Giáo lý Công giáo và những giá trị tích cực đối với công cuộc xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sống đạo của cộng đồng giáo dân giáo xứ sở kiện thị trấn kiện khê huyện thanh liêm tỉnh hà nam (trong bối cảnh xây dựng đời sống văn hóa mới) (Trang 101 - 107)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO XỨ SỞ KIỆN

3.1. Sống đạo và những giá trị tích cực đối với công cuộc xây dựng đời sống văn

3.1.1. Giáo lý Công giáo và những giá trị tích cực đối với công cuộc xây dựng

dựng đời sống văn hóa mới ở các thôn làng.

Các phép bí tích cùng với sáu điều răn và tám mối phúc thật là nội dung cốt lõi của giáo lý Công giáo, chứa đựng nhiều giá trị tích cực cần thiết đối với công cuộc xây dựng đời sống mới ở quê hƣơng Việt Nam nói chung, Ninh Phú, Kiện Khê nói riêng. Ở mọi góc độ cá nhân, gia đình hay xã hội có thể thấy điều này.

Ở góc độ cá nhân giáo lý Công giáo cũng nhƣ tất cả các giáo lý của tôn giáo khác có tác dụng điều khiển hành vi, thái độ ứng xử của các tín đồ. Chính nhờ các quy tắc vô hình này mà trong lời nói việc làm ngƣời theo đạo phải luôn chú ý đến hành vi của mình hơn. Giáo lý Công giáo có rất nhiều giá trị đối với đời sống cá nhân của ngƣời Công giáo nói chung, ngƣời Công giáo Sở, Kiện nói riêng tuy nhiên đặt trong bối cảnh xã hội ta hiện nay, có thể kể đến một số giá trị to lớn của đạo Công giáo đối với đời sống cá nhân mỗi con ngƣời. Ngày nay, có thể coi nói dối, làm gian là một trong những chứng bệnh nặng của xã hội thực dụng. Ngƣời ta có thể làm điều đó với bản thân và với ngƣời khác. Với điều răn thứ tám, đạo Công giáo đã tác động trực tiếp đến việc hình thành đức tính trung thực và ngay thẳng ở mỗi con ngƣời và một cộng đồng ngƣời, góp phần xây dựng môi trƣờng ứng xử có niềm tin giữa ngƣời với ngƣời trong cộng đồng, xã hội. Nhờ sống trong môi trƣờng giáo lý nhà đạo từ tấm bé nên mọi đứa trẻ Công giáo nơi đây rất ngoan, trung thực. Đặc biệt là những đứa trẻ đƣợc học trong hai trƣờng dòng. Những ngƣời giáo dân nơi đây đặc biệt là những ngƣời Công giáo gốc (bên Ninh Phú) sống rất chân thật. Những ngƣời kinh doanh buôn bán bên làng Kiện cũng rất ý thức về việc làm ăn của mình... Vì con ngƣời là sản phẩm của chúa, có ý chí tự do riêng nên trong việc ứng xử với vấn đề nhạy cảm tình dục và tính dục cần phải biết sử dụng ý chí tự do

ấy để có những ứng xử văn hóa nhất với vấn đề này. Điều răn thứ sáu đƣa đến một giá trị tích cực là góp phần hình thành một nếp nghĩ, một nép sống lành mạnh trong sáng cho mỗi cá nhân con ngƣời. Đặc biệt là với việc ngăn cấm các hành vi thủ dâm thái quá đạo Công giáo góp phần hạn chế các hệ quả không đáng có của hành vi này nhƣ vô sinh, giảm sức lao động, phƣơng hại sức khỏe, tinh thần. Nhờ đƣợc rèn luyện thƣờng xuyên trong môi trƣờng giáo lý nhà đạo ngƣời nam, nhất là lứa thanh niên trai làng luôn có những thú vui chơi trong sáng lành mạnh. Nhịp sống kinh tế đang bắt đầu trở nên vội vã ở Ninh Phú và Kiện Khê, vì cuộc sống mƣu sinh nên trong lời nói và việc làm con ngƣời sẽ không thể tránh khỏi việc làm tổn thƣơng nhau. Với đức sầu khổ và bí tích hòa giải, đạo Công giáo góp phần giúp cá nhân con ngƣời biết hối lỗi, ăn năn, ý thức về lỗi lầm của bản thân mình, hoán cải bản thân, giữ gìn nhân cách của chính mình .

