Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO XỨ SỞ KIỆN
2.3. Hội đoàn Công giáo và đời sống đạo
2.3.2. Hội đoàn phục vụ lễ nghi tôn giáo và đời sống đạo
Âm nhạc có vai trò quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo. Giữ vai trò quan trọng trong các sinh hoạt tôn giáo của đạo Công giáo là hoạt động của ca đoàn, lễ sinh và kèn trống.
Cùng tham gia với hội kèn trống không thể không kể đến là nhóm kéo chuông (1-2 ngƣời). Tiếng chuông Tây vọng ra từ các ngôi thánh đƣờng là thứ âm thanh có sức lay động không chỉ đối với ngƣời trong đạo mà cả ngƣời ngoại đạo. Có thể coi tiếng chuông ấy là biểu trƣng đặc sắc nhất về mặt âm thanh của văn hóa Công giáo.
Chuyên phụ trách kéo chuông báo giờ lễ, giờ kinh, báo ngƣời trong đạo mất, là ngƣời bõ. Ngƣời bõ ở nhà xứ bao năm nay là ngƣời làng Sở. Ngƣời bõ tự nguyện
kéo chuông không kể ngày mƣa ngày nắng. Không tính đếm công lao chỉ mong thực hành đúng theo thánh ý Chúa. Tiếng chuông sẽ chi phối nhịp sống của giáo dân cho nên tiếng chuông phải đúng giờ, đúng nhịp. Chuông báo sắp vào giờ lễ thì kéo 1 hồi dài. Tiếng chuông ngân vang giục bà con giáo dân nhanh chân đến nhà thờ. Khi đó trong nhà thờ cũng bắt đầu nguyện kinh chờ cha ra. Kéo lần thứ hai, 1 hồi cũng bằng hồi trƣớc. Giờ lễ đã đến. Khi có ngƣời trong đạo mất ngƣời bõ kéo chuông 9 lần, báo rằng ngƣời trong đạo vừa về với chúa là một ngƣời nam, kéo 7 lần là một ngƣời nữ. Tiếng chuông đổ một hồi dài ngân nga vang vọng là giờ rƣớc kiểu chuẩn bị bắt đầu. Tiếng chuông vang lên giữa giờ trƣa là chuông báo 12h đúng. Cùng với tiếng chuông, tiếng kèn tiếng trống chính là yếu tố làm cho các ngày lễ của ngƣời Công giáo Sở Kiện trở nên sinh động. Năm 1934 đƣợc giáo phận giúp đỡ, cùng sự quyến góp của giáo dân và sự nỗ lực của các hội viên, giáo xứ đã có 11 cây kèn. Cuối năm 1944 trong ngày chầu thánh thể rƣớc kiệu xăng ti tại nhà thờ Phủ Lý có 5 hội kèn đồng thì hội kèn đồng Sở Kiện nổi trội hơn cả về số lƣợng và chất lƣợng. Các cụ Nguyễn Văn Báu, Dƣơng Văn Bính, Trần Văn Qúy, Phạm Văn Tƣờng là ngƣời có công lớn đóng góp xây dựng hội [1].
Với mục đích chính là phục vụ các lễ nghi tôn giáo do vậy hội kèn trống không hoạt động quanh năm, mà theo chu kỳ của các ngày lễ trọng, lễ lớn hay vào các dịp sinh hoạt đặc biệt của giáo xứ. Vào những ngày đó các thành viên trong hội tập hợp lại với nhau rồi cùng tập luyện dƣới sự hƣớng dẫn của các cha có kiến thức về thanh nhạc.
Tuy nhiên, ngày nay hội này còn tham gia phục vụ trong các đám hiếu của ngƣời dân có đạo trong vùng. Bao nhiêu con ngƣời trong làng ra đi là bấy nhiêu lần đội kèn đến thổi bài tiễn biệt. Bài truyền thống của hội mang hơi thở cuộc sống là bài “hồn tử sĩ”. Theo luật bất thành văn của hội, nếu thành viên nào có ngƣời nhà mất thì hội sẽ tình nguyện đến thổi. Còn nếu không phải thành viên của hội thì khi đƣợc gia chủ mời đến đƣa tiễn ngƣời thân trong gia đình thì hội sẽ đƣợc nhận một
khoản tiền nhỏ. Số tiền này sẽ đƣợc đƣa vào quỹ để khi các nhạc cụ hỏng thì sẽ sửa chữa hoặc mua mới.
Phụ trách phần âm nhạc ngoài nhà thờ là đội kèn trống. Còn phụ trách phần âm nhạc trong nhà thờ là ca đoàn. Trong thánh lễ, ca đoàn sẽ hát thế cho cộng đoàn những bài hát hay nhƣng khó mà cộng đoàn không hát đƣợc, và yểm trợ cộng đoàn trong những phần hát của cộng đoàn. Đứng đầu ca đoàn là ca trƣởng, có khả năng thanh nhạc, chịu trách nhiệm chính trong phụng vụ thánh nhạc cũng nhƣ duy trì sinh hoạt chung của hội.
