thuyết âm dương và tác phẩm kinh Dịch
1.3.3.1 Học thuyết âm dương
Thời điểm ra đời của học thuyết âm dương cho đến tận ngày nay cũng chưa được xác định chính xác bởi không có một sự thống nhất của giới nghiên cứu. Song nhìn chung dễ chấp nhận hơn là người ta cho rằng nó xuất hiện cùng với sự hình thành và ra đời của tác phẩm “Kinh Dịch” – một tác phẩm tương truyền do Phục Hi, một ông vua thời thái cổ trong huyền sử Trung Quốc, sáng lập. Trước hết âm dương là khái niệm để phân biệt hai loại khí gọi là khí âm và khí dương, vốn có từ một nguồn gốc là khí nói chung ở trạng thái im lặng chưa có sự vận động người ta dùng khái niệm thái cực để diễn đạt trạng thái này – trước thái cực
là thái hư hoặc thái huyền – khi vận động thái cực được chia thành hai dạng là
động và tĩnh, khí động gọi là dương, khí tĩnh gọi là âm, khí trong là dương, khí đục là âm, khí dương nhẹ nổi lên thành trời, khí âm nặng đục chìm xuống thành đất. Học thuyết âm dương nội dung khá đơn giản, nó dựa trên hai nguyên lý chính: thứ nhất, khí là bản thể của vạn vật; thứ hai, sự vận động của khí là theo nguyên lý nhị phân từ một trạng thái tĩnh lặng chưa quan niệm được là thái cực, xuất hiện hai khí âm dương. Như vậy từ một trạng thái ban đầu là thái cực, do sự vận động đã xuất hiện hai khí âm dương, theo nguyên tắc này hai khí âm dương lại tiếp tục bị phân chia thành bốn khí; và bốn khí này lại thành tám khí, theo nguyên tắc nhị phân. Có lẽ đây là nguyên lý gốc của sự vận động và sinh thành
30
của vạn vật trong thế giới. ở đây có hai vấn đề phải lưu ý: thứ nhất là thế giới được sinh ra từ một trạng thái chưa được quan niệm cụ thể, nói cách khác là từ vô hình đến hữu hình; thứ hai là khi xuất hiện trạng thái vận động thì phương thức vận động là dựa trên cơ sở chuyển đổi của những mặt đối lập. Điều này cho đến những năm cuối của thế kỷ 20 đã được làm sáng tỏ bởi vật lý hiện đại thông qua tổng kết có tính giả thuyết của nhà vật lý Stephen. W. Hawking, theo đó có một lúc nào đó vũ trụ là một cái không thể quan niệm được bằng các khái niệm khoa học, khi xuất hiện “vụ nổ lớn” (Big Bang) thì tất cả mọi trạng thái đều ở thể hơi trong điều kiện nhiệt độ có thể tới 10.000 triệu độ, vũ trụ bắt đầu quá trình giãn nở, sau đó khi nhiệt độ hạ dần và bắt đầu xuất hiện sự khác nhau về nhiệt độ ở những nơi khác nhau trong vũ trụ; đây là nguyên nhân tạo ra các cơn lốc vũ trụ và cũng là giả thuyết lý giải về chuyển động quay của các hành tinh. Như vậy ở đây chúng ta thấy có một sự giống nhau giữa quan niệm của người Trung Quốc cổ về trạng thái đầu tiên của vũ trụ với quan niệm của khoa học vật lý hiện đại – trạng thái đầu tiên của vũ trụ là thể khí. ở vấn đề thứ hai là nguyên lý sinh thành theo nguyên tắc nhị phân của học thuyết âm dương sau này cũng được chia sẻ bởi nhà bác học A. O Parine (1894 – 1989) – Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng các nhà bác học thế giới về chương trình nghiên cứu nguồn gốc sự sống – các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự phát triển của thế giới là từ vô hình đến hữu hình, từ đơn giản đến phức tạp và những cơ thể đơn giản đầu tiên của thế giới hữu sinh được sinh sản theo nguyên tắc tự phân đôi; cho đến nay ngay những cơ thể sinh học có cấu trúc hoàn thiện và phức tạp nhất – con người – thì những đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên các bộ phận của con người là các tế bào cũng vẫn được sinh sản theo nguyên tắc nhị phân. Như vậy bằng một cảm quan “bí ẩn” nào đó người Trung Quốc cổ đã phát hiện qui luật âm dương với hai nguyên lý cơ bản là nguyên lý bản thể và nguyên lý vận động của vũ trụ – sau này có một số học giả đã từng coi học thuyết âm dương chỉ là học thuyết về phương thức vận động của các sự vật và hiện tượng trong thế giới.
