Bí tích Công giáo và đời sống đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sống đạo của cộng đồng giáo dân giáo xứ sở kiện thị trấn kiện khê huyện thanh liêm tỉnh hà nam (trong bối cảnh xây dựng đời sống văn hóa mới) (Trang 40 - 50)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO XỨ SỞ KIỆN

2.1. Giáo lý Công giáo và đời sống đạo

2.1.1. Bí tích Công giáo và đời sống đạo

Đối với đời sống cá nhân của ngƣời theo đạo, các bí tích luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi ngƣời ta đã luôn chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nghi lễ vòng đời này. Cộng đồng ngƣời Công giáo Ninh Phú, Kiện Khê cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Từ thời giáo xứ Sở Kiện còn là thủ phủ hành chính Công giáo cho đến nay, dù đã trải nhiều sự biến động của lịch sử xã hội thì các gia đình Công giáo nơi đây vẫn duy trì các lệ tục thực hành các bí tích rửa tội, thánh thể, hôn phối, hòa giải và xức dầu.

Về việc thực hành bí tích rửa tội ở cộng đồng giáo dân giáo Sở, Kiện. Trong tâm thức của mình, cộng đồng ngƣời Công giáo nơi đây vẫn hết sức gìn giữ và coi trọng bí tích này. Khi con trẻ vừa mới đƣợc sinh ra thì 100 % các gia đình vẫn giữ lệ tục mang con đến nhà thờ để làm lễ rửa tội. Theo ông Ninh ngƣời trông coi sổ sách nhà thờ thì “bất cứ một đứa trẻ nào sinh ra ở đây cũng đều phải được

mang đi rửa tội”. Phỏng vấn nhanh những bậc cha mẹ trẻ có con đem đến nhà thờ

rửa tội trong một buổi lễ rửa tội ở nhà thờ Sở Kiện lý do tại sao vẫn giữ lệ này thì tất cả trả lời là do truyền thống gia đình cần phải gìn giữ. “Ông bà mình theo đạo

thì mình cũng theo”. Phỏng vấn những bạn trẻ đang học cấp ba câu hỏi “nếu sau này có con các bạn có cho con mình đi rửa tội không?”thì tất cả cũng trả lời có

với lý do tƣơng tự. Mang câu hỏi “Tại sạo người Công giáo lại coi trọng bí tích

này đến vậy”, linh mục Mai Xuân Lâm cho hay: “Do đạo Công giáo quan niệm rằng tất cả những ai sinh ra trong trần thế đều đã mắc tội tổ tông nên con người cần được làm phép rửa để gạt bỏ tội lỗi đó. Nhờ phép rửa con người mới được “mai táng trong sự chết”và mới được sống lại trong một đời sống mới. Đối với người Công giáo thì bí tích rửa tội là bí tích cần thiết nhất có tính chất khởi sự cho hành trình sống đạo của mỗi người nên bí tích này rất quan trọng.”Theo

trẻ phải đƣợc mang đến nhà thờ để làm lễ rửa tội. Nhƣng ngày nay, ngƣời ta cũng không nhất thiết phải giữ nhƣ vậy nữa.

Theo lệ lâu đời ở Sở Kiện cũng nhƣ ở các giáo xứ giáo họ khác, khi đứa trẻ đƣợc đƣa đến nhà thờ thì ngƣời đƣa đi phải là chính cha mẹ và một ngƣời đỡ đầu là ngƣời họ hàng trong họ (có đạo đức tốt). Sở dĩ phải là cha, mẹ trực tiếp đƣa đi là vì chính cha mẹ sẽ là ngƣời xác quyết nguyện vọng và cam kết cho con trẻ theo đạo, sau này còn phải lãnh nhận trách nhiệm giáo dục con theo những lời đã cam kết. Tuy nhiên thì ngày nay cũng không nhất thiết phải có đủ cả cha lẫn mẹ cùng đƣa con trẻ đến nhà thờ. Vì một lý do chính đáng nào đó mà một trong hai bên vắng mặt thì cũng có thể đƣợc chấp nhận song ngƣời đỡ đầu cho con trẻ thì không thể thiếu vắng. Bởi theo quan niệm của đạo Công giáo ngƣời đỡ đầu sẽ là ngƣời cùng chia sẻ với cha mẹ sứ mệnh giáo dục đức tin cho các em. Các em không thể khởi sự hành trình sống đạo mà thiếu ngƣời đồng đạo chỉ dẫn soi đƣờng

