Trong bối cảnh xã hội Trung Quốc đầy biến động thời Xuân thu - Chiến quốc có sự suy vi của một số tầng lớp trong xã hội và cũng có sự lớn mạnh của một số tầng lớp khác. Tình hình ấy là cơ sở xã hội cho rất nhiều phái triết học ra đời, thời đại Bách gia tranh minh. Mặc gia cũng được khai sinh trong hoàn cảnh đó, với đại diện kiệt xuất là Mặc tử (khoảng 478-392).
Về việc xác định nguồn gốc xuất thân của Mặc Tử nhằm làm rõ động cơ triết học của ông là việc làm cần thiết, nhưng không dễ dàng. Theo tài liệu khảo cứu của tác giả Lã Trấn Vũ viết trong cuốn Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc thì Mặc Tử xuất thân từ tầng lớp địa chủ sa sút xuống tầng lớp nông dân, cho nên học thuyết của ông phản ánh ít nhiều những nhu cầu của tầng lớp này. Nhưng theo ý kiến của tác giả Phùng Hữu Lan viết trong cuốn Đại cương triết
110
học sử Trung Quốc lại cho rằng Mặc Tử đại diện cho tầng lớp quân nhân quý
tộc chuyên nghiệp nhưng bị thất thế, cho nên học thuyết của Mặc Tử là sự triển khai những luân lý chức nghiệp của tầng lớp du hiệp này. Nhưng cả hai ông đều thống nhất cho rằng, Mặc Tử đại diện cho tầng lớp dưới của xã hội. (có một số người cho rằng Mặc Địch đại biểu cho tầng lớp thợ thủ công và thương nhân). Học thuyết của Mặc Tử là tiếng nói của tầng lớp bình dân trong xã hội, cho nên nó đề cao sự cần kiệm, sự kiêm ái, phê phán sự xa hoa, lễ nghi của Nho giáo...Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét những tư tưởng chính trị của ông.
Có thể nói việc phê bình Nho giáo là một trong những tiền đề triết học chính xây dựng nên học thuyết triết học của Mặc Tử. Nếu như Nho gia cho rằng trong tình yêu có chia ra thân sơ, cao thấp...thì Mặc Tử chủ trương không phân biệt trong tình yêu, từ đó ông đề xuất Kiêm ái, Thượng đồng, Thượng hiền; Nếu như Nho gia chủ trương Lễ, Nhạc phiền phức, tốn kém thì Mặc Tử chủ trương
Tiết táng, Phi nhạc; Nếu như Nho gia chủ trương Thiên mệnh thì Mặc Tử chủ
trương Phi mệnh, Thiên chí, Minh quỷ;...Chẳng hạn, trong thiên Công Mạnh, ông viết: “ Đạo Nho có bốn chủ trương đủ để mất thiên hạ. 1*2. Nho cho Trời là không sáng suốt, cho quỷ là không thiêng, trời và quỷ không nói, điều đó đủ mất thiên hạ. 2. Chôn cất hậu hĩnh, để tang lâu, quan quách phải dày, áo liệm phải nhiều, đám tang như một cuộc rời nhà, khóc lóc ba năm, phải đỡ rồi mới đứng dậy được, phải chống gậy rồi mới đi được, tai không nghe, mắt không thấy gì cả, khiến cho tiền tài sức lực đều kiệt quệ, như vậy đủ mất thiên hạ. 3. Học đàn ca múa hát, như vậy đủ mất thiên hạ. 4. Cho rằng có thiên mệnh, mọi sự giàu nghèo, sống chết, thọ yểu, trị loạn đã được định trước rồi, không sửa đổi được, người theo chủ trương đó tất không làm gì cả, như vậy đủ mất thiên hạ” (63. 86- 487). Trong những điều phê phán trên, chủ yếu Mặc Tử tấn công vào chủ trương nhạc lễ rườm rà, thiên mệnh của Nho giáo. Tuy nhiên, chủ trương quan trọng bậc nhất của Nho giáo là lễ nghĩa thì Mặc Tử không hề đả động tới. Lễ nghĩa cũng là
*
Các số thứ tự do chúng tôi thêm vào, trong nguyên bản không có (TG).