Người ta cho rằng Phục Hi là người đầu tiên sử dụng các ký hiệu để diễn đạt âm dương, ông dùng một vạch liền ( ) để ký hiệu dương và dùng một vạch đứt ( ) để ký hiệu âm. Đây là hai ký hiệu mà thông qua sự kết hợp đã tạo nên 64 quẻ của bộ Kinh Dịch – tuy nhiên bộ kinh này được hình thành và hoàn thiện
31
qua nhiều giai đoạn khác nhau. Chúng ta có thể tóm tắt nội dung học thuyết bằng một lược đồ sau:
Thái cực
Âm Dương
Thái âm Thiếu dương Thái dương Thiếu âm
Khôn Cấn Khảm Tốn Chấn Ly Đoài Càn
Lược đồ trên được diễn đạt: Thái cực sinh lưỡng nghi; lưỡng nghi sinh tứ tượng; tứ tượng sinh bát quái. Người ta còn dùng một lược đồ bằng màu sắc đen trắng với cấu trúc hình tròn để diễn đạt nội dung của qui luật này:
Có thể hiểu một cách tóm tắt nội dung qui luật này như sau: từ một trạng thái hỗn độn là thái cực, sinh ra hai khí âm, dương, hai khí âm dương sinh ra bốn khí là Thái âm, Thiếu dương, Thái dương, Thiếu âm. Bốn khí này sinh ra tám khí, hay còn gọi là tám yếu tố là: Khôn – Cấn – Khảm – Tốn – Chấn – Ly - Đoài – Càn. Chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn về tám khái niệm này ở phần sau. Trở lại cơ chế hoạt động của qui luật âm dương chúng ta thấy rằng ngay từ đầu, thông qua kinh nghiệm và những quan sát người Trung Quốc cổ đã đưa ra một cấu trúc vũ trụ với những qui luật vận động hết sức biện chứng ở trạng thái “động”, trong
32
đó trong dương thì có âm, trong âm thì có dương. Khi khí dương mạnh lên thì âm yếu đi, và đến cực điểm thì dương bắt đầu suy yếu và lại bắt đầu xuất hiện khí âm. Họ cho rằng tất cả mọi sự vận động và phát triển của sự vật đều xoay xung quanh qui luật sự tăng giảm của các yếu tố âm dương. Đây là qui luật chung của vũ trụ, là kỷ cương của vạn vật, là gốc rễ của sự sinh trưởng và huỷ diệt, là chỗ phát nguyên của tất thảy mọi hiện tượng và sự vật. Là chỗ phát nguồn của tất cả sự vật và hiện tượng, học thuyết âm dương hoạt động theo hai qui luật chính – qui luật đối lập và thống nhất: âm dương là hai yếu tố đối lập, song lại thống nhất với nhau, cùng tồn tại phổ biến trong các sự vật hiện tượng của giới tự nhiên. Trước hết phải có sự vận động thì âm và dương mới có tương tác, song quan trọng là âm và dương phải trái ngược hoàn toàn, nghĩa là phải là hai mặt đối lập của một mâu thuẫn thì mới thực hiện được sự tương tác cho nên các âm dương gia hình dung:
Dương là: động, cứng, nóng, trong sáng, nhẹ, mạnh mẽ, ban ngày, mặt
trời, đàn ông, dương sinh ở phương nam.
Âm là: tĩnh, mềm, lạnh, tối đục, nặng, chậm chạp, ban đêm, mặt trăng, đàn bà, âm sinh ở phương bắc.
Mặc dù có sự phân biệt như vậy, song sự phân biệt này chỉ là tương đối, thí dụ: ban ngày là dương nhưng được chia thành âm trong dương và dương trong dương, từ tảng sáng đến giữa trưa là âm trong dương và từ trưa đến chiều tối là dương trong dương. Đêm là âm nhưng từ mờ tối đến nửa đêm là phần âm trong âm; từ nửa đêm đến tảng sáng là dương trong âm. Như vậy, ta thấy rằng âm dương luôn tồn tại cạnh nhau đan xen vào nhau, nhưng cũng lại có tồn tại tách biệt, các sự vật hiện tượng khác cũng cứ vậy mà suy ra. Chính vì vậy mà âm và dương không phải lúc nào cũng ổn định, mà liên tục vận động và chuyển đổi lẫn nhau. Đây cũng là nguồn gốc sự vận động và phát triển của vạn vật trong vũ trụ. Sách Hoàng đế nội kinh viết: “Vô âm bất sinh, vô âm bất trưởng” và “dương cô thì âm tuyệt” như vậy, âm lấy dương và ngược lại dương lấy âm làm tiền đề để tồn tại.
