Vấn đề cá nhân và xã hội 1 Tính và dục của con ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thế giới quan trong triết học trung quốc cổ đại luận án TS triết học 62 22 80 05 (Trang 157 - 164)

3.2.1 Tính và dục của con người

Với những quan niệm như ở trên về con người chúng ta thấy rằng thời Trung Hoa cổ đại tất cả các vấn đề về con người đã được đưa ra và giải quyết theo các góc độ khác nhau. Trong vấn đề bản chất cá nhân và bản chất xã hội của con người như thế nào chúng tôi muốn tách thành một tiểu mục riêng để tiện theo dõi. Về nguồn gốc tự nhiên của con người ở phần trên chúng tôi đã tóm lược ý kiến của một số lưu phái quan trọng, song vấn đề bản chất người là gì cũng được các lưu phái đưa ra và giải quyết theo những cách khác nhau. Trước hết người ta dùng khái niệm “tính” để chỉ những tính chất của con người và dùng khái niệm “dục” để chỉ các thói quen mong muốn và những bản năng của con người. Sau này người ta còn thêm khái niệm “tâm” để diễn đạt các trạng thái của đời sống tinh thần của con người.

“Tính” mà các nhà triết học Trung Quốc cổ dùng ở đây được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Hệ Từ – Kinh Dịch nói: “làm nên cái tính còn tồn mãi mãi ấy là cửa ngõ của đạo và nghĩa – thành tính tồn tồn, đạo nghĩa chi môn”. Khổng Tử cho rằng tính là yếu tố xã hội do người ta lĩnh nhận khác nhau mà thành, mặc dù lúc đầu tính của mọi người là giống nhau (tính tương cận, tập tương viễn). Mạnh Tử diễn đạt một cách đầy đủ hơn từ tính người, coi đó là các yếu tố gắn liền với ngũ giác quan của con người, ông nói: “miệng đối với vị

155

ngon, mắt đối với sắc đẹp, tai đối với âm thanh, mũi đối với mùi thơm, tay chân mình mẩy đối với sự an vui thong thả, thì ưa thích tự nhiên đó là cái tính vậy” (17. 1336). Ông còn cho rằng tính người do hoàn cảnh làm thay đổi: “Địa vị làm thay đổi khí tượng người ta, cách sống thay đổi thể chất người ta – cư di khí, dương di thể” “những năm dư dật hạng con em nhiều người trở nên tử tế. Những năm đói kém hạng con em nhiều người trở nên hung bạo, hoàn cảnh nguy khó nhận chìm cái tâm lương thiện của họ” (17. 1991). Chỉ có bậc thượng trí và kẻ hạ ngu mới không thay đổi tâm tính, “duy thượng trí dữ hạ ngu bất di” (Luận Ngữ - Dương hoá).

Các triết gia chia tính người thành hai loại chính là tính thiện và tính ác. Về vấn đề này có hai triết gia tiêu biểu nhất là Mạnh Tử với thuyết tính thiện và Tuân Tử với thuyết tính ác. Mạnh Tử nói: “Bản tính người ta vốn thiện, cũng như bản tính của nước là dồn xuống dưới thấp vậy. Không một người nào sinh ra mà tự nhiên bất thiện, không một thứ nước nào mà chẳng chảy xuống thấp” (17. 1193). Trước đó Khổng Tử cũng đã cho rằng: “con người sinh ra bản tính vốn ngay thật. Nếu tà vậy mà sống được đó là may mà khỏi chết đó thôi” (17. 332). Như vậy những đại diện lớn nhất của Nho phái coi tính thiện là một yếu tố gắn liền với bản chất người. Các yếu tố bất thiện là do hoàn cảnh đưa lại. Mạnh Tử cho rằng: “Kẻ nào không có lòng thương xót kẻ ấy không phải là người. Kẻ nào không có lòng hổ thẹn, kẻ ấy không phải là người. Kẻ nào không có lòng khiêm nhượng, kẻ ấy không phải là người. Kẻ nào không có lòng phải trái, kẻ ấy chẳng phải là người. Lòng thương xót là đầu mối của đức nhân. Lòng hổ thẹn là đầu mối của đức nghĩa. Lòng khiêm nhượng là đầu mối của đức lễ. Lòng phải trái là đầu mối của đức trí. Hễ mình có sẵn bốn mối ấy mà mình biết mở rộng ra cho chúng được sung túc thì chúng như ngọn lửa mới nhen sắp cháy bừng, như dòng suối mới phát tích sắp lưu thông. Nếu làm cho bốn mối ấy được sung túc nơi mình, thì mình đủ sức giữ gìn bốn biển. Nếu chẳng biết làm cho nó sung túc thì mình chẳng đủ sức phụng dưỡng cha mẹ”(17. 861,862). Như vậy, cái gốc của nhân, của nghĩa, của lễ, của trí vốn là tính thiên bẩm có sẵn của con người nhưng không phải ai cũng giữ được. Người giữ được và phát huy những đức tính đó lên