Khi đứa trẻ đã đƣợc mang đến nhà thờ, thì sẽ đƣợc làm lễ rửa tội bởi linh mục hoặc ngƣời đƣợc linh mục ủy thác. Buổi lễ rửa tội diễn ra ở nhà thờ Sở Kiện đầy thành kính và linh thiêng với sự tham dự của các thành viên trong gia đình. Vì đứa trẻ chƣa biết nói nên cha mẹ và ngƣời đỡ đầu sẽ là ngƣời thay mặt con em mình đáp lời chủ sự. Khi con em họ đƣợc các linh mục ở đây rửa tội họ sẽ lặp đi lặp lại câu “Xin chúa nhận lời chúng con” để cầu xin chúa đón nhận con em mình. Trong nghi thức từ bỏ tà thần và tuyên xức đức tin, họ sẽ lặp đi lặp lại câu “thưa từ bỏ”và khi linh mục hỏi “Vậy anh chị em có muốn cho em T... được rửa tội trong Ðức Tin

của Hội Thánh mà tất cả chúng ta vừa tuyên xưng không?”thì họ sẽ thay mặt con trẻ

đồng thanh “thưa muốn”. Về phần đứa trẻ nhỏ, sẽ đƣợc bế về bên tay trái, đƣợc xức dầu thánh, mặc áo trắng và nhận nến sáng. Ngƣời nhà của em nhỏ sẽ châm cây nến đang cầm trên tay vào cây nến phục sinh. Việc làm này có ý nghĩa khẳng định rằng từ phút này, trọng trách của cha mẹ và ngƣời đỡ đầu đã đƣợc giáo hội chính thức phó thác.

Sau khi đã đƣợc làm lễ rửa tội, ngoài tên gọi trong đời sống thƣờng nhật các em sẽ còn có một tên gọi khác gọi là tên thánh. Từ xƣa đến nay, trong cách đặt tên thánh cho con trẻ, cũng giống nhƣ ngƣời Công giáo ở các giáo xứ khác, ngƣời Công giáo Sở, Kiện thƣờng chọn theo cách cha nào con nấy, mẹ nào con vậy. Đối với con trẻ là trai thì vẫn chọn các thánh thời Chúa Giêsu nhƣ Phêrô, Giuse, Phaolô, Antôn là gái thì vẫn lấy tên các thánh nữ. Ngƣời ta thƣờng chọn, Gioan, Maria, Anna v.v.. làm tên thánh. Mặc dù ngày nay giáo dânViệt Nam nói chung, giáo dân Sở Kiện nói riêng đã quen thuộc với 118 vị thánh tử đạo của Việt Nam tuy nhiên số ngƣời chọn theo tên thánh Việt còn rất ít. Và ngày nay ở một số giáo xứ cũng đã có dấu hiệu sử dụng tên thánh kép nhƣ Giuse – Maria song những trƣờng hợp này là rất hãn hữu và cũng không phổ biến ở Sở, Kiện.

Sở dĩ mỗi ngƣời Công giáo nói chung, cộng đồng giáo dân Sở, Kiện nói riêng phải nhận cho mình một tên thánh là bởi: Theo giáo huấn của giáo hội, việc nhận tên thánh là để hƣớng đến hai mục đích: một là để ngƣời đó bắt chƣớc gƣơng sáng thánh bổn mạng mà sống cuộc đời đạo đức thánh thiện. Thứ hai là để tín hữu đó đƣợc phù trợ nhờ lời cầu bầu của thánh bổn mạng. Tuy nhiên, đối với cuộc đời ngƣời Công giáo, thì tên thánh có giá trị thiêng liêng nhất là ở hai lần một là khi làm lễ cƣới trong nhà thờ hai là khi chuẩn bị về nhà chúa. Khi ngƣời ta chết thì phải dùng tên thánh để cầu nguyện chứ không dùng tên húy hay tên riêng. Làm nhƣ vậy với ý nghĩa mong ngƣời này khi chết đi rồi sẽ đƣợc là thánh nhƣ vị thánh mà ngƣời đó tôn làm bổn mạng.

