Nghi thức thánh lễ các ngày lễ trọng và đời sống đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sống đạo của cộng đồng giáo dân giáo xứ sở kiện thị trấn kiện khê huyện thanh liêm tỉnh hà nam (trong bối cảnh xây dựng đời sống văn hóa mới) (Trang 71 - 81)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO XỨ SỞ KIỆN

2.2. Nghi lễ Công giáo và đời sống đạo

2.2.2. Nghi thức thánh lễ các ngày lễ trọng và đời sống đạo

đồng giáo dân giáo xứ Sở Kiện

Với các ngày lễ trọng, ngƣời Công giáo nói chung, cộng đồng ngƣời Công giáo Ninh Phú, Kiện Khê nói riêng sống đạo trong tình thần gìn giữ những giá trị của ngày hội cộng đồng, những lệ tục của đạo theo thánh ý Chúa.

Giáng sinh đƣợc coi là ngày hội lớn nhất trong năm của ngƣời Công giáo Việt Nam nói chung, Ninh Phú, Kiện Khê nói riêng. Với tâm thức của một miền đất có truyền thống theo đạo, vào trƣớc ngày này, các nơi có nhà thờ trong địa bàn thị trấn cùng rộn ràng đón ngày vui lớn nhất trong năm. Cộng đồng hai họ đạo Ninh Phú và Kiện Khê cũng sốt sắng chuẩn bị ngày hội. Lúc này những ngƣời già trong làng sẽ đứng lên lãnh nhận các phần việc. Lo họp các hội đoàn, cùng cha xứ lên các chƣơng trình cho đại lễ. Vào ngày này từ trong nhà xứ đến ngoài ngõ không khí lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui.

Trong các gia đình thì tự lo làm đẹp nhà mình. Nhà nào cũng có một lọ hoa trên bàn thờ (những gia đình mộ đạo nhƣ ông bà Sửu Lộc, Phúc Bình, Lý Thân, Hùng Điệp, Hòa Hƣởng, Thịnh Ngọc, Ứng Quế thì ngày thƣờng lúc nào cũng có hoa). Bên ngoài cổng hay trƣớc cửa nhà đều đƣợc trang trí thêm một chuỗi đèn hình ngôi sao hoặc cây thánh giá. Ngoài sân một số nhà có hang đá thì làm đẹp hang đá nhà mình (ở Ninh Phú có 2 hộ gia đình có hang đá khá đẹp: hộ ông bà Sửu Lộc, Khiết Hà hang đá hài hòa cùng hòn non bộ).

Vào ngày này hang đá ở nhà thờ Trại cũng đƣợc trang hoàng không thua gì hang đá trong nhà xứ. Nhìn sang nhà thờ Lan Mát gần đó hang đá cũng rất đẹp. Dù đƣợc trang trí thế nào thì các hang đá về cơ bản cũng có những nét chung. Việc chuẩn bị hang đá cũng là tâm điểm hoạt động của cộng đồng giáo dân trong ngày này. Hang đá ở nhà thờ Sở Kiện đã có từ khi xây dựng nhà thờ. Ôm trọn hang đá là một cây cổ thụ lâu đời tạo nên một nét đẹp cổ kính. Về cách thức trang trí hang đá thì mỗi nơi có thể có cách trang trí riêng nhƣng cơ bản trong hang đá sẽ có một máng cỏ lớn bên trong có tƣợng chúa Hài đồng tƣợng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tƣợng Ba Vua một số thiên thần, thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hƣớng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa. (Ở các nƣớc phƣơng Tây vào ngày này trong những khu phố đông dân cƣ Công giáo, thì còn có máng cỏ nối tiếp máng cỏ, làm nên vẻ đẹp đặc biệt thu hút không ít khách tham quan. Tuy nhiên lệ ở các giáo xứ giáo họ Việt Nam nói chung Sở, Kiện nói riêng thì chỉ làm hang đá và máng cỏ ở nhà thờ trừ một số gia đình có lòng mộ đạo sâu sắc).