33
Qui luật tiêu trưởng và thăng bằng của âm dương:
Sự vận động của các sự vật hiện tượng trong vũ trụ kể cả không gian và thời gian đều do sự vận động chuyển đổi âm dương mà ra, liên hoàn trong tình thế mâu thuẫn, thống nhất, tương phản, tương hợp, tương cảm, tương ứng. Âm sinh ra từ dương, dương sinh ra từ âm, dương thúc đẩy âm và âm gìn giữ cho dương tồn tại. Khi mặt này phát triển mạnh và thái quá sẽ làm cho mặt kia suy yếu và ngược lại, vì vậy quá trình vận động của âm dương là sự đi đến một trạng thái thăng bằng tạm thời, song sau đó trạng thái thăng bằng này lại bị phá vỡ do sự phát triển lệch của một trong hai yếu tố, đó là những vòng khâu bất tận của sự vận động và phát triển. Sự vận động của âm dương trong bản thân các sự vật theo qui luật: “vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản”. Vì vậy sự vận động này đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện sự chuyển đổi gọi là: “dương cực sinh âm, âm cực sinh dương” lấy thí dụ sự chuyển biến thời gian trong một ngày thì ta thấy: nửa đêm là lúc âm cực song chính tại đó là nhất dương sinh từ đó dương lấn dần đúng tờ mờ sáng thì âm dương thăng bằng, đến giữa trưa thì dương đã cực vì vậy giữa trưa là lúc nhất âm sinh, đến mờ tối thì âm dương một lần nữa lại thăng bằng, song âm đang ở thế đi lên và phát triển, dương đang ở thế đi xuống nền trời tối dần, cho đến nửa đêm thì âm cực. Qui luật về sự chuyển đổi dần dần này được thể hiện rất rõ trong thái cực đồ. ở đây có một điểm quan trọng cần lưu ý: âm, dương tuy là song song tồn tại và liên tục chuyển đổi như đã nói ở trên, song trong từng giai đoạn đều tồn tại quan hệ chính và phụ, quan hệ này không phụ thuộc vào yếu tố âm, dương lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào thời điểm đang là sự phát triển của yếu tố nào, thí dụ: khi âm đã cực thịnh, dương chỉ mới bắt đầu sinh nhưng dương sẽ là yếu tố chủ đạo, cũng vậy khi dương đã cực thịnh, âm mới chỉ bắt đầu sinh nhưng âm sẽ giữ vai trò chủ đạo, quan hệ này gọi là quan hệ “chủ- tùng”,hay quan hệ “ chúng tông”. Đây là một quan niệm hết sức chặt chẽ và biện chứng.
Qui luật âm dương không chỉ là qui luật khái quát của sự vận động phát triển không ngừng của mỗi sự vật hiện tượng khách quan mà còn là học thuyết về nguồn gốc và bản thể của vũ trụ quan duy khí của người Trung Quốc cổ đại.
34
Học thuyết này được thể hiện và ứng dụng một cách rộng rãi và quán xuyến toàn bộ tác phẩm Kinh Dịch.
1.2.3.2 Tác phẩm Kinh Dịch
Đây là tác phẩm đồ sộ và thể hiện trình độ tư duy biện chứng triết học rất cao trong hệ thống kinh điển của Nho gia, nó được coi là bộ sách đứng đầu “quần kinh chi thủ ”. Tương truyền sách do Phục Hy, một ông vua thời huyền sử Trung Quốc cổ, là người đặt ra đầu tiên. Ông dùng hai vạch liền ( ) và đứt ( ) để ký hiệu âm dương. Sau đó theo luật tổ hợp toán học đã xếp ra tám khái niệm gọi là tám quẻ, mỗi quẻ gồm 3 vạch liền và đứt chồng lên nhau gồm: Càn – trời ( ); Đoài – đầm ( ); Ly – lửa ( ); Chấn – sấm ( ); Tốn – gió ( ); Khảm- nước ( ) Cấn – núi ( ) và Khôn - đất ( ). Sau đó lại một lần nữa tổ hợp các quẻ lại theo nguyên tắc hai quẻ chồng lên nhau gọi là quẻ kép, được 64 quẻ, mỗi quẻ gồm 6 vạch liền hoặc đứt. Về sau này các tiên nho giải thích, sở dĩ các quẻ đơn gồm 3 vạch là bởi cấu trúc của vũ trụ, trong vũ trụ quan của người Trung Quốc cổ gồm 3 tầng gọi là tam tài (Thiên - Địa – Nhân) mà sở dĩ chỉ có 3 là vì gốc biến hóa của vạn vật và vũ trụ là khí âm và khí dương, khí dương nhẹ trong sáng nổi lên là trời, khí âm nặng đục chìm xuống thành đất, khí hòa (tức kết hợp âm dương) ở giữa tạo thành vạn vật, trong đó tinh khí trung hòa tạo ra con người. Còn việc hai quẻ đơn lại chồng lên nhau để tạo thành 64 quẻ là theo một giả thuyết có tính võ đoán là vạn vật tồn tại đều có đôi, có sự kết hợp hai cá thể đơn lẻ, Kinh Dịch là tác phẩm được coi dùng chuyên cho việc bói toán, dự đoán những chuyện cát hung, song có lẽ không chỉ đơn giản là như vậy. Chỉ qua quá trình hình thành tác phẩm ta còn thấy tầm quan trọng của tác phẩm này, nó không chỉ được sự quan tâm và chia sẻ của các bộ óc thông thái nhất Trung Hoa thời cổ đại mà về sau này trở thành kinh điển bắt buộc cho quá trình giáo dục và thi cử của nho sinh tại các quốc gia thuộc nền văn hóa đồng văn với Trung Quốc.
