Vấn đề thiên mệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thế giới quan trong triết học trung quốc cổ đại luận án TS triết học 62 22 80 05 (Trang 147 - 154)

Với quan niệm về sự thống nhất Thiên - Địa – Nhân, các triết gia Trung Hoa cổ đi đến những ý tưởng khác nhau về thân phận của con người. ở mức lớn nhất thì con người được sánh ngang với trời đất (tam tài), đạo người được coi là tuân theo đạo trời đất, trong muôn vật thì người được coi là cao quí và linh thiêng nhất, tư tưởng này về sau được Chu Đôn Di phát biểu: “cái tài của con người gồm được cái toàn năng của trời đất, suốt được cái toàn đức của trời đất, cái trí của con người đủ biết được tính của các loài cầm thú, sâu bọ mà dạy bảo chăn nuôi chúng; biết được cái tinh của cây cỏ, nhờ vậy nhà nông giỏi mới biết cấy, biết cắt, nhà lương y mới biết đặt ra phương thuốc. Bậc thánh nhân làm cho cái đức của mình được thuần minh, cho nên trị được dân trong thiên hạ”. Vấn đề vị trí của con người trong vũ trụ cũng như thân phận của con người được các lưu phái khai thác cũng rất khác nhau mặc dù thống nhất ở điểm người là một trong tam tài; Trang Tử cho rằng: “chúng ta ở trong khoảng trời đất,như hòn đá nhỏ, như thân cây nhỏ ở trong núi lớn; kể bốn bể trong khoảng trời đất có khác chi cái hố nhỏ ở trong cái chằm lớn không ? Kể Trung Quốc ở trong bốn bể, có khác chi một hạt lúa nhỏ trong cái lẫm (vựa) lớn không ? Số các loài vật có tới hàng vạn mà người chỉ chiếm một; vậy thì loài người so với vạn vật có khác gì cái mảnh lông trên thân thể con ngựa không ?” (111. 454). Thậm chí ông cho rằng thân xác của con người cũng không thuộc sử hữu của chính mình: “thân của anh không phải là vật sở hữu của anh đâu, nó chỉ là cái hình hài mà trời đất giao phó cho anh đấy; tính mệnh của anh không phải là vật sở hữu của anh đâu, nó là do trời đất giao phó cho anh đấy” (111. 471).

145

Mặc dù con người được sánh ngang với trời đất, nhưng trong thực tế người ta vẫn cho rằng những qui luật của trời là qui luật lớn, sâu sắc và chi phối tất cả. Kinh Thi chép rằng: “Ôi! chỉ có mệnh trời là sâu kín và chẳng hề nghỉ ngơi – Duy thiên mệnh ô mục bất dĩ”. Mạnh Tử cũng cho rằng những công việc của con người do trời quyết định: “việc gì mình không có ý làm mà thành, là ý trời vậy, việc gì mình không mong cầu mà tự nhiên tới là mệnh trời vậy). Tư tưởng về các qui luật của trời chi phối con người gọi là “thiên mệnh”, các nhà nghiên cứu Trung Quốc về sau này cho rằng tư tưởng “thiên mệnh” thực chất là mang tính duy tâm về mặt triết học, coi con người là thụ động, phụ thuộc vào trời. Điều này cũng còn tùy thuộc vào cách hiểu “thiên mệnh” của từng lưu phái, của từng nhà nghiên cứu. Trong một số trường hợp chúng tôi cho rằng hiểu “thiên mệnh” theo nghĩa là các qui luật của tự nhiên có lẽ dễ chia sẻ hơn. Để hiểu được “thiên mệnh” người ta cần phải có nhiều tri thức và kinh nghiệm. Trong Luận ngữ - thiên Vi chính – Khổng Tử nói: “Ta hồi mười lăm tuổi chăm chú vào việc học, ba chục tuổi biết vững chí, bốn mươi tuổi không còn nghi hoặc, năm mươi tuổi biết mệnh trời... “. Ông nhấn mạnh chỉ có người quân tử mới biết được mệnh trời: “không biết mệnh trời không thể là người quân tử ” (17. 681).

Vấn đề “thiên mệnh” trong triết học Trung Quốc cổ đại đối với các lưu phái khác nhau rất phức tạp, khi thì cho rằng con người ta có thể chống lại mệnh trời, mọi việc là do con người chứ không phải do trời, Mặc Tử trong thiên Phi mệnh nói: “ngày xưa vua Kiệt làm cho nước loạn, vua Thang làm cho trị lại; vua Trụ làm cho nước loạn, vua Vũ làm cho trị lại. ở vào những thời đó, thời khôngbiến đổi mà dân cũng không thay đổi. Người trên thay đổi chính sự thì dân thay đổi thói tục. ở thời vua Kiệt, vua Trụ mà thiên hạ loạn; ở thời vua Thang, vua Vũ mà thiên hạ trị; vậy thiên hạ trị là sức của vua Thang hay vua Vũ, thiên hạ loạn là tội của vua Kiệt hay vua Trụ. Lấy đó mà xét thì sự yên nguy trị loạn chỉ quan hệ ở việc làm chính sự của các người trên đó thôi, sao gọi là định mệnh được?”.