Không chỉ coi trọng bí tích rửa tội, cộng đồng giáo dân Sở, Kiện ngày nay cũng vẫn đặc biệt coi trọng bí tích thánh thể. Ngƣời Công giáo quan niệm rằng bí tích cần thiết để duy trì sự sống đời đời là bí tích rửa tội nhƣng bí tích cao trọng nhất là bí tích thánh thể. Vì vậy bí tích thánh thể là bí tích rất quan trọng đối với ngƣời Công giáo nói chung ngƣời Công giáo Sở, Kiện nói riêng để có niềm tin duy trì, phát triển một nếp sống Công giáo thực thụ. Là làng Công giáo có lịch sử lâu đời, cộng đồng ngƣời Công giáo nơi đây nhất là những ngƣời già, những ngƣời gần

nhà thờ (giáo dân Ninh Phú gốc) và những ngƣời tham gia hội đoàn rất năng đi lễ nhà thờ mỗi khi có thánh lễ. Theo kết quả khảo sát câu hỏi số 1 – phiếu điều tra việc thực hành bí tích Công giáo ở cộng đồng giáo dân Ninh Phú, Kiện Khê có 53% thƣờng xuyên đi lễ ngày thƣờng. Theo kết quả câu hỏi số 2 có 81% thƣờng xuyên đi lễ ngày chủ nhật. Khi tham dự bí tích thánh thể, cũng nhƣ cộng đồng các giáo dân có bề dày lịch sử theo đạo, cộng đồng giáo dân Sở, Kiện cũng coi trọng lệ tục chịu lễ vào cuối buổi thánh lễ. Bởi đó chính là đỉnh cao của bí tích thánh thể. Đối với ngƣời Công giáo nói chung, cộng đồng ngƣời Công giáo Sở, Kiện nói riêng, chịu mình thánh chúa “được ăn thịt và uống máu chúa Giê su” là niềm vinh dự lớn lao cảo cả bởi không phải ai cũng đƣợc đón nhận hồng ân này. Bánh thánh là thứ bánh thiêng liêng đƣợc giáo dân coi trọng, tôn thờ. Xƣa ngƣời ta kể lại rằng, dù là ngày thƣờng hay ngày lễ trọng thì việc ăn bánh thánh là việc làm thƣờng xuyên của cộng đồng giáo dân, có những hôm do giáo dân chịu lễ quá đông mà hết sạch cả bánh thánh. Ngày nay, theo kết quả của phiếu điều tra việc thực hành các bí tích Công giáo ở cộng đồng họ đạo Ninh Phú, Kiện Khê - câu hỏi số 3 “Ông bà có thường xuyên chịu lễ không?” – thì tỷ lệ thƣờng xuyên là 21%, thỉnh thoảng 59%, ít khi là 19 %, không bao giờ 1%. Tỷ lệ không bao giờ rơi vào ngƣời tân tòng – không đƣợc phép chịu lễ. Thƣờng xuyên chịu lễ thƣờng là những ngƣời già. Ít khi chịu lễ thƣờng là ngƣời làm nghề buôn bán.

Ngày nay, hình thức chịu lễ cũng có ít nhiều cải biến. Biểu tƣợng mình và máu Chúa Giêsu thì vẫn giữa hình ảnh truyền thống là bánh trắng đƣợc làm bằng bột mì hoặc bột lúa mạch, không lên men, cán mỏng, định thành hình tròn, cỡ đồng tiền xu, màu trắng sữa, dễ tan trong miệng và không có mùi vị gì đặc biệt tuy nhiên về hình thức nhận bánh đã chuyển từ nhận trực tiếp sang gián tiếp. Trƣớc đây khi nhận bánh giáo dân thƣờng qùy gối nơi câu đơn (gần cung thánh) và cúi đầu thể hiện sự tôn kính với mình thánh chúa rồi chờ bánh trao đến tận miệng. Nay giáo dân không cần quỳ gối nữa mà thƣờng nhận bánh trực tiếp bằng tay của mình rồi tự đƣa vào miệng. Tuy nhiên, theo quan sát ở Sở Kiện, vẫn còn một vài ngƣời già chuộng