111
điều mà Mặc Tử cần trong khi xây dựng học thuyết của mình, bởi nó phù hợp với logic phát triển của học thuyết của ông. Mặc Tử không dùng lại khái niệm lễ nghĩa, mà ông biến tướng nó thành khái niệm kiêm ái. Có thể nói kiêm ái là một tư tưởng hạt nhân trong học thuyết của Mặc Tử. Kiêm để phân biệt với biệt; có
kiêm ái mới có hỗ lợi; chế tài cho kiêm ái là thiên ý (tôn giáo), thượng hiền
(chính trị); kiêm ái vừa là mục tiêu chính trị, vừa là giá trị chuẩn của xã hội...Học thuyết chính trị của Mặc Tử tập trung trong một số điều sau đây:
Thứ nhất, nền chính trị trọng người hiền. Mặc Tử, một mặt, phản đối chế
độ cha truyền con nối của tầng lớp quý tộc, cất nhắc những người không xứng đáng, khiến cho hiệu quả công việc không cao, muôn dân đồ thán, xã hội loạn lạc:“ bọn thân thích, cố cựu, giầu sang, mặt mũi tốt đẹp được dùng đó, nhất định có trí tuệ cả không? cho họ trị nước tức là sai bọn ngu dốt trị nước, như vậy là nước sẽ loạn là điều có thể biết chắc được rồi....Bọn vương công đại nhân vì yêu dung nhan một người nào đó mà dùng. Yêu mà không biết dung khả năng họ ra sao. Họ không cai trị nổi một trăm người mà cho làm chức quan cai trị một ngàn người...như vậy chức quan lớn gấp mười khả năng” (63. 430); mặt khác, trên cơ sở phê phán sự thiểu năng của chính quyền, ông cho rằng, mấu chốt là không sử dụng người hiền. Điều này, Mặc Tử nhất trí với Khổng Tử muốn đề xuất một mẫu hình xã hội có tiêu chuẩn là tài năng và đức hạnh để thay thế chế độ phong kiến thế tập. Đây là mầm mống của tư tưởng dân chủ. Chúng ta hãy xem một số lập luận của ông:
- Người sang và sáng suốt cai trị kẻ ngu và hèn thì nước trị; người ngu và hèn cai trị kẻ giàu sang và sáng suốt thì nước loạn, vì vậy trọng người
hiền là căn bản của chính trị; (63. 426).
- Hễ người nào hiền thì đề cử lên chức cao, cho người đó giàu và sang, dùng làm trưởng quan; kẻ nào không tốt thì đè xuống đuổi đi, khiến cho hoá nghèo hèn, bắt là khổ dịch. Như vậy là trọng người hiền; (63. 426). - Các bậc thánh vương xưa xét kỹ rồi dùng chính sách trọng người hiền,
dùng người giỏi theo phép trời. Chỉ có trời là không kể tới giầu nghèo,
112
sang hèn, thân sơ, cứ người nào hiền thì đề cử mà tôn trọng, kẻ nào xấu thì ức chế bỏ đi; (63. 432).
Nền chính trị dân chủ của Mặc Tử là nền chính trị tuyển cử, bất luận cá nhân xuất thân thuộc thành phần nào miễn là anh ta có tài năng, đức độ được dân tín nhiệm đề cử thì anh ta có thể làm quan, thậm chí làm vua.
Thứ hai, nền chính trị chuyên chính thống nhất giữa ý trời và ý dân. Như
trên đã nói, kiêm ái là hạt nhân tư tưởng trong triết học Mặc Tử, khi vận dụng vào lĩnh vực chính trị ông đề xuất việc lựa chọn kiêm quân (ông vua kiêm ái). Trong bối cảnh xã hội bất đồng cần lựa chọn ra một đồng thiên tử, vị thiên tử này là sự thể hiện ý chí chung của muôn dân, do dân cùng nhau họp lại bầu ra cũng đồng thời là sự thể hiện của thiên ý. Ông nói:
- Vì biết rõ nhân dân không có người cầm đầu để thống nhất cái nghĩa trong thiên hạ, thì thiên hạ loạn, cho nên chọn lựa người hiền lương, thánh trí, biện luận thông thái trong thiên hạ lập nên làm thiên tử, để thống nhất cái nghĩa trong thiên hạ. (38.153).