Chúng tôi nhận thấy rằng tư tưởng thuận thiên (hành động phù hợp với qui luật tự nhiên) là ý tưởng mà Bách gia Chư tử thường hay nói. Cho rằng hiểu đạo trời, giữ đạo trời là đức của thiên tử (nhà vua), thiên Khang Cáo trong Kinh Thư

146

chép rằng: “Mệnh trời chẳng phải ở mãi với một người, bậc thiên tử nếu ăn ở theo điều lành thì được mệnh trời; bằng ăn ở trái đạo lý thì mất đi vậy ”. Ngay bản thân Khổng Tử cũng cho rằng đạo của mình có thi hành được hay không là do ý trời: “ đạo ta mà sắp thi hành được ư? Là do mệnh trời. Đạo ta sắp bị bỏ ư? Là do mệnh trời ” (17. 524); ông còn cho rằng: “người quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời thánh nhân ” (17. 591). Điều ông nói người lớn ở đây là người có đức hạnh cao, chức phận lớn là người được mọi người tin tưởng và tín nhiệm, còn lời nói của thánh nhân là những điều phù hợp với qui luật của xã hội và do đó “mệnh trời” mà ông nói ở đây có lẽ được hiểu theo khía cạnh là các qui luật tất yếu của tự nhiên chăng (?).

Tư tưởng “thiên mệnh” có thể tạm phân thành hai xu hướng: xu hướng chủ động và xu hướng bị động. Xu hướng chủ động cho rằng phải hiểu “thiên mệnh” để hành động. Đối với xu hướng bị động hiểu thiên mệnh là để không hành động, và sống một cách hồn nhiên. Sách “Minh tâm bảo giám” dẫn lời Tử Hạ: “sống chết đều có mệnh, giàu sang là tại trời – tử sinh hữu mệnh, phú quí tại thiên”. Vương Sung – nhà triết học thời Lưỡng Hán - đã phát triển tư tưởng “thiên mệnh” theo nghĩa tiêu cực đến mức bí hiểm: “cái mệnh quí thì ở chỗ hèn rồi tự đạt; mệnh hèn thì ở ngôi giàu rồi tự nguy... phàm người ta gặp gỡ và bị những điều lụy hại đều do trời vậy. Có cái mệnh sống chết, thọ yểu, cũng có cái mệnh sang hèn, giàu nghèo” (Luận hành – Mệnh lộc). Kinh Dịch – Hệ từ thượng có viết: “vui theo đạo trời và biết mệnh trời cho nên không lo, tùy chỗ ở mà an và đôn đốc làm điều nhân. Cho nên có lòng ái ”. Chính vì vậy mà người hiểu biết là người nhận thức được qui luật “trên không oán trời, dưới không oán trách người, cứ bình dị mà đợi mệnh – thượng bất oán thiên, hạ bất vi nhân, cư dị dĩ sĩ mệnh” (17. 109, 110).

Ngay các Đạo gia như Lão Tử hay Trang Tử cũng đề cập rất nhiều đến vấn đề thiên mệnh mà về sau này khi giới nghiên cứu đánh giá về thiên mệnh của họ cũng có nhiều ý kiến trái ngược. Lão Tử nói: “lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt – thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất” (58. 379). Trời đất (tự nhiên) có qui luật riêng của nó không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của mọi người: “trời đất