Ban đầu Kinh Dịch chỉ là các quẻ và tên quẻ từ thời Phục Hy đến đầu nhà Chu, Văn Vương (khoảng thế kỉ 11 TCN) mới đặt lời để diễn ý các quẻ. Sau đó Chu Công Đán con trai thứ của Văn Vương lại theo số vạch của 64 quẻ (gồm
35
384 vạch gọi là các hào) đặt thêm lời giải thích cho các hào. Tương truyền phải đến khi Khổng Tử (551 – 479 TCN) san định và thêm cho Kinh Dịch phần nữa là: Thoán truyện, tượng truyện, Văn ngôn, Hệ Từ truyện, thuyết quái, tự quái, tạp quái trong đó Thoán truyện có hai thiên, Hệ từ hai thiên, Tượng truyện có hai thiên. Tất cả gồm mười thiên, sau này tiên nho gọi là thập dực (10 cánh) những thiên thêm của Khổng Tử đối với Kinh Dịch giúp cho hậu thế nghiên cứu hiểu sâu thêm và rộng hơn Kinh Dịch, cũng như mang lại cho Kinh Dịch một ý nghĩa lớn hơn là nó vốn có trước đó.
Chữ “dịch” trong Kinh Dịch được các tiên nho ổn định với 3 nghĩa: bất dịch (cái đó nhất định là cái đó); giản dịch (trao đổi); biến dịch (sự thay đổi) trong đó bất dịch là nguyên thể, giao dịch là ứng dụng và biến dịch là kết quả của bất dịch sau khi giao dịch. Trở lại tám quẻ đơn trong Kinh Dịch chúng ta thấy đây là tám khái niệm lớn, được ấn định cho một số ý nghĩa nhất định tượng trưng các sự vật, hiện tượng và ngôi vị:
Càn ( ) là trời, là vua, là cha, cương kiện, là đầu, là ngựa, là ngọc, là kinh loại, là băng giá, là màu trắng, màu huyền, hình tròn...
Khôn ( ) là đất, là hoàng hậu, là mẹ, nhu thuận, là bụng, là vải vóc, xe cộ, là số đông, hình vuông...
Chấn ( ) là sấm, con trai trưởng, là chân, là chuyển động, là rồng...
Tốn ( ) là nước, sông suối là trung nam, là tai, là vòng cung, mặt trăng, ngoằn nghèo...
Ly ( ) là lửa, là sáng, là mắt, là trung nữ, là trang sức tức văn vẻ, là vật rỗng giữa...
Cấn ( ) là núi, là dừng lại, là tay, là chó, là thiếu nam, là các con vật nâu đen...
Đoài ( ) là đầm lầy, ao hồ, là miệng, là vui vẻ, là thiếu nữ, những vật vỡ, khuyết...
36
Khảm ( ) là sông suối, nước, rượu, mặt trăng, con trai thứ, là tai, là sự mềm mại, ngoằn nghèo, là kẻ trộm, là các con vật sống ở dưới nước...
Thực ra tất cả các danh từ mang tính chất định danh cho các quẻ đều là những khái niệm trừu tượng. Việc gán càn-Trời, khôn- Đất... và những nội hàm khác như đã nói ở trên chỉ là một cách cụ thể hoá, đơn giản hoá, thô thiển hoá