156

được gọi là bậc đại nhân, ông nói: “bậc đại nhân vẫn giữ được cái tâm của mình như khi mới sinh ra – nhân giả, bất thất kỳ xích tử chi tâm giả dã”. Nhưng nếu như người ta vì một lý do nào đó đánh mất cái tâm tính của mình thì cũng có thể tìm lại bằng con đường của sự học tập: “Người ta có con gà, con chó bị lạc thì biết đi tìm, nhưng cái lương tâm của mình bị lạc thì chẳng biết đi tìm. Học vấn đạo lý chỉ có một mục đích: tìm lại cái lương tâm bị lạc của mình”. Việc bảo tồn lưu giữ tâm tính không có gì hơn là hành động thuận theo lẽ tự nhiên phù hợp với tính chất của vạn vật, ông nói: “ thiên hạ nói về cái tính, chẳng qua luận việc cố nhiên mà thôi. Việc cố nhiên ấy, gốc ở chỗ thuận lợi. Người ta sở dĩ chán ghét kẻ trí vì kẻ trí ấy chẳng chịu thuận theo cái tính tự nhiên vậy. Nếu kẻ trí biết làm theo phép lưu thông sông rạch của ông Vũ (một đại thần của vua Thuấn lo việc trị thủy) thì người ta chẳng hề chán ghét cái trí của họ. Ông Vũ làm cho nước được lưu thông là thuận theo thế nước, tính nước, cho nên ông làm việc chẳng có gì khó nhọc. Như kẻ trí cũng y theo đó mà làm (tùy theo thế tính tự nhiên), ắt họ làm việc chẳng có gì khó nhọc và trí thức của họ mới đáng kể là rộng lớn”(17.1084). Mỗi sự vật hiện tượng đều có “cái tính” của mình, cái tính ấy được hiểu như là bản chất cố hữu vốn có sẵn để cho “cái tính” phát triển theo chiều hướng thiện thì có lợi cho chính bản thân và xã hội, ngược lại sẽ đi đến những kết thúc. ở những sự vật, hiện tượng và con người giống nhau thì bản tính giống nhau: “Phàm những vật đồng loại thì bản tính giống nhau. Tại sao riêng về nhân loại người ta lại nghi rằng bản tính chẳng giống nhau? Những vị thánh nhân và chúng ta đều là một loại (đều có bản tính giống nhau) – phàm đồng loại giả, cử tương tự dã. Hà độc trí ư nhân nhi nghi chi? Thánh nhân dữ ngã đồng loại giả” (17. 1205). Giống như Khổng Tử, Mạnh Tử đánh giá rất cao yếu tố giáo dục đối với bản tính của con người: “Làm người ai cũng có đạo lý phải theo. Nhưng ăn no, mặc ấm, nhàn cư mà không có giáo dục thì gần giống loài cầm thú” (17. 994). Yếu tố giáo dục đối với con người là cái để phân biệt với cầm thú. Trong con người cũng có những phần quí tiện khác nhau: “Thân thể người ta có phần quí trọng, có phần khinh tiện; có phần to tát, có phần nhỏ nhen. Mình không nên săn sóc phần nhỏ nhen mà làm thiệt hại cho phần to tát, cũng không nên chuyên

157

lo cho phần khinh tiện mà bỏ rơi phần quí trọng. Kẻ nào chỉ dưỡng phần nhỏ nhen của mình (cái miệng, cái bụng) tức là kẻ tiểu nhân; người nào dưỡng phần to tát của mình (cái tâm, cái trí) tức là bậc đại nhân” (17. 1227,1228). Như vậy, cái để phân biệt tiểu nhân và đại nhân là vấn đề học vấn và đạo đức chứ không phải từ nguồn gốc xuất thân như quan niệm phân biệt đẳng cấp trong truyền thống của các triều đại trước.

