Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO XỨ SỞ KIỆN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển giáo xứ Sở Kiện
1.1.3. Dòng tu của giáo xứ
Để hạt giống Tin mừng đƣợc dễ dàng nảy mầm ở khắp mọi nơi, để các họ đạo, giáo xứ không ngừng lớn mạnh (về số lƣợng giáo dân, về cơ sở vật chất, về sinh hoạt đạo...), ngoài vai trò chủ chốt của những đấng chăn chiên (các linh mục, giám mục...), còn phải nhờ đến sự hỗ trợ đắc lực của các dòng tu.
Có vai trò không nhỏ trong cuộc cuộc rao giảng tin mừng thời kỳ đầu ở Việt Nam là dòng tu nữ mang thuần nét Á đông – Dòng Mến Thánh giá. Đối với Hội thánh tại Việt Nam Dòng Mến Thánh giá đƣợc coi là món quà quý báu mà Thiên chúa đã ban tặng, là một cánh tay hữu hình của Chúa Ki tô bởi chính hội dòng nữ này là đối tƣợng cộng tác đắc lực nhất với hội Thầy giảng, hàng giáo sĩ bản quốc.
Năm 1670 tại Kiên Lao, dòng Mến Thánh giá ở Việt Nam chính thức ra đời và lãnh nhận sứ mệnh quan yếu: giáo dục giới trẻ về văn hóa và đức tin, phục vụ bệnh nhân, bảo vệ trẻ thơ, góp phần thăng tiến nữ giới bằng giáo dục và hƣớng nghiệp. Năm 1854 Dòng Mến Thánh đã rất lớn mạnh: “Dòng có 72 nhà, 1600 chị
em, và đã rửa tội hơn 51.000 trẻ em hấp hối”. ” [39; tr.12].
Từ năm 1862 khi trung tâm Công giáo của địa phận Tây Đàng ngoài chuyển từ Kẻ Vĩnh về Kẻ Sở, Dòng Mến Thánh đã có mặt ở đây và tiếp tục thực thi sứ mệnh của dòng. Về thời gian ra đời chính xác của Dòng Mến Thánh giá Kẻ Sở theo tài liệu chính thức của giáo xứ thì hiện vẫn chƣa tiếp cận đƣợc, tuy nhiên theo bia
đá trên mộ ở vƣờn thánh các nữ tu thì cũng có thể dòng tu nữ này đã có mặt ở Kẻ Sở từ năm 1862. Bia đá trên mộ các nữ tu ghi: “An na bà Ân, là mẹ chung dòng mến thánh gia địa phận Hà Nội, sinh tại Thất Động năm 1854, vào dòng năm 1862. Qua đời ngày 21 tháng 6 năm 1940”. Nếu muộn hơn thì cũng ít nhất là từ năm 1911.
Bia mộ có năm mất muộn thứ 2 trong tổng số tròn 100 mộ trong vƣờn thánh ghi: “Maria Nhin tạ thế ngày 29 tháng 6 năm 1911”.
Thời kỳ đầu, các hoạt động của dòng đƣợc thực hiện ở hai căn nhà tranh tre mái lá. “một căn nhà làm nhà nguyện, một căn làm nhà ở, xung quanh nhà rậu bằng tre trúc, phòng ngừa kẻ gian quấy đảo” ” [1]. Hai căn nhà này do cụ xã Chang
cùng bà con giáo dân bỏ tiền của dựng lên. Do hạn chế về mặt tài liệu nên cũng chƣa xác định đƣợc thời kỳ đầu dòng Mến Thánh giá Kẻ Sở có bao nhiêu nữ tu. Năm 1916, tu viện Mến thánh giá cùng dãy nhà ở cho các nữ tu ra đời. Dòng Mến Thánh giá đã lớn mạnh hơn.Theo lịch sử họ đạo Kiện chép thì đến năm 1920, dòng có 15 chị em và 3 sơ ngƣời Pháp.
Khoảng những năm 1926 – 1927, dòng tập trung vào các hoạt động dạy chữ và dạy nghề cho con em giáo dân các làng xung quanh khu vực nhà thờ. Để thuận lợi cho công việc, dòng đã tách ra thành hai nhóm. Một nhóm chuyên dạy chữ cho các em từ 13 đến 15 tuổi học hết lớp 3. Một nhóm chuyên dạy nghề cho các em biết thêu ren may vá, nữ công gia chánh. Đến năm 1932, dòng đã giúp hàng trăm trẻ gái thoát nạn mù chữ và hơn 60 ngƣời biết thêu ren may vá [1].
Cùng năm 1932 dòng tham gia sâu hơn vào các hoạt động cứu bần. Công việc của dòng lúc này là khám chữa bệnh cho giáo dân và mọi ngƣời dân trong vùng. Tiếp nhận nuôi dƣỡng trẻ mồ côi, tàn tật ngƣời già không nơi nƣơng tựa. “Năm
1941, nhà mụ đã nuôi được gần 100 cháu thoát cảnh mồ côi” [1]. Khi nạn đói xảy
ra, các làng quê đói khổ, dân xung quanh vùng đã kéo về đây xin ăn, trong khoảng gần hai tháng liền, cả nhà thờ trong đó có các nữ tu của dòng đã thay nhau ra phát cơm cứu đói cho hàng trăm ngƣời nghèo. Và khi xác chết đầy đƣờng dòng đã đứng ra lo chôn cất, cầu nguyện cho những ngƣời xấu số.
Sau thời kỳ đổi mới, các hoạt động giáo dục của dòng lại đƣợc chú trọng đẩy mạnh hơn. Nhờ đó số trẻ đƣợc thu nạp ngày càng đông hơn, có thời điểm lên tới gần
100 cháu. Ngày nay, để tham gia sâu hơn nữa vào các hoạt động xã hội các nữ tu đã đi học các trƣờng sƣ phạm để nâng cao trình độ tay nghề. Đƣợc sự cho phép của phòng giáo dục huyện Thanh Liêm, với bằng cấp và trình độ chuyên môn của mình các cô ngày càng tham gia sâu hơn vào các hoạt động giáo dục của địa phƣơng.
Từ khi thành lập cho đến nay, dòng Mến Thánh giá đã giữ một vai trò không nhỏ đối với đời sống của ngƣời dân trong vùng nói chung, giáo dân Ninh Phú, Kiện Khê nói riêng. Các hoạt động giáo dục từ thiện bác ái do dòng tu đảm nhận đã tạo ra một hình ảnh tốt đẹp cho giáo xứ nói riêng, đạo Thiên Chúa nói chung. Dòng Mến thánh giá ở Sở Kiện đã chứng mình đƣợc rằng đạo Thiên Chúa không phải là một thứ đạo lạ, là đạo ở trên trời mà là đạo gần gũi, thiết thực gắn bó với đời, với cuộc sống của những ngƣời lao động nơi đây. Nhờ những hoạt động đầy tính nhân văn ấy mà giáo xứ đã thu hút đƣợc nhiều ngƣời xin nhập đạo nhất là trong thời kỳ từ 1862 đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX.