Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO XỨ SỞ KIỆN
2.4. Phương diện kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục và đời sống đạo
Sống đạo không chỉ là theo đạo là giữ gìn nếp sống đạo, giữ gìn các lệ tục nhà đạo, thực hành các hành vi tôn giáo mà quan trong nhất của việc sống đạo là phải hành đạo trong đời sống trần thế. Mà đời sống trần thế biểu hiện rõ nhất là trong mối quan hệ với các mặt của đời sống là kinh tế văn hóa xã hội và giáo dục. Tìm hiểu việc sống đạo của cộng đồng giáo dân Ninh Phú, Kiện Khê không thể không tìm hiểu qua các khía cạnh kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục.
2.4.1. Khía cạnh kinh tế và đời sống đạo
Làng Công giáo Ninh Phú và Kiện Khê về cơ bản là làng thuần nông, có lịch sử hình thành từ lâu đời. Nhƣng nhờ ở vào vị trí thuận lợi lại thêm đức tính cần cù, tiết kiệm, sáng tạo, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên nhìn chung ngày nay đời sống của các hộ giáo dân nơi đây có nhiều đổi mới đặc biệt là ở các hộ gia đình Công giáo bên Kiện Khê.
Ngày nay mỗi hộ gia đình đều có ít nhất một xe máy và 1 xe đạp. 100 % các hộ có phƣơng tiện nghe nhìn. 100% có nhà kiên cố. Trong sản xuất nông nghiệp cũng gặt hái đƣợc thành quả. Theo báo cáo của chi bộ Kiện Khê nhiệm kỳ 2008 – 2010 diện tích gieo cấy lúa hàng nằm là 85 mẫu 9 sào đạt 100 % diện tích. Năng suất bình quân đạt 54 tạ/ha. Trồng cây vụ đông đƣợc 56 mẫu 3 sào đạt 85 %. Trong đó làng có thế mạnh về trồng cây đỗ tƣơng, với 50 mẫu 6 sào trị giá 22,5 triệu. Rau màu các loại là 16 mẫu 7 sào trị giá 27,1 triệu. Ngoài sản xuất lúa và hoa màu ngƣời dân còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, ƣớc tính đàn lợn có 1450 con, gia cầm 4357. Tổng giá trị kinh tế trên 1 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế bắt đầu có sự chuyển dịch nhanh hơn. Trong những năm trở lại đây ở Kiện các hộ kinh doanh lớn đã bắt đầu xuất hiện. Trong 100 hộ kinh doanh có vốn lớn nhất tỉnh Hà Nam thì có 3 hộ của làng Kiện: Cơ sở may mặc Thu Hà có vốn điều lệ 1,5 tỷ; hộ kinh
doành Dƣơng Quốc Huynh vốn điều lệ 1,9 tỷ, hộ kinh doanh Trần Mạnh Tiến 13 tỷ (8). Bên làng Kiện có nhiều ngôi nhà đƣợc xây to và trang trí đẹp. Trong những ngôi nhà này ngoài những vật dụng thƣờng ngày còn có những vật dụng đắt tiền. Có hai hộ đã có ô tô. Một số hộ gia đình bên Kiện còn có những hòn non bộ rất đẹp và đắt tiền. Bữa ăn hàng ngày của gia đình thuộc diện hộ nghèo bên Kiện cũng phải có bữa thịt, cá. Trẻ con ở các hộ trung bình cũng đƣợc phát 3000-5000 ăn sáng trƣớc khi đi học. Buổi sáng ngƣời làng Kiện, làng Sở đi chợ đông. Chợ Kiện có khoảng chục hàng bán thịt lợn. Chợ cóc họp gần đài tƣởng niệm liệt sĩ làng Kiện thƣờng họp vào buổi chiều tối (chợ Kiện thƣờng chỉ họp vào buổi sáng) cũng bày bán các loại mặt hàng rau quả, cá tôm. Các quán bánh đá, bánh khoai, bánh rán bắt đầu mọc lên nhiều. Giáo dân Ninh Phú thƣờng nói rằng bên Kiện khấm khá hơn nhƣng ngƣời dân bên Kiện cũng nói rằng thực ra bên Ninh Phú “giàu ngầm”(bên Ninh Phú đƣợc biết có một số hộ có ngƣời ở nƣớc ngoài thƣờng gửi tiền về, bên Ninh Phú lại tiết kiệm hơn nên có của ăn của để).
