, Hòa, khâm nhược hạo thiên lịch tượng nhật nguyệt tinh thần, kính phụ thời dân – Thế là lệnh cho Nghĩa Trọng, Nghĩa Thúc, Hòa Trọng, Hòa Thúc quan sát và tuân theo thiên số một cách cẩn thận về qui luật chuyển động của mặt trời, mặt trăng và các vì sao để định ra lịch pháp, báo với dân chúng về tình hình thời tiết”. ở đoạn này từ “Nãi mệnh Nghĩa, Hòa” là cách nói khái quát gồm bốn vị đã nói ở trên. Trong đó Nghĩa Trọng phụ trách quan trắc phía đông và thời tiết mùa xuân; Nghĩa Thúc quan sát, theo dõi phía nam, mùa hạ; Hòa Trọng theo dõi, quan sát phía tây, mùa thu và Hòa Thúc theo dõi phía bắc, mùa đông. Như vậy ngay từ thời vua Nghiêu, người Trung Quốc cổ đại đã đạt được những thành tựu quan trọng về dự báo thời tiết. Người ta cho rằng đó là điều rất quan trọng. Từ hoạt động của thời tiết, vũ trụ đi đến phân công các chức vụ và công việc cho bách quan một cách hợp lý phù hợp với tính chất và nhịp điệu của thời tiết, vũ trụ. Những thành tựu này có được phải là trên cơ sở kinh nghiệm từ nhiều đời, cộng với tư duy khái quát cao.

Ở thời đại này người ta đã đặt ra một số nghi lễ thờ phụng, cúng tế khá rườm rà dựa trên quan niệm tôn sùng một vị thần tối thượng trên cao gọi là Thượng Đế. Họ cho rằng đó là vị chúa tể của vũ trụ, chi phối mọi hoạt động của

25

vũ trụ và con người. Tất cả mọi quyền lợi, giàu sang hay nghèo khổ, thông minh hay ngu dốt, là người thống trị hay kẻ nô lệ đều do “trời” quyết định, người ta gọi đó là “thiên mệnh”. Vì vậy những kẻ thống trị cho rằng họ được giao trách nhiệm cai quản dân chúng và người đứng đầu (vua) tự coi mình là con trời (thiên tử). Mọi hành vi áp bức bóc lột nhân dân lao động cũng được hợp lý hóa, thiêng liêng hóa. Rõ ràng đây là sự lợi dụng sự sùng tín mù quáng và duy tâm để duy trì sự áp bức và bóc lột. Họ còn tin rằng thông qua một số nghi lễ và các thuật bói toán (bốc - bói bằng cỏ thi, phệ - bói bằng mai rùa) con người có thể liên hệ với Thượng Đế, thần, tìm ra các ý muốn huyền bí của Thượng Đế. Từ thời đó bói toán đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Trung Hoa cổ.

Đối lập với quan niệm có tính duy tâm nhất thần luận là xu hướng tư tưởng có tính duy vật chất phác. Nó hoài nghi phê phán các quan niệm có tính tôn giáo. Đây là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội của những biến động trong xã hội do các cuộc chiến tranh thôn tính đất đai và cướp bóc tài sản giữa các bộ tộc gây ra. Người ta nhận thấy những bất hạnh của con người, của người dân vô tội là do con người gây ra chứ không phải do trời đặt sẵn. Họ nghi ngờ vị Thượng Đế vạn năng, nếu quả thực có một vị Thượng Đế công minh tại sao những kẻ độc ác, bất nhân không bị trừng phạt, tại sao những người vô tội không được che chở: “Trời là vị chúa tể của nhân dân trong thiên hạ, ông Trời ấy bạo ngược, mệnh lệnh của Trời ban xuống có lắm điều tà vạy bất chính. Trời sinh ra dân mà mệnh lệnh của Trời không đáng tin. Lúc đầu mệnh lệnh của Trời không bao giờ có điều chẳng lành, nhưng con người ít kẻ lấy đạo lành để sống cho trọn”. Những lời kêu than, oán Trời, trách người như vậy chúng ta gặp khá nhiều trong Kinh Thi. Từ chỗ oán trách về thân phận cực nhọc đau khổ của mình người dân đi đến bóc trần và đi đến kết tội sự xấu xa bạo ngược của tầng lớp thống trị trên trần gian: “Người ta có ruộng đất thì vua trái lại giành lấy, người ta có nhân dân thì vua trái lại giật lấy, người ta đáng là vô tội thì vua trái lại bắt giam, kẻ kia đáng là có tội thì vua trái lại tha cho”.

26

Ở thời kỳ này bên cạnh những tư tưởng có tính vô thần, chống lại tư tưởng nhất thần luận còn là thời kỳ xuất hiện những tư tưởng duy vật đầu tiên mà về sau này những tư tưởng này trở thành chủ đạo chi phối tư tưởng triết học Trung Quốc đó, là tư tưởng về phương pháp vận động tương tác của hai mặt đối lập gọi là âm dương. Tư tưởng về bản thể vũ trụ gồm 5 yếu tố (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) những tư tưởng này lần đầu tiên thấy xuất hiện trong Kinh Thư - thiên Hồng Phạm, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết ở mục sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thế giới quan trong triết học trung quốc cổ đại luận án TS triết học 62 22 80 05 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)