lối chịu lễ trực tiếp. Dù hình thức có thay đổi song “kỹ thuật chịu lễ cũng không thay đổi nhiều”. Nếu chịu lễ trực tiếp thì khi nhận bánh ngƣời nhận chỉ đƣợc đƣa lƣỡi ra ở mức độ vừa phải (không đƣợc quá dài và cũng không đƣợc quá ngắn). Nếu nhƣ ai mà lỡ đƣa lƣỡi quá dài thì chắc chắn sẽ bị toàn cộng đoàn để ý. Chính vì điều này mà ông bà phải luôn giáo dục con cháu cách đƣa lƣỡi cho phù hợp. Khi ấy ngƣời ta cũng phải giữ nguyên tắc, nếu hôm nào chịu lễ thì hôm đó phải vệ sinh răng miệng thật cẩn thận, đặc biệt là lƣỡi. Ngày xƣa ngƣời ta hay có thói quen dùng các thanh nứa, thanh dang, tƣớc lấy một sợi rồi làm vệ sinh lƣỡi. Nếu ngƣời nào quên việc này sẽ phải tự ý thức rằng hôm đó không đƣợc lên chịu lễ. Hoặc nếu đã làm vệ sinh răng miệng rồi nhƣng lại trót ăn một chút đồ nào đó thì cũng không đƣợc chịu lễ. Nếu để ông bà, cha mẹ hay cộng đoàn biết thì sẽ bị quở trách. Còn nếu nhận bánh thánh bằng tay thì phải nhận bằng cả hai tay, tay nọ đặt lên trên tay kia. Sau khi nhận thì cúi đầu đƣa bánh vào miệng. Một điều tối kị khi ăn bánh thánh là không đƣợc phép nhai bánh mà phải chờ cho bánh tự tan trên đầu lƣỡi để thể hiện sự thành kính với mình và máu chúa Giê su.

Mặc dù trong bí tích rửa tội, ngƣời Công giáo đã đƣợc sạch tội tổ tông, nhƣng theo quan niệm của đạo do trong con ngƣời vẫn còn bản tính yếu đuối và ý chí tự do nên trong cuộc sống thƣờng ngày con ngƣời vẫn mắc phải tội lỗi. Bởi vậy thƣờng xuyên chịu bí tích hòa giải là một việc làm cần thiết mà đạo Công giáo yêu cầu đối với mọi giáo dân.

Ngày xƣa, theo ngƣời già trong làng, khi nhà thờ còn đông các linh mục thì ngày nào ở Sở Kiện cũng có ngƣời dân đến xin xƣng tội. Đợt nào vào mùa chay thì phải đến cả ba nhà thờ để xƣng. Ngày nay khi các họ đều đã có nhà thờ thì việc xƣng tội ở nhà thờ Sở Kiện không đông đúc nữa. Nhƣng với làng có bề dạy lịch sử theo đạo nhƣ Sở, Kiện thì ngày nay giáo dân vẫn coi trọng lệ tục này. Theo kết quả khảo sát việc thực hành bí tích hòa giải ở cộng đồng Ninh Phú, Kiện Khê với câu hỏi số 4 “Ông bà có thường xuyên đi xưng tội không” thì tỷ lệ một năm một lần chiếm 17%, một năm vài lần 51 % , tháng một lần 16 %, tuần một lần 11%, không

bao giờ 5 %. Đối tƣợng không bao giờ xƣng tội thƣờng là ngƣời đang làm việc trong cơ quan nhà nƣớc hoặc ngƣời làm nghề tự do. Đối tƣợng tuần một lần thƣờng là ngƣời già. Một năm vài lần thƣờng là thanh niên và trung niên nam.