Mặc dù đời sống kinh tế khấm khá hơn nhiều từ sau khi nƣớc nhà đổi mới nhƣng theo nhìn nhận của hai ông trƣởng thôn và bản thân ngƣời giáo dân nơi đây cũng thừa nhận so với các hộ gia đình Công giáo bên Lan Mát ngay sát bên cạnh thì kinh tế của Kiện Khê và Ninh Phú vẫn kém hơn. Trong tổng số 60 hộ đăng ký kinh doanh trên địa bàn thị trấn, hộ kinh doanh Lan Mát chiếm 2/3. Số xe ô tô bên Lan Mát của ngƣời Công giáo cũng nhiều hơn. Những hộ gia đình có nhà đồ sộ hơn rất nhiều bên Kiện. Và nếu nhìn vào sự nguy nga của ngôi thánh đƣờng họ xây thì có thể tin rằng làng Lan Mát khấm khá hơn hẳn.
2.4.2. Khía cạnh văn hóa – xã hội và đời sống đạo
Những bƣớc đổi mới về đời sống kinh tế, tạo tiền đề cho đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng giáo dân phát triển. Về cơ bản trong những năm gần đây nhìn chung diện mạo đời sống văn hóa xã hội của làng không có nhiều vấn đề lớn.
(8 ) http://hanamdpi.gov.vn
Năm 2012, khi trên địa bàn thị trấn các vấn đề xã hội có chiều hƣớng nóng thì ở làng Ninh Phú phát hiện 4 trƣờng hợp nghiện ma túy Kiện phát hiện đƣợc 3, nhƣng đều đã đƣợc đƣa đi cải tạo. Trong hôn nhân làng Ninh Phú có 3 vụ li hôn, làng Kiện có 5 vụ. Về vấn đề sinh đẻ, các gia đình hạt nhân cũng chỉ sinh từ 1 đến 2 con. Tuy nhiên năm 2011 trong số ba làng của thị trấn có hộ sinh con thứ 3 thì Ninh Phú là một trong số ba làng đó. Về tệ nạn trộm cắp trong cộng đồng hai làng không có những vụ trộm to liên quan đến luật pháp. Về y tế, hàng năm, hai làng tổ chức tốt vệ sinh phòng dịch bệnh, không để dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên địa bàn. Tổ chức tốt tiêm phòng cho các cháu nhỏ dƣới 60 tháng tuổi đạt 100%. Cơ sở sản xuất thuốc Đông y Hoa Việt của một giáo dân Kiện sau khoảng 10 năm hoạt động đã tham gia tích cực vào việc chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân. Số hộ kinh doanh hiệu thuốc hiện có 5 gia đình. An ninh trật tự đƣợc gìn giữ. Năm 2010, 2011 mặc dù diễn ra hai sự kiện rất lớn tại nhà thờ Sở Kiện (Sở Kiện đƣợc chọn làm nơi khai mạc năm Thánh, Sở Kiện trở thành tiểu vƣơng cung thánh đƣờng), thu hút 8 vạn ngƣời về dự tuy nhiên trong làng không có hiện tƣợng mất trật tự an ninh. Trong các cuộc bầu cƣ hội đồng nhân dân, cử tri Kiện Khê, Ninh Phú luôn chấp hành nghiêm chỉnh. Về cảnh quan môi trƣờng sống: Nhìn chung đƣờng làng ngõ xóm ở hai làng đều đã đƣợc trải đá hoặc đổ bê tông. Con đƣờng chính diện vào nhà thờ sau 5 lần làm thì đến năm 2010 đã đƣờng hoàn toàn bê tông hóa (thời Pháp làm 2 lần, đổ đá mạt sau đó du. Về sau nhà nƣớc làm 2 lần. Đợt 2010 nhà nƣớc và nhân dân cùng làm với sự hỗ trợ của nhà máy xi măng đóng trên địa bàn và mỗi khẩu 50.000). Tuy nhiên đƣờng làng ngõ xóm ở làng Công giáo Kiện so với làng Sở vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện bằng. Một số đoạn đƣờng đã xuống cấp chƣa đƣợc tu sửa (đƣờng dẫn ra chân cầu Kiện và đƣờng dẫn ra chợ Kiện). Và do hiện nay đất của hai làng đƣợc đƣa vào danh sách đất sử dụng chƣa ổn định của tỉnh Hà Nam nên đƣờng ra đồng chƣa đƣợc bê tông hóa (chỉ đảm bảo hệ thống kênh mƣơng). Hiện đa số các gia đình đều có một vài cây ăn quả hoặc cây bóng mát. Năm 2008 đã hình thành đội chuyên thu gom rác thải. Mối khẩu đóng 3.000. Mỗi buổi chiều đều đi thu gom rồi quy tập
về một nơi quy định. Tuy vậy, hệ thống nƣớc thải sinh hoạt của hai làng cũng còn vấn đề nhỏ. Bên Ninh Phú, do trong quá trình xây dựng nhà ở một số hộ dân đã lấp mất đƣờng thoát nƣớc nên trong mùa mƣa nƣớc thoát chậm, nƣớc bẩn của các hộ chảy ra đƣờng. Con đƣờng bên hông nhà thờ có một rảnh nƣớc bẩn chƣa đƣợc xử lý. Còn bên Kiện Khê là vấn đề ô nhiễm môi trƣờng từ các hộ kinh doanh và sản xuất đá vôi và ô nhiễm ở các hộ gần chân cầu Kiện và trong chợ Kiện. Bên Kiện hệ thống nƣớc máy năm 2010 đã đƣợc nâng cấp bảo dƣỡng trên 70 triệu đồng. 85% số dân bên Ninh Phú, Kiện Khê có nhà vệ sinh tự hoại. Tuy nhiên bên Ninh Phú vấn đề nƣớc sạch cho ngƣời dân đến thời điểm này vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng (ngƣời dân vẫn sinh hoạt chủ yếu bằng nguồn nƣớc mƣa). Hệ thống ao hồ bên làng Ninh Phú đã đƣợc kè đá.
Về các đoàn thể chính trị xã hội cơ bản đƣợc duy trì. Các tổ chức xã hội có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới phƣơng thức hoạt động. Các hội đều có phòng trào của mình: Hội phụ nữ có phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo,
xây dựng gia đình hạnh phúc”. “Phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo“”. Tuy
nhiên về cơ bản các phong trào vẫn còn chƣa để lại nhiều dấu ấn với xã hội.
Hàng năm, 100% các gia đình Công giáo đăng ký gia đình văn hóa. Năm 2008 làng Kiện bình chọn đƣợc 427/560 hộ = 76,2% gia đình. Năm 2009 bình chọn đƣợc 472/513 hộ= 92 % gia đình [40]. Tỷ lệ này cao hơn với mặt bằng chung của huyện Thanh Liêm năm đó (91,5%) [22]. Hàng năm vào ngày 18/11 thị trấn còn tổ chức ngày hội tôn vinh các gia đình văn hóa. Các phong trào xây dựng nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội theo Quyết định 89 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam đƣợc toàn thể đồng bào ủng hộ. Các đám cƣới, đám tang tổ chức văn minh, tiết kiệm. (Đặc biệt là các đám tang, đƣợc ngƣời Công giáo Sở, Kiện thực hành nghiêm chỉnh. Ở làng Kiện từ năm 2008 có lệ khi cải táng xong các gia đình phải lo đốt ván, quần áo của ngƣời thân, nếu không làm đƣợc thì phải nộp 60.000 để thuê ngƣời mua dầu đốt). Nhân dân đóng góp các quỹ “vì ngƣời nghèo”, “trẻ em nhiễm chất đồng da cam” đạt 85%. Ủng hộ xây dựng bia tƣởng
niệm núi chùa Thanh Tâm làng Kiện đạt tổng trị giá 14.379.000 triệu đồng [40]. Các sinh hoạt tôn giáo diễn ra trang nghiêm, việc xây dựng sửa chữa nhà thờ, cơ sở tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật, Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo và Quyết định 20 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam.
Phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao đƣợc duy trì với câu lạc bộ bóng chuyền hơi, bóng bàn, cầu lông, ca hát. Hoạt động sôi nổi nhất là câu lạc bộ bóng bàn ra đời năm 2007, đƣợc đóng tại nhà chủ nhiệm Nguyễn Mạnh Hùng. Đến nay câu lạc bộ đã kết nghĩa với Kho bạc tỉnh, Cục thuế tỉnh, Trại thƣơng binh nặng Ba Sao – Kim Bảng, Cung thiếu nhi Thành phố Phủ Lý; thƣờng xuyên tổ chức thi đấu giao hữu với các tỉnh bạn nhƣ: Hà Nội; Ninh Bình… Tính tới thời điểm này, câu lạc bộ đã nhận đƣợc trên 20 cờ lƣu niệm, trong đó có cả cờ Hội thao các ngành nhƣ: Hội thao ngành Xây dựng, Hội thao ngành Ngân hàng. Gần đây nhất trong dịp 26/3 và 30/4, câu lạc bộ vinh dự nhận đƣợc cờ lƣu niệm của câu lạc bộ Nhà Thiếu nhi tỉnh, câu lạc bộ Cầu Biêu Hà Nội.
Câu lạc bộ bóng chuyền hơi cũng thƣờng xuyên tham gia thi đấu các giải đạt đƣợc thành tích cao nhƣ: Đạt giải Nhất, giải Nhì và Ba tại “Giải các khu công nghiệp mở rộng” trong 4 lần tổ chức giải.
Về bơi lội có ông Vũ Mạnh Tiến – Chủ tịnh danh dự câu lạc bộ đã tham gia “ Giải bơi lội người cao tuổi toàn quốc” đạt Huy chƣơng Vàng ở độ tuổi 45 đến 55. Nhờ thƣờng xuyên luyện tập nên bản thân các hội viên không chỉ nhanh nhẹn, dẻo dai, minh mẫn mà đời sống tinh thần cũng đƣợc phong phú hơn. Các hội viên luôn động viên chia sẻ với nhau những khó khăn trong cuộc sống, công việc làm ăn, nuôi dạy con cái. Nếu gia đình thành viên nào có việc hiếu, hỉ, các thành viên khác tận tình đến thăm hỏi, sẻ chia và giúp đỡ nhau.
Tuy nhiên do thị trấn chƣa có câu lạc bộ bóng đá nên trai làng Kiện Khê, Ninh Phú cũng chƣa có nơi sinh hoạt ổn định, họ thƣờng phải đá bóng ở khu đất sau nhà thờ. Trẻ con ngoài khu chạy nhảy là trƣớc và trong khuôn viên nhà thờ thì cũng không có chỗ chơi nào khác.
Về phƣơng tiện truyền thống, hệ thống loa đài truyền thanh làng Kiện mới đƣợc đầu tƣ vào tháng 10 năm 2012 (hiện đƣợc đặt ở nhà ông trƣởng thôn). Loa đài làng Kiện vẫn sử dụng bộ cũ cũng đƣợc đặt ở nhà ông trƣởng thôn (hiện vẫn đang sử dụng tốt).
Ngoài đài tƣởng niệm nghĩa trang liệt sỹ của thị trấn đặt trên đất làng Ninh Phú cả hai làng đều đã có đài tƣởng niệm nghĩa trang liệt sỹ.
Năm 2003 làng Ninh Phú lần đầu tiên đƣợc công nhận là làng văn hóa. Cho đến thời điểm hiện này làng Kiện chƣa đƣợc nhận lần nào và đang phấn đấu đến năm 2013 xây đƣợc nhà văn hóa.
2.4.3. Khía cạnh giáo dục và đời sống đạo
Công giáo là tôn giáo đề cao vai trò của giáo dục. Ở giáo xứ Sở Kiện việc học giáo lý của con trẻ cũng đƣợc giáo xứ và cộng đồng giáo dân quan tâm. Cũng nhƣ ở các giáo xứ khác, ở giáo xứ Sở Kiện việc học giáo lý cũng phân theo các cấp. Cấp 1 dành cho trẻ nhỏ có độ tuổi từ 7 đến 8. Cấp 2 là các em ở độ tuổi từ 11- 12. Cấp 3 là lứa tuổi từ 13-14. Cấp 4, 5 dành cho lứa tuổi từ 16-17. Mỗi lứa tuổi có một nội dung giảng dạy và phƣơng pháp khác nhau. Các em lớp giáo lý cấp 1 học giáo lý xƣng tội lần đầu theo phƣơng pháp truyền thống “hỏi và thƣa” với những câu hỏi ngắn. Cấp 2 dành cho các em chịu bí tích thêm sức. Cấp ba là lớp giáo lý sống đạo. Cấp 4,5 là lớp giáo lý hôn nhân. Khi học xong các khóa giáo lý luôn có kiểm tra, thi cử. Trong năm 2012 ở giáo xứ Sở Kiện có tổng số học sinh học giáo lý khoảng 600 em. Ngày nay, nội dung giảng dạy của giáo lý nhà đạo đã có chêm xen các vấn đề thiết thực của đời sống, phƣơng pháp truyền giảng có đan xen nhiều hình thức hơn nhƣng về cơ bản cũng không có nhiều bƣớc đột phá thực sự. Theo cha xứ nơi đây thì ngày nay “tuy đã có thêm nhiều nội dung thiết thực với đời sống nhưng về cơ
bản giáo lý nhà đạo vẫn giữ những nội dung truyền thống xưa. Mặc dù Sở Kiện là một giáo xứ lớn nhưng những bước đổi mới trong việc học giáo lý còn chậm. Sinh hoạt giáo lý tuy không bị gián đoạn nhưng tinh thần học giáo lý của con em một số giáo cũng không được nhiệt thành”Qua cuộc trò chuyện và quan sát các em nhỏ lớp
giáo lý cấp một trong một buổi giáo lý cũng có thể thấy điều này. Khi tham gia lớp giáo lý xƣng tội lần đầu bên cạnh một số em rất tích cực thì cũng có một số em không chú ý. Khi đƣợc lựa chọn giữa việc đƣợc ở nhà để xem hoạt hình hay xem chƣơng trình mà các em yêu thích thì hầu nhƣ các em chọn sở thích của mình.
Gia đình là hội thánh tại gia, bởi vậy ngoài việc giáo dục ở cộng đồng giáo xứ đạo Công giáo cũng đặc biệt coi trọng giáo dục nếp sống đạo trong gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình phải cố gắng sống nhƣ các thành viên trong gia đình Nararet. Trong gia đình ngƣời Công giáo Ninh Phú (gốc), ông bà bố mẹ luôn khuyến khích động viên, tạo điều kiện để con em mình tham gia các hoạt động của giáo xứ và đồng thời cũng tích cực động viên các em tham gia các hoạt động ở trƣờng lớp, xóm làng, thị trấn. Mục đích của các bậc cha mẹ bên Ninh Phú khi cho con em tham gia các hoạt động đó là để giữ gìn nếp sống đạo đức cho các em, cũng là để muốn các em hoàn thành tốt vai trò công dân của mình. Các gia đình bên Kiện cũng vậy nhƣng ở những gia đình có truyền thống học hành mục đích của việc cho các em tham gia là để các em tăng cƣờng các kỹ năng sống – nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong công việc của các em sau này, đồng thời cũng để