147

là bất nhân coi vạn vật như loài chó rơm”. ở đây có lẽ chúng ta nên hiểu ý của ông theo khía cạnh trời đất thản nhiên, lạnh lùng với thân phận của con người. Ông cho rằng sở dĩ trời đất dài lâu là vì trời đất không sống cho mình, vì vậy bậc thánh nhân nên noi theo gương ấy, bậc thánh nhân theo quan điểm của Đạo học là người nhận thức một cách sâu sắc các qui luật của tự nhiên và không có hành động nào ngược với các qui luật ấy. Sau này khi phát triển các tư tưởng của Lão Tử lên một mức nữa Trang Tử trong tác phẩm “Nam hoa kinh” cũng nói nhiều đến mệnh trời và số phận con người. Ông viết: “sống chết, được mất, cùng đạt, giàu nghèo, hiền ngu, khen chê, đói khát, nóng lạnh, đều là những biến hoá của sự vật, sự chuyển vận của luật trời, như hết ngày tới đêm, hết đêm tới ngày, mà không ai biết nguồn gốc ở đâu. Ai đạt được lẽ ấy thì tâm thần không bị hỗn loạn, ngày đêm giữ được cái khí thuần hòa, ung dung vui vẻ như khí mùa xuân mà thích ứng với mọi sự biến hóa”(111. 307). “Biết được thiên đạo và nhân sự đó là đạt được mức cao nhất của tri thức. Biết được thiên đạo là biết rằng vạn vật do tự nhiên sinh ra, vậy thì phải theo tự nhiên. Biết được nhân sự là dùng cái trí tuệ có thể biết được để bảo hộ cái mà trí tuệ không thể biết được, hầu hưởng hết tuổi trời, khỏi chết yểu.” (111. 331). Chúng ta nhận thấy rằng khái niệm “trời” mà Lão Tử và Trang Tử dùng ở đây chủ yếu là với ý nghĩa các qui luật khách quan của tự nhiên. Con người cần phải nhận thức được các qui luật đó, khi đã nhận thức được qui luật này, và đặc biệt phải thấy rõ rằng con người là một cái gì đó rất nhỏ bé và mong manh trong vũ trụ bao la từ đó đi đến một thái độ hành xử hết sức điềm nhiên, thanh thản, coi thường mọi lẽ sống chết, phú quí, sang hèn. Từ đó kêu gọi con người trở về với bản chất tự nhiên của mình.

Người ta vẫn coi Mạnh Tử là người kế tục xuất sắc tư tưởng của Khổng Tử nhưng đồng thời cũng là người nhấn mạnh tư tưởng “thiên mệnh” đến mức duy tâm huyền bí. Chúng ta có thể gặp điều này trong tác phẩm của ông ở các phần: “Thiên mệnh”, “Sinh nhi chi”, “Nội tỉnh”, “Chính tâm thành ý”, Đến Mạnh Tử những tư tưởng có tính duy tâm ở Khổng Tử đã được đẩy lên đến mức triệt để và thực tế sau này đã chi phối phần lớn những quan điểm về chính trị xã hội, luân lý đạo đức của ông nói riêng và của Nho gia nói chung. Nhưng ở ông cũng có sự

148

phân biệt thiên mệnh chính đáng và không chính đáng: “chẳng có việc gì xảy ra mà chẳng do nơi mệnh trời. Mình nên thuận nhận lấy cái mệnh chính đáng ấy. Cho nên người hiểu mệnh trời không đứng dưới bức tường nguy hiểm sắp đổ. Khi mình giữ hết đạo làm người mà chết vì chức vụ đó là thuộc về cái mệnh chính đáng vậy. Còn như mình phóng đãng cho đến mang cùm xích mà chết, đó chẳng phải là cái mệnh chính đáng vậy ” (17. 1286, 1287).

Các triết lý nhân sinh của Bách gia Chư tử về đại thể chúng ta có thể xếp ở hai thái độ hành xử khác nhau đó là con người chủ động theo các qui luật tự nhiên hoặc là con người bị động để cho các qui luật tự nhiên chi phối. Khi đã nhận thức được mối quan hệ giữa con người với tự nhiên (trời đất) thì các lưu phái đi đến những thái độ khác nhau về lẽ sống chết, hồn phách, quỉ thần khác nhau. Khổng Tử nói: “chia một phần ở trong đạo tự nhiên của trời đất ra gọi là mệnh; rõ hình ra ở cái lý nhất quán ai cũng như ai, gọi là tính, biến hóa ở âm dương mà thành ra có tượng có hình gọi là sinh; hóa đến cùng, số hết gọi là tử. Cho nên mệnh là cái bắt đầu của tính, tử là cái cuối cùng của sinh, có cái bắt đầu thì có cái cuối cùng vậy” (Khổng Tử gia ngữ - Bản mệnh giải, 26). Ông còn nói rằng con người ta còn một phần vô hình không nhìn thấy gọi là hồn phách: “người sinh ra có khí, có hồn, có phách. Khí hồn phách hội lại gọi là sinh ”. Ông có thái độ cũng không rõ ràng về lẽ sống chết khi học trò (Tử Cống) hỏi ông: “Người chết còn biết không?” thì ông nói: “nếu ta nói người chết rồi mà còn biết thì sợ những con cháu hiếu thảo liều chết để theo ông cha; nếu ta nói người chết rồi mà không biết gì thì sợ con cháu bất hiếu, cha mẹ chết bỏ không chôn. Muốn biết người chết rồi có biết hay không chuyện đó không phải là cần kíp ngay bây giờ”. ở chỗ khác khi Tử Lộ hỏi ông về đạo thời quỉ thần, thì ông nói: “Đạo thờ người còn chưa biết, sao biết được đạo thờ quỉ thần?” – “dám hỏi về sự chết” đáp: “sự sống còn chưa biết làm sao biết được sự chết?” (32 449). Nhưng trong sách Trung dung khi thuật ý của Khổng Tử về quỉ thần thì chúng ta thấy ông có nhận định khá rõ như sau: “Những việc do quỉ thần làm ra thì mạnh mẽ biết chừng nào! Mắt chúng ta chẳng thấy được các ngài, tai chúng ta chẳng nghe được các ngài; Song các ngài ở khắp nơi khắp vật. Vì vậy khắp trong thiên hạ,

