Khí và Đạo Hai khái niệm quan trọng trong vũ trụ quan Trung Quốc cổ đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thế giới quan trong triết học trung quốc cổ đại luận án TS triết học 62 22 80 05 (Trang 29 - 32)

cổ đại

Đây là hai khái niệm mà tất cả các học phái triết học, ngành y học, thiên văn học và lịch số ở Trung Quốc đều sử dụng một cách rộng rãi, nó bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau, vì vậy thực tế chúng có một nội hàm rất rộng. Qua các thời đại khác nhau chúng liên tục được bổ xung và do đó rất đa nghĩa. ở đây chúng tôi chia và tóm tắt quan niệm về khí và đạo của tác giả đương đại Trương Lập Văn (Giáo sư triết học).

1.3.2.1 Khí

Người Trung Quốc cổ quan niệm về khí khác với người Hy-Lạp cổ (khí – hay apâyrôn - đơn thuần là môi trường trung gian trống rỗng trong khoảng không bao la vũ trụ). Khí vừa là bản thể, vừa là cầu nối hư không với thực thể, giữa vật chất và tinh thần, giữa sinh ra và mất đi, vừa là cầu nối giữa không gian và thời gian, giữa vĩnh hằng và biến hoá... tức là nó tồn tại ở cả thế giới vô hình và thế giới hữu hình. Mọi sự vật, hiện tượng sinh ra hay mất đi (kể cả con người), đều là sự tụ lại hay tan đi của khí. Sách Hoàng đế nội kinh viết : “ Khí trời, khí đất hợp lại, phân chia ra 6 tiết mà hoá sinh vạn vật- Thiên địa hợp khí, lục tiết phân nhi vạn vật hoá sinh hỹ”. Cũng sách trên còn viết:”Dương tích lại thành trời,âm tích lại thành đất, Dương trong sạch thành trời, âm vẫn đục thành đất. Địa khí bay lên thành mây, thiên khí rơi xuống thành mưa. Gốc gác của trời là thiên khí, gốc gác của đất là địa khí, thiên khí và địa khí hợp lại , đó là người. Con người do thiên khí và địa khí sinh ra”. Tam tài(Thiên- Địa-Nhân) đều do khí mà ra cả,

27

điều này thể hiện rất rõ tư tưởng khí là bản thể của vạn vật. Một cách tổng quát khái niệm khí có những nghĩa cơ bản sau:

Thứ nhất, Khí là nguồn gốc hoặc bản thể của vạn vật trong thế giới tự nhiên. Khí là một dạng vật chất tinh vi chuyển động không ngừng, Khí là cơ sở thống nhất của thiên địa vạn vật. Khí là bản thể cao nhất, nó là phạm trù vừa cụ thể vừa trừu tượng, điều này thể hiện rất rõ trong học thuyết âm dương.

Thứ hai, Khí là nguyên tố hoặc chất liệu của tồn tại khách quan. Bình thường nó rất vi tế không nhìn thấy, không nghe thấy, không có hình dạng, nhưng khi ngưng tụ thì nó có những hình dạng cụ thể khác nhau, dưới hình thức của vạn vật. Đây là cơ sở cho sự thống nhất của vạn vật trong vũ trụ.

Thứ ba, Khí tồn tại dưới hai dạng có tính đối lập và thống nhất với nhau là

Khí dương và Khí âm. Người ta cho rằng quá trình vận động cũng như sự sinh – trụ – dị – diệt của vạn vật là do sự vận động chuyển đổi của hai khí mà ra.

Thứ tư, Khí quyết định sinh mệnh của con người. Con người thọ hay

yểu,thiện hay ác, sang hèn quí tiện đều liên quan đến Khí. Thậm chí những phẩm chất đạo đức khác nhau của con người cũng do Khí quyết định.

Tóm lại, nội hàm của Khí rất phong phú và phức tạp, nó là phạm trù bao

trùm cả thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Đây là khái niệm mà tất cả các trường phái triết học và khoa học ở Trung Quốc cổ đều sử dụng. Nó liên tục được bổ sung và mở rộng ý nghĩa qua các thời đại khác nhau.