Khu vực xung quanh nhà thờ và hai bên con đƣờng lớn dẫn vào nhà thờ cũng đƣợc trang trí các biểu tƣợng giáng sinh. Màu sắc nổi bật nhất trong ngày này là sắc trắng – của sự trinh khiết – tinh khôi. Vào ngày này ngoài việc trang trí hang đá ngƣời ta chuẩn bị đặc biệt kỹ lƣỡng cây giáng sinh và ông già Noel. Bởi đó chính là bộ mặt của giáo xứ.

Cây giáng sinh ở nhà thờ Công giáo Việt Nam nói chung, Sở Kiện nói riêng là cây thông bằng nhựa. Xƣa cũng nhƣ nay ngƣời ta rất coi trọng biểu tƣợng này. Bởi cây thông đối với ngƣời Công giáo là một loại cây thiêng. Cây mang sức sống mãnh liệt diệu kỳ, bất diệt. (Cây thông sở dĩ đƣợc chọn làm biểu tƣợng của cây giáng sinh là do sắc màu rất sậm của nó thêm vào đó là các mầm cây tƣơi mới biểu trƣng của một sự sống mãnh liệt. Trong mùa đông lạnh giá, khi mọi cây cối đều khô héo thì riêng cây thông vẫn xanh tƣơi).

Ở Sở Kiện, cây thông thƣờng cao từ 2,5 đến 3 mét. Cách trang trí cũng giống nhƣ ở các giáo xứ khác ở Việt Nam và thế giới. Giới trẻ sẽ đảm nhận công

việc này. Cây đƣợc chăng đèn kết hoa và đƣợc treo vào những món quà hay những cánh thiệp nhỏ (kèm theo đó là điều ƣớc với một niềm tin là cây thiên đƣờng sẽ giúp cho điều ƣớc đó trở thành sự thật). Trên đỉnh cây thông còn gắn thêm ngôi sao – biểu tƣợng của ngôi sao Bê-lem chiếu sáng trên bầu trời khi Chúa hài đồng (Jesus Christ) ra đời. Tâm điểm của cây thông là ở những vòng tròn đƣợc kết bằng cành lá xanh, ngƣời Công giáo gọi đó là vòng lá mùa vọng. Vòng tròn ấy mang khát vọng thiêng liêng. Hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thƣơng vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con ngƣời. Vòng này còn đƣợc đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi ngƣời trông thấy, trong 4 tuần Mùa Vọng. Khi đó còn kèm theo 4 cây nến – hình ảnh Chúa Giêsu, ánh sáng trần gian – trong đó có 3 cây màu tím và 1 cây màu hồng. Ba cây màu tím tƣợng trƣng cho sự sám hối, cây màu hồng nói lên niềm vui và sự hân hoan. Cây nến màu tím đầu tiên sẽ đƣợc thắp lên vào ngày chủ nhật đầu tiên của mùa vọng. Cây nến màu tím thứ hai đƣợc thắp sáng lên vào chúa nhật hai mùa vọng. Cây nến màu hồng sẽ đƣợc thắp vào chủ nhật thứ ba của mùa vọng. Cây nến tím cuối cùng sẽ đƣợc thắp sáng lên trong ngày chủ nhật thứ tƣ của mùa vọng.

Ca đoàn tập hát, em nhỏ tập kịch, ngƣời trung niên nữ lo quét dọn, thanh niên, trung niên nam chuẩn bị sân khấu ngoài trời...tất cả thật nhộn nhịp đông vui chẳng khác nào hội làng.

Sau khi mọi thứ đã đƣợc chuẩn bị xong xuôi, thì tất cả cộng đồng bắt đầu vào hội. Không gian hội so với thánh lễ ngày chủ nhật đƣợc mở rộng ra. Từ trong nhà thờ ra đến tận ngoài sân, rồi hang đá. Từ ngày 24 thƣờng có kịch của các em thiếu nhi trƣớc sân nhà thờ. Các em mặc áo trắng trông nhƣ những thiên thần. Sau đó không gian đƣợc mở ra với cuộc rƣớc kiệu xung quanh nhà thờ và dừng lại ở hang đá. Không gian chính đƣợc dừng lại ở trong nhà thờ vào đêm 24 rạng sáng ngày 25. Đỉnh cao của giá trị văn hóa trong ngày hội này là hai bài thánh ca vang lên giữa đêm 24 rạng sáng ngày 25 vào thời khắc thiêng liêng ấy toàn thể cộng đoàn sẽ cùng ngân lên khúc ca truyền thống Nửa đêm mừng chúa ra đời và Hang

Bêlem. Các nhạc sỹ Công giáo đánh giá “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” là đỉnh cao

của nền thánh nhạc Việt Nam mùa Giáng sinh, cũng mang một ý nghĩa từa tựa nhƣ vậy mà không thể bất cứ một bản nhạc do nhạc sĩ Công giáo Việt Nam nào sáng tác sau này chiếm cứ hay xô ngã đƣợc chỗ đứng trọng yếu của nó trong lòng những ngƣời say mê nhạc giáng sinh cũng nhƣ trong lòng cộng đồng giáo dân Việt Nam. Linh mục Kim Long, phó chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc Hội đồng giám mục Việt Nam từng nói: “đêm giáng sinh mà không hát “Hang Bê Lem” thì thấy thiếu

một cái gì đó, vì nó có âm hưởng riêng và nó diễn tả được tâm tình của con người phải có khi đón chờ Chúa, gặp gỡ Chúa trong đêm hồng phúc”. Không gian buổi

lễ khép lại ở cây thông Noel đứng trƣớc lối ra vào. Mặc dù tan buổi lễ đã sang ngày mới, tuy nhiên giáo dân nơi đây luôn cảm thấy phấn khởi vui mừng.

Ngày 25/12 có thể coi là ngày hội lớn nhất trong năm của ngƣời Công giáo nơi đây. Vào ngày này một số em học sinh cấp 3 ở làng Kiện còn mua quà tặng cho các bạn của mình. Có thể là tấm thiệp hay một ông già Noel nhỏ bằng bông, hoặc đôi gang tay, đôi tất len, chiếc khăn quàng cổ. Trong nhà xứ sẽ cử một ngƣời đóng ông già Noel chia quà cho các em nhỏ trong làng. Bữa cơm ngày Noel trong các gia đình thƣờng có nhiều món ngon. Những ngƣời bán hàng thịt, cá, hoa quả cho hay vào ngày này họ bán hết hàng nhanh hơn các ngày thƣờng.

Sau lễ giáng sinh là lễ tro – ngày lễ của sự ăn năn thống hối, canh tân đổi mới mình. Ngày lễ tƣởng nhớ sự kiện bốn mƣơi ngày đêm Chúa Giêsu ăn chay cầu nguyện trong hoang địa. Thánh lễ mở đầu ngày này có thể rơi vào trƣớc hoặc sau dịp tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Đó cũng là thời điểm diễn ra ngày hội mùa xuân của cộng đồng dân tộc Việt Nam, cũng rơi vào mùa cƣới. Vào một buổi thứ tƣ, ngƣời Công giáo Sở, Kiện và ngƣời Công giáo cả nƣớc sẽ đến nhà thờ để dự thánh lễ này. Sau ngày lễ này, nơi nơi chính thức bƣớc vào mùa chay, mùa của sự ăn năn thống hối – kéo dài trong 40 ngày ở mọi gia đình.

Vào ngày này, trong khuôn viên nhà thờ sẽ không còn màu trắng nữa mà sẽ là màu tím. (chỉ đến chủ nhật thứ tƣ mùa chay mới đƣợc chuyển sang màu hồng).

Trong nhà thờ sẽ không đọc kinh vinh danh (kinh tôn vinh chúa cha), không trƣng hoa trên bàn thờ, không dùng đàn trong thánh lễ.