Cũng nhƣ hội kèn trống, ca đoàn cũng có trang phục riêng. Thông thƣờng ở Sở Kiện ca viên nữ mặc áo dài trắng, còn ca viên nam bận áo sơ mi trắng quần tây. Ở nhà thờ Sở Kiện và nhiều nhà thờ khác, họ sẽ ngồi tách biệt hẳn với cộng đoàn. Thông thƣờng ca đoàn ở các nhà thờ sẽ ngồi ở phía trên gác xép của nhà thờ cũng có khi ngồi bên cánh trái của cung thánh hoặc những dãy ghế đầu tiên ở giữa nhà thờ.
Đã là thành viên của ca đoàn, các ca viên phải có trách nhiệm đi tập hát đúng giờ. Ngày lễ phải tham dự phụng vụ đầy đủ, nếu bận không đi đƣợc phải thông báo trƣớc cho ca trƣởng, không đƣợc tự ý nghỉ mà không có lý do. Ở Sở Kiện, các ca viên đều chấp hành nghiêm tục quy định này. Về quyền lợi, khi trong gia đình ca viên có việc hiếu, việc hỉ hay đau ốm gì thì sẽ đƣợc cả hội quan tâm. Vì đều là giới trẻ nên có thể nói ca đoàn cùng với hội giới trẻ là hai hội có sinh hoạt sôi nổi và mạnh mẽ .
Từ lúc có nhà thờ, có thánh lễ là đã phải có ngƣời giúp lễ sau này trở thành ban giúp lễ hoặc ban lễ sinh. Thời kỳ đầu công việc của ngƣời giúp lễ - thƣờng là trung niên nam – (không có nữ) là đƣa đón các cha, thông báo giáo dân, chuẩn bị dụng cụ trong thánh lễ. Thời kỳ đạo chúa còn đƣợc giảng bằng tiếng La tinh thì ở giáo xứ có một ngƣời thân cận với các cha – gọi là học trò lễ sẽ chuyên lo các việc dọn sách, mang sách, chuyển sách, mang nƣớc thánh. Thời kỳ ấy công việc quan trọng mà ban lễ sinh phải đảm nhận là việc thƣa kinh bằng tiếng Latinh với các cha,
Cha đọc một câu, ban lễ sinh thƣa lại một câu, ngoài ra ban lễ sinh phải chuyển sách (phải thật nhanh tay nếu không sẽ không kịp cho các cha đọc).
Các em đƣợc chọn trong ban lễ sinh thƣờng là các em chăm ngoan, học tốt cả giáo lý lẫn việc học ở trƣờng. Bản thân gia đình các em cũng là một gia đình có truyền thống theo đạo và thực lòng có mong mỏi hiến dâng con cho bàn tiệc của chúa. Khi gia đình có nguyện vọng dâng con làm ngƣời phục vụ cho bàn tiệc chúa thì cha mẹ của các em sẽ đến xin với cha xứ. Sau khi trải qua một năm học hỏi và tìm hiểu về công việc phục vụ trong bàn tiệc thánh, các em sẽ đƣợc đƣa đến trình cha, cha sẽ làm nghi thức tuyên hứa và trao áo cho các em. Trong nghi thức tuyên hứa các em sẽ phải cam kết trƣớc chúa chấp nhận sự hy sinh, phải chịu khó và đặc biết phải yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, sống thánh thiện, hiền ngoan trƣớc mặt mọi ngƣời. Phải chu toàn bổn phận trong vui tƣơi và khiêm nhƣờng. Các em tuyên xƣng:
“Chúng con sẽ chuyên chăm phục vụ bàn Tiệc Chúa
Chúng con sẽ sống ngoan hiền trong cách ăn nết ở
Chúng con sẽ chu toàn bổn phận trong vui tươi
Chúng con sẽ làm chứng cho tình yêu của Chúa trong tất cả môi trường mà chúng con hiện diện”
Tiếp đó các em sẽ đƣợc đón nhận áo trắng từ cha xứ.Chiếc áo là dấu hiệu của ngƣời tôi tớ phục vụ cho tình yêu Chúa. Đồng thời nhắc nhở và khích lệ tinh thần các em phục vụ trong mọi tất cả môi trƣờng các em sống, để Chính Chúa ngự trị trong tâm hồn các em. Việc các em đƣợc chọn là ngƣời giúp lễ cho cha luôn đem lại niềm tự hào lớn cho gia đình và dòng họ.
Trong các hội đoàn phục vụ lễ nghi tôn giáo ở Sở Kiện hiện nay, hội đoàn đƣợc đánh giá cao là ca đoàn. Theo các cha ở đây ca đoàn hoạt động rất đều đặn, quy củ, nề nếp. Các thành viên rất đoàn kết không những chăm luyện hát mà còn siêng năng việc nhà, giúp đỡ nhau các công việc trong cuộc sống, tham gia tích cực
vào các sinh hoạt tôn giáo của nhà thờ và các đoàn thể của thanh niên ngoài xã hội nhƣ tham gia đội văn nghệ địa phƣơng, lao động công ích.