Mối quan hệ giữa chiến tranh và kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thế giới quan trong triết học trung quốc cổ đại luận án TS triết học 62 22 80 05 (Trang 134 - 140)

Trong tất cả các trước tác của các Binh gia đều nhấn mạnh đến mối quan hệ sâu sắc giữa chiến tranh và kinh tế. Mối quan hệ ấy thể hiện ở những góc độ sau:

Thứ nhất, bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng đều tổn hại đến nền kinh tế

quốc dân. Dân chúng vất vả vì phục vụ chiến tranh, đồng ruộng không người cầy cấy. TônTử nói: “ Mỗi ngày phải tốn kém ngàn lạng vàng mới đẩy nổi một đạo binh mười vạn...Gần nơi đóng quân vật giá đắt đỏ, vật giá đắt đỏ thì nhân dân hết của, nhân dân hết của thì khốn đốn trong việc sưu dịch.”(109. 22). Nhà nông rời bỏ ruộng đồng, thương gia bỏ nơi buôn bán, sĩ phu không đến văn phòng làm việc. Khi đất nước kiệt quệ vì chiến tranh thì cũng là lúc hiểm hoạ mất nước ập tới: “ sức mòn của cạn, thì các nước chư hầu sẽ thừa cơ đó mà dấy binh, dù các tướng lĩnh tài ba cũng không thể ngăn ngừa nổi hậu hoạ.” (109. 23). Cho nên chủ trương của các Binh gia là tìm mọi cách để bớt hao tổn sức người, sức của nhất mà vẫn giành được thắng lợi. Các Binh gia chỉ ra một số biện pháp: Một là, đánh

nhanh thắng nhanh: “ Thuật dùng binh quý ở chỗ thắng, không quý ở chỗ lâu.”.

Thuật dùng binh cao hơn nữa là: “ Buộc nước địch hàng phục là thượng sách, dùng binh đánh phá nước địch là hạ sách.”(109. 25) ; Hai là, đánh bằng

132

mưu kế, đánh bằng ngoại giao; Ba là, lấy lương thực, của cải vật chất của địch

để nuôi quân ta: “ta chiếm lấy đồng ruộng phì nhiêu để nuôi sống ba

quân.”(109.64); Bốn là, dùng gián điệp, gián điệp cho biết tình hình địch sẽ làm giảm bớt thương vong. Có thể thấy, các Binh gia tìm mọi biện pháp để giảm tối đa sự tổn thất sức người, sức của do cuộc chiến bất đắc dĩ phải xảy ra. Tư tưởng chỉ đạo chung là phải tìm mọi cách giành phần thắng lợi tối đa với một giá tối thiểu.

Thứ hai, chiến tranh là việc bất đắc dĩ, nhưng người lãnh đạo đất nước không thể không chuẩn bị cơ sở vật chất cho chiến tranh: “ Đất là để nuôi nuôi dân, thành là để giữ đất. Chiến đấu là để thủ thành. Cho nên, lo làm ruộng thì dân không đói. Lo giữ gìn thì đất không mất. Lo chiến đấu thì thành không bị vây. Ba điều kể trên là việc căn bản của tiên vương, là điều cấp bách nhất của quân đội.”(109.194). Cơ sở vật chất cho chiến tranh bao gồm: tích lũy lương thực, chuẩn bị quân nhu: “ quân không có quân nhu thì sẽ thất bại, không có lương thực sẽ thất bại, không có tích trữ cũng thất bại.” (109. 43); “ chỉ huy thiên hạ mà không biết lo tích trữ của cải thì không gọi là người biết đánh giặc.”(109. 213). Phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội, phân công lao động xã hội rõ ràng, phân chia ruộng đất, giảm nhẹ thuế, luật pháp nghiêm minh, quan lại đức độ, trên dưới thuận hoà là những chính sách then chốt làm quốc phú, binh cường. Nếu làm được đầy đủ như vậy, thì ngay cả: “ Du thuyết và gián điệp cũng không vào được.”, không cần chiến tranh mà nước vẫn vững, thiên hạ thịnh trị. Nước giàu, dân no ấm sẽ khuyến khích sĩ tốt vững dạ ngoài chiến trường, Uất Liễu Tử nói: “ Trong nước mà trống rỗng thì đời sống của nhân dân nghèo khổ. Đó là nguyên nhân khiến cho binh lính khi đánh giặc thì bỏ chạy.”. Có thể nói, kinh tế vững mạnh là một trong những yếu tố quyết định sự thắng lợi trong quốc phòng cũng như tham gia chiến tranh.