Giáo lý Công giáo cũng nhƣ giáo lý của các tôn giáo khác chứa đựng yếu tố đạo đức. Bởi thế nếu theo một tôn giáo nào đó con ngƣời sẽ có môi trƣờng để rèn rũa đạo đức của mình. Bất kỳ tôn giáo nào cũng đề cập đến tình yêu. Ở Phật giáo, tinh thần “từ bi” không chỉ hƣớng đến con ngƣời, mà còn đến cả muôn vật, cỏ cây. Phật giáo kêu gọi lòng nhân đạo, yêu thƣơng và bảo vệ sự sống. Đặc biệt, trong quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, Phật giáo cũng muốn tình yêu thƣơng ấy phải biến thành hành động “bố thí”, cứu giúp những ngƣời đau khổ hoặc “nhẫn nhục” để giữ gìn đoàn kết. Muốn giải thoát khỏi đau khổ, con ngƣời phải tự hoàn thiện đạo đức cá nhân, diệt trừ tham, sân, si, xoá bỏ vô minh, chặt đứt cây “nghiệp” để vƣợt qua biển khổ luân hồi. Đạo đức của Kitô giáo cũng đề cập đến tình yêu cũng ; yêu thƣơng bản thân mình, yêu tha nhân và yêu thiên nhiên, trong đó, yêu tha nhân là trọng tâm của quan niệm đạo đức về tình yêu. Những chuẩn mực của đạo đức Kitô giáo giúp con ngƣời hoàn thiện đạo đức cá nhân trong quan hệ với cộng đồng. Tình yêu tha nhân ở đây không đơn thuần là tình yêu trong tâm tƣởng mà cũng phải đƣợc cụ thể hóa bằng việc làm: cho kẻ đói ăn, cho kẻ rách mặc, chăm sóc ngƣời ốm đau, bệnh họan, khuyên can ngƣời lầm lỗi... Tóm lại, đây là những phẩm chất đạo đức rất cụ thể, rất thiết thực khi trong xã hội còn nhiều cảnh khổ cần đƣợc cứu vớt, giúp đỡ. Có thể nói những chuẩn mực, quy phạm đạo đức thể hiện trong

mƣời điều răn của Chúa, sáu điều răn của hội thánh, và tám mối phúc thật chính là những quy phạm đạo đức rất cụ thể hƣớng ngƣời Công giáo nói chung, ngƣời Công giáo Sở, Kiện nói riêng hƣớng đến Chân, Thiện, Mỹ.