Đối với ngƣời Công giáo nói chung, ngƣời Công giáo Sở, Kiện nói riêng, khi đến nhà thờ xƣng tội ngƣời ta thƣờng có một tâm thức thánh kính. Về cơ bản cách thức xƣng tội ngày nay vẫn giữ kiểu xƣng tội truyền thống của ngƣời Công giáo Việt. Khi đến xƣng tội hối nhân ngồi thinh lặng để nhớ lại các tội mình đã mắc phải cùng với số lần đã mắc, đó là phút xét mình, nhìn nhận lại bản thân. Sau khi tự mình đã nhìn nhận ra các tội lỗi thì tự bản thân hạ quyết tâm từ bỏ tội lỗi, xong thì đến quỳ trƣớc tòa giải tội và bắt đầu kể các tội cho cha. Cũng nhƣ nhiều cộng đồng giáo dân ở các xứ họ đạo khác trong cả nƣớc, các hối nhân ở cộng đồng giáo dân nơi đây thực hiện việc xƣng tội theo cách kể các lỗi lầm, sai trái mà họ đã phạm đến chúa, đến hội thánh và đến tha nhân theo cách tính số lần“Thưa cha con đã bỏ đọc kinh

tối sáng ngày thường là... lần, con đã cãi cha mẹ anh em con là... lần. Công thức

xƣng tội này hiện nay đã bị phá vỡ ở một số giáo xứ. Tuy nhiên, cộng đồng ngƣời Công giáo nơi đây cũng vẫn quen với lối xƣng tội truyền thống, cũng chƣa hay dùng cách xƣng tội theo hình thức đối thoại cha con chia sẻ tâm tình giống nhƣ ở các nƣớc phƣơng Tây.

Đối với ngƣời Công giáo nói chung, ngƣời Công giáo Sở, Kiện nói riêng việc đƣợc đón nhân bí tích hôn phối có một tầm quan trọng lớn lao. Bởi Ngƣời Công giáo coi hôn nhân nhƣ là một “ân sủng" trong cuộc đời mà Thiên Chúa là cha toàn năng đã ban cho con ngƣời. Là làng Công giáo có truyền thống theo đạo bởi vậy ngày nay ngƣời trẻ nơi đây cũng gìn giữ lệ tục này.

Trƣớc khi tiến tới hôn nhân, dù là lấy ngƣời trong đạo hay ngoại đạo thanh niên làng Sở hay làng Kiện cũng luôn học giáo lý trƣớc khi làm luật đời, ngƣời ta coi trọng việc này nhƣ việc đăng ký kết hôn vậy. Đƣợc biết ở Ninh Phú và Kiện Khê dù là lấy ngƣời ngoại đạo hay trong đạo thì cũng chƣa có một đám cƣới nào của ngƣời Công giáo mà không học giáo lý. Tuy nhiên, ngày nay trong tâm lý của

một bộ phận ngƣời trẻ cũng nảy sinh một vấn đề đó là ngại học giáo lý. Phỏng vấn nhanh nhóm thanh niên trong làng câu hỏi “Nếu được chọn giữa hai việc đi học

giáo lý và đi làm công việc của mình, bạn chọn việc nào” thì phần đông trả lời

chọn đi làm việc của mình. Lý do họ ngại thì có nhiều. Nếu nhìn từ phía khóa giáo lý thì có thể là do cảm thấy thời gian học cả ngày dài (dù chỉ một tuần một buổi). Còn nếu nhìn từ góc độ bản thân mỗi cá nhân thì việc học giáo lý ngày nay cũng không thực sự quan trọng nhƣ xƣa nữa. Trƣớc đây ngƣời ta có thể lo sợ rằng nếu ai không làm việc này thì khi cƣới chắc chắn sẽ bị ế cỗ. Ông bà nội ngoại từ mặt, ngƣời thân tìm cách né tránh, hàng xóm đồng đạo chê cƣời thì ngày nay khi mà sự phản kháng của dƣ luận cộng đồng yếu đi ngƣời già trong làng Sở, Kiện dù có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sống đạo của cộng đồng giáo dân giáo xứ sở kiện thị trấn kiện khê huyện thanh liêm tỉnh hà nam (trong bối cảnh xây dựng đời sống văn hóa mới) (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)