Thứ ba, chiến tranh không tách rời sản xuất, binh lính cũng tham gia sản

xuất. Trong thời bình mỗi người lính là một người dân, cũng tham gia sản xuất để một mặt, nuôi sống bản thân, mặt khác làm giàu cho xã hội, trong thời chiến mỗi người dân là một người lính, vừa tăng gia sản xuất, vừa tham gia chiến đấu,

133

nông cụ biến thành binh khí: “ Dụng cụ cầy bừa làm binh khí, nón, áo tơi là binh giáp che thân; cuốc mai búa, cưa, chày, cối làm dụng cụ đánh thành. Trâu, bò, ngựa để vận tải lương thực...Đàn bà dệt vải làm cờ xí. Đàn ông san đất để đánh thành...”(109.364). Có thể nói, các Binh gia là những người đầu tiên sáng tạo ra tư tưởng ngụ binh ư nông, và chiến tranh nhân dân.

Tóm lại, các Binh gia trên cơ sở khái quát toàn bộ kho tàng kinh nghiệm chiến tranh từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, và trở về trước, cộng với nền tảng triết học rực rỡ thời kỳ này đã xây dựng nên một hệ thống lý luận khá hoàn chỉnh về chiến tranh, và quân sự, về mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị, chiến tranh và kinh tế...Gía trị của các tác phẩm Binh học này được duy trì lâu dài bởi chính giá trị triết học của nó. Trong đó nổi bật nhất là sự triển khai nhuần nhuyễn

phép biện chứng vào các luận điểm, các nguyên tắc của chiến tranh, chỉ ra sự liên hệ, tương tác giữa các yếu tố như con người, địa hình, thời tiết...không cô lập chúng mà đưa chúng nằm trong cùng một chỉnh thể. Nhiều câu nói, đúng đắn tới mức trở thành các danh ngôn không ai không biết, ví dụ câu sau của Tôn Tử: “ Biết người biết ta, trăm trận không nguy. Không biết người chỉ biết ta, có thể thắng, có thể thua. Không biết người, không biết ta, hễ đánh là thua.”. Điểm đáng chú ý nữa là trong các tác phẩm Binh gia đâu đâu cũng thấy nhấn mạnh tính hiện thực, tính thực tiễn, tính khả thi của các nguyên tắc, các yếu tố. Đặc biệt, các Binh gia luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, quyết định sự thành bại của chính sự cũng như chiến tranh, gạt bỏ những yếu tố mê tín, dị đoan.

Các trường phái triết học khác nhau có cách nhìn xã hội trong quá trình vận động cũnh khác nhau (Nho nhìn dưới góc độ đạo đức, Pháp nhìn dưới góc độ luật pháp, Lão nhìn xã hội dưới lăng tự nhiên...), các Binh gia cho chúng ta một cách nhìn xã hội dưới góc độ quân sự. Đây là một cách nhìn bấy lâu nay thường bị các nhà nghiên cứu bỏ quên. Mặt khác nhìn dưới góc độ của chiến tranh, dường như một cách phổ biến, lịch sử của các quốc gia là lịch sử chiến tranh.