Ở góc độ cá nhân, bí tích hòa giải (việc xƣng tội) và bí tích xức dầu của đạo Công giáo còn có một ý nghĩa tích cực đối với đời sống tinh thần của con ngƣời. Khi gây ra các tội lỗi thuộc về bí mật không thể chia sẻ cùng ai, ngƣời ta có thể tìm đến cứu cánh tinh thần này để giải tỏa và trút bỏ. Ở phƣơng Tây đây là một cứu cánh tinh thực sự hữu hiệu đối với đời sống tinh thần của con ngƣời trong xã hội có nhiều áp lực và căng thẳng. Mặc dù hiện nay ở Việt Nam nói chung, Sở, Kiện nói riêng hầu hết giáo dân chƣa có thói quen mở lòng trƣớc linh mục nhƣng nếu duy trì tốt đƣợc lệ tục này cũng có một ý nghĩa rất tích cực. Giống nhƣ tác dụng của việc đi chùa vậy, ngƣời ta sẽ cảm thấy thanh thản, thƣ thái hơn. Thậm chí có thể nói, hiệu quả của bí tích này đƣa lại còn tốt hơn cả việc đi chùa. Vì theo tâm lý học khi nói ra những điều sâu kín trong lòng mà có đối tƣợng nghe thì chắc chắn sẽ tốt hơn tự thoại. Nếu nhƣ bí tích giải tội hay còn gọi là việc xƣng tội có tác dụng giải tỏa tinh thần cho ngƣời sống, thì bí tích xức dầu là liệu pháp tinh thần cho ngƣời sắp qua đời. Bí tích này giúp cá nhân có tƣ tƣởng bình an khi đối diện với cái chết – nỗi sợ hãi lớn nhất của loài ngƣời. Khi đã đƣợc đón nhận bí tích này, ngƣời ra đi đƣợc nâng đỡ về mặt tinh thần và ngƣời ta không còn sợ cái chết nữa mà sẽ thanh thản buông tay. Ngƣời chết không còn khắc khoải và ngƣời sống nhờ đó cũng đƣợc thanh thản. Mọi bất hòa khi còn sống nhờ bí tích hòa giải cũng đƣợc tiêu tan... Đời sống kinh tế xã hội của hai cộng đồng giáo dân nơi đây đang ngày càng có những biến đổi sâu sắc. Nhờ những bí tích rất thiết thực này mà đời sống tinh thần của ngƣời sống và đặc biệt của những nhƣ ngƣời già đƣợc chu toàn. Mặc dù ở Ninh Phú và Kiện Khê ngày nay đời sống kinh tế giáo dân đã khấm khá, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo ở địa phƣơng vẫn còn, những hộ giàu có cũng chƣa nhiều. Với mối phúc “khó nghèo thanh bần” đạo Công giáo có tác dụng động viên tinh thần những cá nhân còn trong cảnh nghèo khó, giúp họ luôn lạc quan, vui tƣơi, sống ngay thẳng, công chính,

Không chỉ hƣớng đến cá nhân, bản thân đạo Công giáo còn quan tâm đến nền tảng gia đình. Gia đình chính là cái nôi nuôi dƣỡng các cá nhân và có tác động

lớn đến việc giữ đạo và hành đạo của các thành viên trong gia đình. Lấy gia đình làm nến tảng để gìn giữ đạo vô hình chung Thiên Chúa giáo cũng đã góp phần quan trọng vào việc củng cố tế bào của xã hội.

Gia đình là hạt nhân, là tế bào là nền tảng của xã hội. Có loại gia đình hạt nhân và có loại gia đình nhiều thế hệ. Thông thƣờng, trong loại gia đình nhiều thế hệ các mối quan hệ trở nên phức tạp hơn. Với các giới răn về ứng xử trong mối quan hệ gia đình, đạo Thiên Chúa đã góp phần duy trì trật tự gia đình, sống có trƣớc có sau, có trên có dƣới, thuận hảo, yêu thƣơng, trách nhiệm.

Trong mối quan hệ gia đình, giới răn Công giáo đặc biệt nhấn mạnh về trách nhiệm, bổn phận của con cái với cha mẹ. Hiếu đễ với ông bà cha mẹ cũng vốn là đạo lý ngàn đời của dân tộc ta. Ngày nay, khi nƣớc ta bƣớc vào nền kinh tế thị trƣờng, những mặt trái của nó đã làm cho nền tảng gia đình bị đe dọa. Con cái hỗn hào với ông bà cha mẹ, không chịu nghe những lời hay lẽ phải. Tuy nhiên ở Sở, Kiện (đặc biệt là ở các hộ gia đình Công giáo gần nhà thờ) những ngƣời con, ngƣời cháu trong gia đình khi làm những điều không phải luôn biết im lặng, lắng nghe tiếp thu ý kiến. Hiện nay trong xã hội hiện đại, cùng với nạn bạo hành trẻ em là nạn bạc đãi cha mẹ, ngƣời già. Mặc dù chƣa có số liệu thống kê về các vụ ngƣợc đãi ngƣời già nhƣng ngày nay với sự phát triển của các phƣơng tiện thông tin đại chúng thì không thể phủ nhận rằng ngƣợc đãi ngƣời già đang là một vấn nạn của xã hội ta. Tuy nạn bạo hành, ngƣợc đãi ngƣời già có thể xảy ra ở thành thị hay nông thôn, ở các gia đình nông dân, công nhân, tiểu thƣơng hay tri thức thì có một điều có thể khẳng định rằng, trong các gia đình ngƣời Công giáo ở Sở, Kiện theo những ngƣời dân nơi đây thì chƣa từng xảy ra vụ việc nào liên quan đến chuyện ngƣợc đãi hay bạo hành ngƣời già. Hội ngƣời cao tuổi thôn Ninh Phú hiện nay có 105 ngƣời, có 4 ngƣời ở độ tuổi trên 90. Thôn Kiện Khê có 200 ngƣời, trong đó có 7 ngƣời trên 90. Ngƣời già trong làng nói, bản thân họ đƣợc con cháu chăm sóc rất tận lòng khi ốm đau. Đặc biệt họ cảm thấy rất hạnh phúc và hài lòng khi thấy con cháu rất biết vâng lời.