1.3.2.2 Đạo

Đây là một phạm trù trung tâm trong truyền thống triết học Trung Quốc. Khái niệm này rất đa tầng, đa nghĩa, qua các thời đại khác nhau, các tác gia khác nhau, các lưu phái khác nhau, “đạo” cũng được củng cố và bổ sung theo những cách khác nhau, đặc biệt với Lão Tử “đạo” đã trở thành khái niệm trung tâm để ông xây dựng học thuyết của mình qua tác phẩm “Đạo đức kinh”. Song nhìn chung khái niệm này được sử dụng với các nghĩa cơ bản như sau:

28

Đạo là con đường, đẩy lên đó là qui luật chỉ về một định hướng nào đó cho hành vi của con người, tức là con đường mà con người phải trải qua, đẩy tiếp lên theo một nghĩa cao hơn đó là những qui luật tất yếu, là nguyên tắc biến hóa của sự vật. Hệ Từ trong Dịch truyện nói: “Nhất âm nhất dương chi vị đạo - đạo là một âm một dương”. Như vậy khái niệm “đạo” trong trường hợp này còn là sự vận động chuyển đổi kết hợp giữa khí âm và khí dương. Nói chung lại đạo là sự tổng hợp các qui luật của các sự vật cụ thể.

Đạo là bản thể hoặc bản nguyên của sự vật như quan niệm của Lão Tử: Lão Tử có lẽ là triết gia đầu tiên đưa khái niệm đạo thành một hệ thống quan niệm hoàn chỉnh, sau này người ta coi Lão Tử và những người theo trường phái của ông là các nhà Đạo học.Ông nói:

“Đạo là mẹ của muôn vật”, ông đã tách cái đạo có thể nói thành lời với cái đạo vĩnh hằng của tự nhiên thành hai khái niệm khác nhau. Cái đạo của tự nhiên là cái đạo không thể nói thành lời chỉ có thể cảm nhận được bằng một năng lực trực giác rất cao; cái đạo mà có thể nói được chỉ là sự mô tả hời hợt bên ngoài của con người đối với các sự vật và hiện tượng trong thế giới. Lão Tử coi đạo là phạm trù cao nhất trong hệ thống triết học của mình vì vậy ông đã đi đến sự kết hợp giữa nguyên lý sinh thành và nguyên lý bản thể của vũ trụ thông qua khái niệm đạo, với ông đạo là đầu tiên, là tất cả, là cuối cùng; vạn vật sinh ra bởi đạo, tồn tại cũng bởi đạo, và mất đi cũng bởi đạo, đạo là cái làm nên chính cấu trúc cũng như quá trình vận hành của sự vật. Vì vậy để nhận thức được đạo con người phải vận dụng tư duy lý tính siêu việt vì bản thân đạo vốn siêu thời gian, siêu không gian. Với quan niệm như vậy về đạo cùng với nguyên tắc “vạn vật nhất thể”, khái niệm đạo được triển khai một cách tương đối theo cấu trúc ba tầng của thế giới hiện thực, vì vậy có: Thiên đạo - Địa đạo – Nhân đạo, trong đó Thiên đạo là âm dương, Địa đạo là cương nhu, Nhân đạo là nhân nghĩa là các nguyên tắc chính trị, xã hội.

29

Khổng Tử cũng nói nhiều đến Đạo, song theo chúng tôi khái niệm Đạo mà Khổng Tử dùng khác với những nội dung mà chúng tôi đã trình bày ở trên, nó mang tính đạo đức nhân sinh nhiều hơn.

Hai khái niệm “khí” và “đạo”sở dĩ được chúng tôi đưa ra đầu tiên để tiện theo dõi các chương khác, các phần khác vì lý do đây là hai khái niệm rất lớn có mặt ở tất cả mọi lĩnh vực và mọi khoa học; sau này (thời Tống) còn một số các khái niệm khác như tâm, lý, v.v. được sử dụng và nâng lên thành những khái niệm lớn và sử dụng một cách phổ biến nhưng ở thời cổ đại hai khái niệm “khí” và “đạo” được sử dụng phổ biến hơn cả.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thế giới quan trong triết học trung quốc cổ đại luận án TS triết học 62 22 80 05 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)