Nhân đây chúng tôi cũng xin nói thêm còn tồn tại một cách nhìn nhận sự vận động và phát triển của xã hội theo một cáh mà có lẽ chỉ tồn tại trong lịch sử triết học Trung Quốc: Theo nguyên lý triết học mác- xít,động lực tiến bộ của xã

134

hội là ở sự phát triển nội tại của lượng sản xuất. Sự thoái bộ của một xã hội là do sự không tương thích giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thống trị. Sự thay đổi quan hệ sản xuất này bằng quan hệ sản xuất khác, phải thông qua một cuộc cách mạng xã hội. Đối với Trung Quốc cổ đại, vấn đề xã hội quan hay nhân sinh quan đều được triển khai theo lô- gíc của vũ trụ quan. Vũ trụ vận động và biến đổi theo qui luật Âm dương- Ngũ hành mà cụ thể là qui luật tương sinh, tương khắc (thắng), lần lượt hành nọ thay thế hành kia trong một chu trình khép kín. Mỗi một triều đại được gán cho một hành cụ thể nào đó, sự kế tục của các triều đại được hình dung như sự tiếp biến tương khắc giữa các hành, thí dụ: Nhà H;ạ thuộc “ Hành Mộc”, nhà Thương thay thế nhà Hạ, thuộc “Hành Kim”, vì kim thắng mộc; nhà Chu thuộc “Hành Hoả”; nhà Tần thuộc “ Hành Thuỷ”; nhà Hán thuộc” Hành Thổ”... Cách nhìn nhận như trên về sự phát triển của xã hội và các triều đại về sau này ít được quan tâm hơn. Có một điều cần nói thêm. trong truyền thống văn hoá Trung Quốc vai trò cá nhân của từng con người cụ thể được nhìn nhận hết sức quan trọng. Một triều đại thịnh trị. thường được gắn cho sự sáng suốt của một ông vua và cách sử dụng những người hiền tài của ông ta, một triều đại suy thoái, cũng được gắn cho các hành vi của ông vua đang cai trị – Thí dụ do ông vua tàn bạo, say mê tửu sắc, bỏ bễ công việc,nghe lời siểm nịnh, xa lánh người trung... thậm chí do một “yêu nữ” có tính định mệmh nào đó. Tuy nhiên điều này không phải là hoàn toàn vô lý, đối với các thể chế chính trị chuyên quyền và độc tài.

Kết luận chương 2

Ở chương 2 chúng tôi triển khai thành 5 tiết với 12 tiểu tiết, trong đó chúng tôi lần lượt trình bày các vấn đề theo trật tự: quan niệm về quốc gia và phân tầng xã hội; các đường lối trị quốc và tư tưởng chính trị; các tư tưởng về kinh tế –xã hội; vấn đề tiến bộ và thoái bộ xã hội của Trung Quốc cổ đại. Qua đó chúng tôi đi đến các kết luận chính sau:

135

Xã hội Trung Quốc cổ đại, đặc biệt là thời Xuân Thu- Chiến Quốc xảy ra nhiều biến động to lớn,trong đó yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thay đổi của nhiều yếu tố khác là sự thay đổi về quan hệ kinh tế, mà tập chung là sự thay đổi về quyền sở hữu ruộng đất. Không khí sục sôi nhuốm vẻ hoang tàn của xã hội Trung Quốc cổ đại thực chất là sự khủng hoảng mang tính kiến tạo lại. Nhiều tầng lớp mới trong xã hội có điều kiện xuất hiện (chẳng hạn thương nhân, thợ thủ công) kéo theo sự thay đổi về các quan hệ xã hội, và từ đó thay đổi cách nhìn nhận về xã hội.