Khác với Khổng Tử và Mạnh Tử, Tuân Tử cho rằng bản chất của con người vốn là tính ác, tính thiện là yếu tố giả tạo. Ông nói: “Kiệt, Trụ là tính vậy, Nghiêu Thuấn là ngụy vậy. Tính người ta là ác. Sở dĩ được thiện là do ngụy đó vậy” (Khổng học đăng, trang 656, nhà sách Khai Trí Sài gòn). Ông còn diễn đạt ý này một cách rõ hơn: “Phàm tính là thành tựu của trời, không thể học được, không thể làm được, không thể học được, không thể làm được ở người ta thì gọi là tính. Có thể học được, có thể làm được ở người thì gọi là ngụy. Đấy là sự khác nhau giữa tính và ngụy”. Như vậy, khái niệm “ngụy” mà ông dùng ở đây không bao hàm nghĩa xấu mà bao hàm sự giáo hóa từ bên ngoài. Tuân Tử vốn là người xuất thân Nho học đồng thời là người có tư duy rất thực tiễn, ông chủ trương trong thời đại hỗn loạn của Lễ Nhạc, trong sự suy vi của đạo đức không thể dùng cách giáo dục tự giác theo cách nêu gương mà vấn đề là ở chỗ phải đưa ra những khuôn phép có tính pháp luật để ước thúc con người, đây cũng là điểm nhiều người trong giới nghiên cứu cho rằng Tuân Tử là một trong những người chủ trương Pháp trị, mà bằng chứng là sau này những học trò của ông như Lý Tư, Hàn Phi đều trở thành những đại diện xuất sắc cho tư tưởng pháp trị ở Trung Quốc cổ đại. Tuân Tử cho rằng: “Tính con người, sinh ra là hiếu lợi, thuận theo đó thì thành ra tranh đoạt lẫn nhau mà sự từ nhượng không có; sinh ra là đố kỵ, thuận theo đó thì thành ra tàn tặc, mà lòng trung tín không có; sinh ra là có lòng muốn của tai mắt, có lòng thích về thanh sắc, thuận theo tính đó thì thành ra dâm loạn mà lễ nghĩa văn lý không có. Như thế thì theo cái tính của người ta, thuận cái tình của người ta, tất sinh ra tranh đoạt phạm vào cái phận (tức quyền lợi của nhau), làm loạn cái lý mà mắc lỗi tàn bạo. Cho nên phải có thầy, có phép tắc để cải hóa (cái tính) đi, có lễ nghĩa để dẫn dắt nó, rồi sau mới có từ nhượng, hợp

158

văn lý mà thành ra trị. Xét vậy thì cái tính ác của người ta rõ lắm mà cái thiện của tính người là do người ta gây ra vậy, Phàm người ta muốn làm điều thiện là vì tính ác vậy. Hễ mỏng là muốn dày, xấu là muốn đẹp, hẹp là muốn rộng, nghèo là muốn giàu, hèn là muốn sang. Nếu không có ở trong ắt phải ở ngoài. Cái tính của người ta vốn không có lễ nghĩa, nên phải tư lự để tìm cho biết lễ nghĩa. Vậy nên cứ theo tính thì người ta có lễ nghĩa. Mà người không có lễ nghĩa thì loạn, không biết lễ nghĩa thì trái” (84. 23). Dù có khác với Khổng Tử và Mạnh Tử trong quan niệm về bản chất thiên bẩm của con người, quan niệm của Tuân Tử nhìn bên ngoài có vẻ tàn nhẫn nhưng nghĩ kỹ hơn chúng ta thấy rằng với Tuân Tử khái niệm tính của con người đã được đẩy lên một bậc. Ông không coi trọng sự xuất phát thiên bẩm mà ông coi trọng, đánh giá cao những yếu tố của giáo dục, của đào tạo của sự tu tập, về thực chất điều này cũng không khác gì nhiều so với Khổng Tử và Mạnh Tử.

Một người tiêu biểu cho tư tưởng Pháp gia là Quản Trọng (vị tướng quốc giúp Tề Hoàn Công thành bá chủ thiên hạ) nói trong Quản Tử: “Người đời vốn hay ghen ghét lẫn nhau, lòng người vốn hung dữ nên phải đặt ra pháp luật” (Thiên 12 Xu ngôn). Phát triển tư tưởng này lên sau này Hàn Phi (khoảng 280 – 233 TCN) một đại diện xuất sắc đã đưa tư tưởng Pháp gia thành tập Đại thành “Hàn Phi Tử”, ông nói: “Cha mẹ đối với con, sinh con trai thì mừng, sinh con gái thì giết đi. Con trai con gái đều từ lòng cha mẹ mà ra, nhưng trai thì mừng, gái thì giết đó là vì nghĩ đến cái thuận tiện về sau, tính đến cái lợi lâu dài. Cha mẹ đối với con cái mà còn có lòng tính toán, huống hồ đối với người ngoài?” (Thiên 46 – Lục phản). Quan hệ giữa cha mẹ con cái đã vậy, quan hệ vua tôi còn tệ hơn nữa, nó nằm trong một sự tính toán đầy mưu mô: “Vua và tôi bụng dạ khác nhau. Nhà vua dùng mưu kế để nuôi bầy tôi, bầy tôi dùng mưu kế để thờ nhà vua”(Hàn Phi Tử, Thiên 19 – Sức tà). Sự khác biệt trong ứng xử của nhà vua với bầy tôi theo Hàn Phi là do sự khác biệt về quyền lợi: “Vua và bầy tôi cái lợi khác nhau. Vì vậy bầy tôi không ai trung với vua. Cái lợi của bầy tôi mà được xác lập thì cái lợi của nhà vua bị tiêu diệt” (Hàn Phi Tử, thiên31 – Nội trữ thuyết). Sở dĩ những bầy tôi phục dịch, đi theo nhà vua giống như đàn hươu tìm đến đồng cỏ, ở đâu có