Không gian thánh lễ ở nhà thờ Sở Kiện xƣa đƣợc mở rộng ra các nhà thờ. Nay chỉ diễn ra trong nhà thờ chính. Sinh hoạt tôn giáo có giá trị văn hóa trong ngày này là nghi thức nhận tro. Bụi tro cho con ngƣời thấy tính cách thống hối của Mùa Chay và thân phận của con ngƣời. Tro đƣợc đốt từ các quyển sách kinh đã cũ trong nhà thờ, hoặc lấy từ lễ lá từ năm trƣớc, không lấy từ tro bếp. Ngƣời nhận khi đƣợc bỏ tro hoặc vạch hình thánh giá trên trán không đƣợc dùng tay lau đi ngay mà phải để tro tự rơi đi mất từ phút đó ngƣời nhận sẽ luôn phải nhớ về sự hãn hạn của đời ngƣời mà sống cho ý nghĩa: “Ta là thân cát bụi sẽ trở về cát bụi”. Nay còn có thêm một công thức: “Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng”. Với công thức này giáo hội muốn gửi gắm thêm một ý nghĩa mới đó là việc canh tân đời sống trong suốt mùa chay thánh bên cạnh việc nhìn nhận lại mình.

Theo quan sát một buổi lễ tro tại nhà thờ Sở Kiện, cũng có nhóm thanh niên không tham gia sinh hoạt này. Phỏng vấn nhanh nhóm thanh niên này câu hỏi “Tại

sao không lên nhận tro” câu trả lời là “Chúng tôi chỉ là rể ở đây, chỉ đến dự lễ cùng gia đình”một số ngƣời khác trả lời “xa nhà lâu rồi hôm nay mới đi lễ”

Lễ nghi bỏ tro trong ngày thứ tƣ Lễ Tro gợi ra cho ngƣời tín hữu giáo dân về một thời điểm quan trọng đang bắt đầu liên hệ tới ơn cứu rỗi của họ, đó là mùa chay. Ðồng thời, lễ nghi khởi đầu này cũng đề ra cho tín hữu một hành trình phải đi theo trong thời gian suốt mùa chay. Lễ tro có tính chất quyết định nhịp sinh hoạt của giáo dân trong quãng thời gian 40 ngày.

Vào mùa chay, trong khoảng thời gian 40 ngày, giáo dân phải thực hành việc ăn chay. Cộng đồng ngƣời Công giáo Kiện Khê, Ninh Phú cũng thực hành lệ ấy.

Khi ăn chay, nếu nhƣ ngƣời theo đạo Phật thƣờng kiêng tất cả các sản phẩm từ động vật hay một số loại rau trong chi Hành (có mùi thơm đặc trƣng của hành và tỏi), thì ngƣời Công giáo cũng phải kiêng thịt và các bộ phận của các động vật (nhƣ thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt các loài thú...). Song giáo dân vẫn đƣợc phép ăn cá, các

sinh vật biển hay động vật máu lạnh (tôm, cua, ...). Trứng, sữa và các chế phẩm từ trứng, sữa (nhƣ bơ, pho mát, sữa chua...) không thuộc danh mục những thứ buộc phải kiêng. Bên cạnh việc kiêng thịt, giáo hội cũng đặc biệt nhấn mạnh việc giữ chay (jejunium) có nghĩa là giới hạn lƣợng lƣơng thực đƣợc tiếp nạp vào cơ thể. Cụ thể, giữ chay nghĩa là không đƣợc ăn và uống những thứ gì ngoài bữa ăn chính trong ngày, nói một cách dân dã tức là không đƣợc ăn vặt. Các đồ ăn nhƣ hoa quả, bánh kẹo, nƣớc ngọt.... chỉ đƣợc dùng nhƣ một cách tráng miệng sau bữa ăn chính nhƣng những đồ này không đƣợc khuyến khích sử dụng.

Thực tế giáo hội không đƣa ra một bản luật hay danh mục nào để hƣớng dẫn cái gì đƣợc ăn và cái gì không đƣợc ăn mà chủ yếu để cho lƣơng tâm tín đồ thẩm định việc ăn chay của mình. Giáo hội chỉ đƣa ra quy định về thời gian và lứa tuổi áp dụng. Theo giáo luật từ 18 tuổi trọn tới hết 59 là tuổi ăn chay. 14 tuổi trọn (không nói kết thúc, nghĩa là trọn đời) là tuổi kiêng thịt. Giáo hội cũng đƣa ra những trƣờng hợp đƣợc tha giữ chay đó là những ngƣời vì sức khỏe, bệnh tật, những ngƣời phải làm việc nặng nhọc, những ngƣời nghèo khó vẫn khổ sở vì đói. Tất cả các đối tƣợng còn lại sẽ phải ăn chay vào thứ 4 và thứ 6 hàng tuần cho đến hết mùa chay. Tuy nhiên ngày nay, khi hội thánh rộng mở ngƣời ta chỉ cần giữ chay vào ngày đầu ngày cuối là cũng đƣợc ơn ích rồi. Ở mảnh đất sùng đạo này vẫn còn một số lƣợng ngƣời giữ đƣợc tất cả các ngày thứ 4, thứ 6 trong tuần nhƣng đồng thời cũng có ngƣời không giữ đƣợc ngày nào. Theo kết quả khảo sát câu hỏi số 5“vào mùa chay ông/