Những chuẩn mực của các thời đại trước đã bắt đầu tỏ ra không còn phù hợp nữa, nhưng nó vẫn được một số khuynh hướng triết học bảo thủ vực dậy. Trong khi chưa có một trường phái nào tỏ ra hữu dụng hơn cả, thì hầu hết các trường phái đều cố gắng khuyếch trương tư tưởng của mình, và lôi kéo môn đệ, đây là một trong những nguyên nhân tạo ra cục diện “ Bách gia tranh minh”. Nhìn chung Bách gia chư tử tuỳ góc độ xuất phát của mình, đều mong muốn đưa ra một mô hình xã hội ổn định và thịnh trị, mong chấm dứt tình trạng xã hội loạn lạc phân chia, chiến tranh liên miên. Nho gia với tư tưởng chủ đạo là trung thành với chế độ tông pháp nhà Chu lấy quan hệ huyết tộc làm trọng, song thực chất đã có một sự thay đổi rất lớn cả về nội dung lẫn phương pháp trong hệ thống học thuật, đặc biệt cách quan niệm về đào tạo, sử dụng con người vào lĩnh vực quản lý xã hội, đây cũng là điểm ưu việt để Nho gia tồn tại lâu dài trong lịch sử Trung Quốc. Lão gia với tính biện chứng rất cao trong tư duy triết học, song với màu có phần yếm thế, tiêu cực không thể trở thành một ngọn cờ lãnh đạo tư tưởng, mà chỉ đạt được sự chia sẻ của mọi người như là một triết lý nhân sinh, tuy nhiên với những điều trên tư tưởng triết học của Lão gia đã đủ để tồn tại cùng với lịch sử. Mặc gia với chủ trương “kiêm ái”, “thượng đồng” trong nhãn quan xã hội của triết học nó có ít cơ hội khả thi, vì vậy đã biến mất một cách “bí ẩn” chỉ còn tồn tại như một ý tưởng “lãng mạn triết học”. Bằng sự kết hợp giữa phép biện chứng của Lão gia với tính thực tế cao về những tư tưởng kinh tế, chính trị, pháp luật và quản lý xã hội, Pháp gia đã có đónh góp rất lớn vào việc chấm dứt cục diện hỗn

136

loạn của thời Xuân thu-Chiến quốc nói riêng cũng như luôn có mặt trong đường lối trị quốc của Trung Quốc trong lịch sử về sau này.

Đây là thời đại huy hoàng nhất của lịch sử triết học Trung Quốc, và cũng là thời đại Tất cả các vấn đề của triết học đã đặt ra. Giới nghiên cứu về Trung Quốc đều thừa nhận triết học ở thời đại này mang giá trị nhân văn cao nhất so với các thời đại về sau. Những tư tưởng triết học về xã hội (xã hội quan) của thời đại này thực sự vẫn còn nhiều giá trị cho hậu thế suy nghiệm.

137

Chương 3 NHÂN SINH QUAN

Cũng như tất cả mọi nền triết học trên thế giới, triết học Trung Quốc cổ đại cũng lần lượt đặt ra các vấn đề lớn có tính truyền thống của triết học. Vấn đề thứ nhất trả lời cho câu hỏi nhìn chung thế giới là gì (?), vũ trụ là gì (?) vận hành theo những qui luật nào (?). Điều này đã được thể hiện ở chương vũ trụ quan, từ tư tưởng vũ trụ là một thể thống nhất trong đó tất cả các sự vật và hiện tượng đều bị chi phối theo các qui luật của vũ trụ theo các mức độ khác nhau. Người Trung Quốc cổ đại cho rằng con người là một bộ phận của tự nhiên nằm ở giữa trời và đất. Như vậy quan niệm tam tài thực ra phải nói rằng là thiên – nhân - địa chứ không phải là thiên - địa – nhân. Vấn đề thứ hai mà các nền triết học đều đặt ra đó là vấn đề con người, bao hàm những câu hỏi: con người có từ đâu(?), con người chiếm vị trí như thế nào trong vũ trụ (?), lẽ sống chết của con người thực chất là gì (?), và con người cần phải sống và xử sự theo những nguyên tắc nào (?).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thế giới quan trong triết học trung quốc cổ đại luận án TS triết học 62 22 80 05 (Trang 134 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)