149

người ta ăn chay giữ giới kinh sạch, mặc y phục nghiêm chỉnh mà tế tự các ngài. Quỉ thần đông đảo thay trong chốn mênh mông, dường như lưu đậu trên đầu ta, bên tả bên hữu ta”(17. 116). Ông cho rằng, người có đức trí là người kính trọng quỉ thần, nhưng không hay gần: “Chuyên làm việc nghĩa giúp người, kính trọng quỉ thần nhưng không hay gần (tức là không ưa cầu thỉnh cúng bái) như vậy có thể gọi là trí”. ở đây chúng ta nhận thấy rằng trong thực tế thái độ của Khổng Tử với vấn đề quỉ thần không vượt ra khỏi lễ nghi phong tục của thời đại, trong thực tế những nghi lễ cúng tế trang trọng và rườm rà đối với các loại quỉ thần cho đến tận mãi về sau này vẫn được tất cả mọi người, từ thứ dân cho đến vua chúa tùy theo thứ bậc của mình vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của xã hội Trung Quốc cổ. Ông không bác bỏ quỉ thần song ông cũng không khuyến cáo mọi người sùng tín quỉ thần, đối với ông mục đích chính của con người là học tập, trau dồi tri thức, hành động hợp với nghi lễ mang lại sự hòa mục cho xã hội. Về lẽ sống chết, sách Lễ Ký (một trong những kinh điển của Nho gia) chương “Tế nghĩa” – 24 viết: “chết rồi cái hài cốt chôn xuống đất, dần dần tan rã đi, còn cái tinh anh thì lên trên khoảng không gian sáng rực rỡ – tử tất qui thổ, cốt nhục tệ ư hại, âm vi dã thổ, kỳ khí phát dương, ư thượng vi chiêu minh”.

Đối với Lão Tử và Trang Tử, thì quan niệm sống chết của con người và lẽ quỉ thần được hiểu theo cách khác. Lão Tử nói: “Lấy Đạo mà điềukhiển thiên hạ, quỉ thần cũng không lộ thần uy. Không phải quỉ không lộ được thần uy, mà vì quỉ không làm hại được người. Không phải thần không hại được người, mà vì thánh nhân không hại người” (58. 296). Như vậy theo ông nếu người ta hành xử theo Đạo thì dẫu có quỉ thần cũng chẳng làm gì được con người. Trang Tử là người luận nhiều về lẽ sống chết hơn cả, ông coi sống và chết là những trạng thái khác nhau: “Chết cũng như đổi căn nhà chứ không thực là chết” (111. 376)... “Sống hay chết đều do mệnh trời, cũng như có đêm có ngày; cái gì mà loài người không thể can dự vào để thay đổi được thì là tình hình cố hữu của vạn vật. Vũ trụ cho ta cái hình hài, cho ta sống để ta lao khổ, cho ta già để ta an nhàn, cho ta chết để ta nghỉ ngơi; vậy coi sống là cái phúc thì cũng phải coi chết cũng là cái phúc”(111.371). Cái triết lý sống là “gửi”, chết là “về” (sinh ký, tử qui) là một

150

triết lý được Trang Tử đưa ra thuyết giáo nhiều lần, ông coi thường lẽ sống chết cũng như coi thường sự giàu sang phú quí hay nghèo hèn. Người ta vẫn cho rằng, ông là người khai thác tính biện chứng sâu sắc trong triết học của Lão Tử và đẩy lên thành chủ nghĩa tương đối. Quả thực trong cuộc nhân sinh, người ta không thể chỉ canh cánh vào lẽ tử sinh, vì vậy ông khuyên mọi người nên sống

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thế giới quan trong triết học trung quốc cổ đại luận án TS triết học 62 22 80 05 (Trang 147 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)