159

cỏ thì hươu đến, ở đâu không có cỏ thì hươu bỏ đi, phụng sự nhà vua có lợi thì theo, không có lợi thì tìm cách phản lại. Ông sử dụng câu: “Hoàng đế có câu: “người trên kẻ dưới một ngày đánh nhau trăm trận” (Thượng hạ nhất nhật bách chiến). Người dưới che dấu cái riêng tư của mình để thử bụng người trên. Người trên nắm lấy cái quyền cân nhắc xem xét để tước bỏ quyền lực của kẻ dưới. Cho nên lập pháp cân nhắc đo lường, đó là cái quí của nhà vua. Có bè đảng đó là cái quí của bầy tôi. Bầy tôi sở dĩ không giết ông vua của mình là vì bè đảng chưa đủ” (Hàn Phi Tử thiên 8 – Dương quyền). Chúng ta thấy rằng Nho gia chủ yếu khuyến cáo tính thiện, chủ trương làm sáng đức tốt của con người để nêu gương thì Pháp gia không cần quan tâm bản chất con người là thiện hay không thiện thậm chí cho rằng bản chất của con người là ác, nhưng dù là thiện hay ác thì vẫn có thẻ vượt qua, vẫn có thể tạo ra sự ổn định cho nhân quần bằng các qui định pháp luật. Tư tưởng pháp quyền mà đại diện xuất sắc nhất là Hàn Phi thực sự vẫn còn nguyên tính thời sự của nó. Ngày nay trong các xã hội hiện đại, nhà nước quản lý con người thực tế là theo những nguyên tắc và thiết chế của pháp luật - đây cũng là cơ sở tạo ra sự bình đẳng của quyền công dân trước luật pháp.

Khái niệm “dục” trong triết học Trung Hoa cổ đại lúc đầu có lẽ dùng để chỉ các nhu cầu ham muốn của con người trong đó lớn nhất là những nhu cầu sinh học và nhu cầu bản năng. Sách Lễ Ký nói: “Lòng dục của con người chẳng gì lớn hơn ăn uống và trai gái”. Sau này Chu Hy cũng cho rằng: “Chỉ là một tâm của con người hợp đạo lý thì gọi là thiên lý, theo với tình dục là nhân dục; ăn uống là thiên lý, yêu sách mỹ vị là nhân dục” (Ngữ loại, 9/78). Tuân Tử thì lại cho rằng: “Tình là chất của tình. Dục là phản ứng của tình vậy” (Chính danh). Chúng tôi nhận thấy Khổng Tử rất ít đề cập đến vấn đề này, chương Nhan Uyên trong Luận Ngữ ông có nói đến việc hạn chế các nhu cầu của con người gọi là “khắc kỷ”: “Khắc kỷ phục lễ là nhân. Ngày nào mình khắc kỷ phục lễ ngày đó, mọi người trong thiên hạ tự nhiên cảm hóa mà theo về đức nhân”. Có lẽ khắc kỷ ở đây là thắng được lòng tư dục, thắng được những nhu cầu bản năng của con người, phải biết tiết chế trong sinh hoạt hàng ngày. Phục lễ mà Khổng Tử nói ở

160

đây có lẽ là thực hiện nghi lễ của nhà Chu mà thời kỳ Khổng Tử sống đã bị mai một.

Chủ trương tiết dục là tư tưởng nhất quán của Nho gia. Đối với Khổng Tử là khắc kỷ, đối với Mạnh Tử: “Cách bồi dưỡng lương tâm hay hơn hết là nên bớt dần những điều ham muốn – dưỡng tâm mạc thiện ư quả dục” (17. 1371). Các triết gia Trung Hoa cổ đại có thể khác nhau về nhiều điểm trong các lĩnh vực nhưng riêng đối với chủ trương chế ngự và điều tiết lòng dục thì đều có một quan niệm thống nhất. Tuân Tử là người vốn coi bản chất thiên bẩm của con người là ác, vì vậy phải dùng các thiết chế pháp luật để điều tiết các quan hệ của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thế giới quan trong triết học trung quốc cổ đại luận án TS triết học 62 22 80 05 (Trang 157 - 164)