Trong quan hệ gia đình, đạo Công giáo cũng đặc biệt chú trọng đến mối quan hệ vợ chồng. Bí tích hôn phối cũng nhƣ những quan niệm của Công giáo về hôn

nhân có nhiều điểm tiến bộ, tích cực. Tự do kết hôn, hôn nhân một vợ một chồng, quan hệ vợ chồng bình đẳng, chung thủy, hy sinh, tiết độ là những giá trị tích cực của bí tích và giới răn Công giáo. Đặc biệt với nhân tố bình đẳng, tự do luyến ái, tình dục tiết độ, tôn trọng bạn đời đạo Công giáo đã đƣa vào đời sống gia đình ngƣời Việt một hơi thở mới. Đặt trong bối cảnh xã hội hiện nay khi mà mối quan hệ vợ chồng trong những gia đình trẻ ngày càng trở nên phức tạp thì những điều mà bí tích hôn phối mang lại thật thiết thực và hữu ích.

Trong tiêu chí để đƣợc coi là gia đình văn hóa, hòa thuận là một trong những tiêu chí đƣợc quan tâm hàng đầu. Hòa thuận cũng là một truyền thống đƣợc đạo đức nhân dân coi trọng. Với đức hòa thuận đạo Công giáo góp phần củng cố mối quan hệ hài hòa trong gia đình và trong làng xóm. Kiện Khê và Ninh Phú vốn cùng nằm chung trên một dải đất, các thành viên trong hai làng ngoài quan hệ xóm giềng còn nhiều gia đình có quan hệ tình thân (qua các cuộc hôn nhân), với đức hòa thuận, đạo Công giáo góp phần củng cố nền tảng xóm làng.

Cùng với pháp luật và dƣ luận có thể nói, các bí tích và giới răn Công giáo đã góp thêm một thiết chế để giữ xã hội Việt Nam trong vòng trật tự, kỉ cƣơng, đời sống xã hội ở làng Kiện Khê, Ninh Phú luôn bình hòa. Nói cách khác đạo Công giáo có một giá trị to lớn về mặt xã hội. Về điểm này thiết nghĩa không cần phải chứng minh. Đã có rất nhiều nghiên cứu thực chứng cho nhận định này. Nhƣ GS. Nguyễn Đình Chú từng viết: “Xin nhớ rằng, hiến pháp có chặt chẽ đến đâu, pháp

luật dù có được quy định ngóc ngách đến đâu so với sự sống thiên hình vạn trạng vẫn còn khe hở. Cảnh sát trần gian dù có đông đủ nghiêm túc đến đâu vẫn không đủ bao hết sự đời. Phải có thêm cảnh sát cõi âm, loại cảnh sát nằm ngay trong tâm linh mỗi người, không loại trừ ai, kể cả ông vua có quyền uy tối thượng trị vì trăm họ, mới mong đảm bảo có cuộc sống tốt lành nhiều hơn. Trong điều kiện thiện ác vốn dĩ cứ tranh chấp triền miên cùng nhân loại”. Với các bí tích giới răn trên đạo