bà có giữ chay không” thì tỷ lệ giữ ngày đầu và ngày cuối chiếm 59 %, giữ ngày

đầu hoặc ngày cuối 24 %, giữ chay tất cả các ngày đã định 9 %. Không giữ ngày nào 8%.

Lễ tro và mùa chay là một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo ở cộng đồng ngƣời Công giáo nói chung, cộng đồng ngƣời Công giáo Sở, Kiện nói riêng. Nét sinh hoạt văn hóa này ngày nay vẫn đƣợc ngƣời dân nơi đây gìn giữ.

Sau lễ giáng sinh 40 ngày, truyền thống Công giáo có ngày lễ tƣởng nhớ sự kiện Đức Mẹ và Thánh Giuse dâng chúa Giê su vào đền thờ sau khi hạ sinh Chúa 40

ngày. Trong ngày này có tục làm phép nến. Cây nến là biểu trƣng cho Chúa Giê su, để nhắc nhở giáo dân rằng họ là con thiên Chúa, phải sống theo gƣơng ngƣời.

Vào ngày này, dù ở một số cộng đồng họ đạo khác trong giáo xứ không còn nhiều gia đình giữ đƣợc lệ này, song cộng đồng giáo dân Ninh Phú, Kiện Khê thì vẫn giữ đƣợc. Từ ngày hôm trƣớc trong các gia đình ngƣời ta đã đi mua nến để chuẩn bị mang đến nhà thờ làm phép. Các cửa hàng có bán nến vào ngày này rất đắt hàng. Nến đƣợc chọn thƣờng là nến trắng hoặc nến đỏ đều đƣợc, có thể là nến to hoặc nến nhỏ. Mỗi gia đình thƣờng mua ít nhất là hai hoặc ba đôi. Nến này thƣờng đƣợc cuộn lại trong một tờ giấy trắng rồi viết tên mình ra ngoài, vào ngày lễ sẽ mang đến nhà thờ. Số nến đó sẽ đƣợc để trên một chiếc bàn đặt trƣớc cung thánh hoặc ở hai bên bàn thờ. Cuối buổi lễ của ai thì ngƣời đó nhận về. Số nến đã làm phép đƣợc thắp lên mỗi khi đọc kinh trong gia đình, khấn nguyện khi có ngƣời ốm đau hoặc đi xa hay trong những dịp tang chế.

Trƣớc những ngày chịu khổ hình thập giá chúa Giê su tiến vào thành Jerusalem. Khi Chúa cƣỡi lừa vào thành, ngƣời dân đã trải lá nguyệt quế vinh quang khắp đƣờng đi để chào mừng ngài. Để kỉ niệm điều này mà ngày sau ngƣời ta dùng lá trong thánh lễ - và ngƣời Công giáo có ngày lễ trọng – lễ lá. Lễ lá nhắc nhở ngƣời Công giáo về giá trị của cuộc sống mới trong cuộc đời. Hình ảnh cây thập giá và hình phạt Chúa bị đóng đanh trên thập giá sau ngày Chúa đƣợc dân ngƣời tung hô nói đến sự khó nhọc gian khổ trong đời để con ngƣời có đƣợc một đời sống mới. Nói cách khác để có đƣợc một cuộc đời mới con ngƣời phải trải qua sự khổ nạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sống đạo của cộng đồng giáo dân giáo xứ sở kiện thị trấn kiện khê huyện thanh liêm tỉnh hà nam (trong bối cảnh xây dựng đời sống văn hóa mới) (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)