- Trời vì muốn thống nhất cái nghĩa trong thiên hạ, cho nên chọn lựa
người hiền lập nên làm thiên tử... thiên tử lại tổng hợp cái nghĩa trong thiên hạ, để cho đồng với trời. (38.153).
Khi vua đã được lập nên, có nghĩa là vua đại diện cho tiêu chuẩn chung của xã hội, vua bảo đúng thì được đúng, vua bảo sai thì ra sai. Mọi người đều phải nhất nhất tuân theo ý của vua. Đó là cái nghĩa của thượng đồng (tán đồng với người trên): “ Hễ muôn dân trong nước thống nhất với thiên tử ở trên, không dám bè phái ở dưới, điều mà thiên tử cho là phải, tất phải cho là phải, điều mà thiên tử cho là trái, tất phải cho là trái... Thiên tử vốn là người có nhân trong thiên hạ. Cả muôn dân trong thiên hạ học theo thiên tử lẽ nào mà thiên hạ không trị?... Chỉ vì có thể thống nhất được nghĩa của thiên hạ, cho nên thiên hạ trị.” (38.154). Như thế có thể thấy trong học thuyết chính trị của Mặc Tử, để xác lập chính quyền cần có vai trò quan trọng của ý thức tôn giáo và ý chí của nhân dân. Tiêu chuẩn của đúng sai là kiêm và biệt, theo kiêm là đúng, theo biệt là sai.
113
Thứ ba, nền chính trị lấy tiết dụng làm cơ sở cho sự giàu mạnh của dân.
Khổng Tử cũng mong muốn làm cho dân giàu, đó là mục đích chính trị của ông, nhưng Khổng Tử không nói phải làm thế nào cho dân giàu. Mặc Tử ngược lại, ông có cả một chương bàn về cách làm giàu cho dân, đó là chương Tiết dụng. Tiết dụng là phương sách làm cho dân giàu. Mặc tử chủ trương trở về đời sống cổ xưa, chất phác, ở đó không có kẻ sang, người hèn do đó không cần tới lễ nhạc, ma chay không cần làm lớn. Đời sống xã hội cũng cần phải cần kiệm, cần kiệm trong ăn uống, cần kiệm trong may mặc,...tóm lại, phàm đã đủ cho mọi sự cần dùng của mọi người thì thôi.
Các vị thánh nhân, thiên tử trong nền chính trị lý tưởng của Mặc Tử là những người không tách rời khỏi lao động, không bóc lột lao động của người khác, mà họ là những người trực tiếp tham gia lao động, hơn thế còn phải lập ra kế hoạch sản xuất, cung cấp các thứ thiết yếu cho đời sống xã hội.
Chủ trương tiết kiệm còn được thể hiện trong quan hệ cung cầu: “ Dùng tài sản không phí phạm, sức dân không mệt mỏi”, và phân công lao động trong xã hội hợp lý: “ Những thợ làm mọi nghề trong thiên hạ: nghề đóng xe, làm đồ da, đồ gốm, đồ rèn, đồ mộc, đều tuỳ tài năng của mình; hễ cung cấp đủ dùng trong thiên hạ thì thôi, cái gì thêm phí tổn mà không thêm lợi cho dân thì thánh vương không làm” (38.439).
Tóm lại, đã hơn 2000 năm trôi qua, nay nhìn lại học thuyết chính trị của Mặc tử chúng ta thấy nhiều quan điểm đã lạc hậu, nhưng dưới góc độ lịch sử mà nhìn nhận thì có nhiều quan điểm của ông đã vượt thời đại. Chẳng hạn như các tư tưởng: 1. Vua không phải do cha truyền con nối mà do muôn dân tuyển cử; 2.Thiên tử và muôn dân bình đẳng về địa vị kinh tế cũng như cơ hội chính trị; 3. Người hiền tài là đối tượng tuyển cử của dân, bất luận thành phần xuất thân là hèn kém hay quý tộc. Nhưng cũng có tư tưởng của ông mang tính không tưởng, chẳng hạn như chủ trương kiêm ái và hỗ lợi...
Hơn nữa trong cách hình dung về xã hội lý tưởng của Măc Tử có một phương diên đi ngược lại tiến bộ xã hội và phản nhân đạo, đó là việc không chấp
114
nhận quền mở rộng nhu cầu của con người. Đó là một loại “ chủ nghĩa xã hội trại lính”.