Công giáo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc gìn trật tự xã hội, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, ngăn chặn các vấn nạn của xã hội hiện đại ở làng Công giáo Kiện Khê, Ninh Phú nói riêng cả nƣớc nói chung. Có thể chỉ ra một số giá trị cụ thể hơn về mặt xã hội của tôn giáo này. Trong ý nghĩa của bí tích rửa tội, ngƣời Công giáo

đƣợc dạy rằng “sự sống con ngƣời là linh thánh”, cần “tin vào sự sống lại của thân xác ngày sau”. Với điều ấy, bí tích này góp phần ngăn chăn lệ tục “đào mộ ngƣời chết vì sét đánh” hiện còn khá phổ biến ở nƣớc ta. Với việc tôn trọng thân xác ngƣời chết, bí tích rửa tội còn góp phần làm hạn chế nạn buôn bán nội tạng ngƣời. Tuy nạn này ngày nay chƣa xảy ra ở Sở, Kiện nhƣng đã đƣợc coi là báo động ở Việt Nam. Với việc yêu cầu con ngƣời sống tiết độ trong sạch đạo Công giáo góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội nhƣ bán dâm, mua dâm. Với một yêu cầu rất tiến bộ: mỗi cá nhân phải coi trọng bản thân đạo Công giáo ngăn cấm các hành vi làm phƣơng hại đến thân thể cũng nhƣ sức khỏe con ngƣời. Đạo Công giáo đã góp phần hạn chế vấn nạn tự tử, nghiện ngập (ma túy, thuốc lá, rƣợu, bia), hút chích,tự tử. Ở cộng đồng ngƣời Công giáo, số thanh niên biết hút thuốc rất ít. Nếu so sánh với một nhóm thanh niên ở làng Tháp bên cạnh thì tỷ lệ hút thuốc ở làng bên nhiều hơn...Điều răn thứ bảy và thứ mƣời cấm con ngƣời không đƣợc lấy hay ƣớc muốn lấy của ngƣời khác những gì không thuộc sở hữu của mình, phải tôn trọng tài sản của ngƣời khác, đặc biệt là phải tôn trọng luật công bằng. Đạo Công giáo đã góp phần hạn chế nạn trộm cắp ở địa phƣơng. Với điều răn thứ bảy và thứ mƣời bàn đến luật đền bù. “Những tội phạm điều răn thứ bảy đều phải được đền bù, hay hoàn trả

theo công bằng giao hoán.”. Với ý nghĩa này, đạo Công giáo cùng với pháp luật

đƣơng đại Việt Nam còn góp phần điều chỉnh các hành vi bất công bình trong xã hội.

Có thể nói bí tích và giới răn Công giáo có vai trò quan trọng đối với đời sống cá nhân gia đình và xã hội của cộng đồng ngƣời Công giáo Việt Nam nói chúng, cộng đồng ngƣời Công giáo Kiện Khê, Ninh Phú nói riêng. Trong bối cảnh xây dựng đời sống văn hóa mới hôm nay, đối với cá nhân tác dụng to lớn nhất của giáo lý và giới răn Công giáo là điều chỉnh hành vi,thái độ ứng xứ của con ngƣời, hoàn thiện đạo đức cá nhân, tăng cƣờng đời sống tinh thần. Ở góc độ gia đình giáo lý và giới răn Công giáo có tác dụng lớn nhất là gìn giữ truyền thống gia đình ngƣời Việt và đƣa thêm vào văn hóa gia đình ngƣời Việt các nhân tố tiến bộ bình đẳng, tự do, tôn trọng con ngƣời. Đối với xã hội giáo lý và giới răn Công giáo có tác dụng lớn nhất đối với xã hội trƣớc

đây là xóa bỏ các hủ tục và với hiện nay là hạn chế các tệ nạn xã hội quan trọng nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sống đạo của cộng đồng giáo dân giáo xứ sở kiện thị trấn kiện khê huyện thanh liêm tỉnh hà nam (trong bối cảnh xây dựng đời sống văn hóa mới) (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)