Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO XỨ SỞ KIỆN
1.2. Đặc điểm giáo xứ Sở Kiện
1.2.2. Đời sống đạo của cộng đồng giáo dân giáo xứ Sở Kiện
Sống đạo là vấn đề căn bản của các tôn giáo nói chung, của đạo Thiên Chúa nói riêng. Bên các nƣớc phƣơng Tây, thời trung cổ đã hình thành một lối “sống đạo”. Lối “sống đạo” ấy ra đời trong bối cảnh mà sức mạnh của ki-tô giáo lan tỏa và bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. “Trong xã hội ấy văn hóa và sinh hoạt
ki tô giáo được tổ chức, sắp xếp để bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào người ki – tô hữu cũng thấy mình nằm trong thế giới tôn giáo”. Ngƣời ki tô hữu khi ấy mang trong
phú và sốt sắng”, họ sống đức tin bằng cách“tham dự các sinh hoạt tôn giáo, còn giữ đạo nghĩa là còn tham dự các sinh hoạt đạo, giữ đạo sốt sắng nghĩa là tham dự nhiều sinh hoạt tôn giáo...” [8; tr.8]. Khi ấy “Sống đạo” là phải chú trọng vào sinh
hoạt, hình thức, ngƣời ki tô hữu “sống đạo” là sống theo sinh hoạt của cộng đồng, theo thói quen của cá nhân, theo phong trào chung chứ ít quan tâm đến giá trị của Tin Mừng“ Trong khuôn khổ ấy, người ta cảm thấy không đọc kinh sáng tối, không
làm dấu trước khi ăn, không kiêng thịt ngày thứ Sáu... là phạm tội, nhưng lại không thấy áy náy chút gì khi thể hiện một lối sống và thái độ trái ngược với Tin Mừng của chúa”. [8; tr.9]
Tuy nhiên, kể từ khi xuất hiện trào lƣu tục hóa khởi từ thế kỉ XVI, qua thế kỉ XIX, sang đầu thế kỉ XX thì khái niệm đạo và đời ngày càng đƣợc phân biệt rõ“Dần
dần, giáo hội cũng nhận ra rằng không thể quay ngược dòng lịch sử; trào lưu tục hóa ngày càng lớn mạnh và hầu như không gì ngăn cản nổi. Từ khoảng thế kỷ XIX sang đầu thế kỉ XX, những yếu tố tưởng chừng như đe dọa phá hủy đời sống Ki – tô giáo như thế lại là một cơ may để nhiều ki tô hữu tìm lại ý nghĩa giá trị đích thực của niềm tin”. Dần dần người ta đi đến khái niệm phân biệt rõ ràng đạo và đời” [8; tr10)., Và đặc biệt theo nhiều công trình nghiên cứu lịch sử Công giáo Pháp, ở vào
giai đoạn giữa của hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, khi xuất hiện phong trào “Công giáo tiến hành (actioncatholique)” thì dƣờng nhƣ ngƣời ta đã bắt đầu thấy đƣợc hình hài của khái niệm “sống đạo”. Nội hàm khái niệm “sống đạo” lúc này đã đƣợc đề cập đến yếu tố “đời”. Trong cuốn từ điển Théo có mục từ đời
sống tôn giáo (la vie religieuse) có viết: “Ngày nay đời sống tôn giáo không chỉ là việc người tín hữu lo chu toàn với riêng sự ân sủng của thiên chúa, mà nó còn đòi hỏi người ta phải sống đầy đủ, trọn vẹn với những hành động thực tế cho chính con người của thời đại chúng ta” [8].
Ở Việt Nam, theo nhiều học giả thì sống đạo hay lối sống đạo theo cung cách Việt Nam đã hình thành từ nửa sau thế kỷ XVII. Nhƣng cũng ý kiến cho rằng có lẽ từ khoảng giữa thế kỉ XIX từ “sống đạo” mới manh nha hình thành “có lẽ từ sống
Kẻ Sặt, 1903 (dẫn theo Đỗ Quang Hƣng), tuy nhiên nó cũng chƣa hàm chứa giá trị đích thực của từ này. Phải đến đầu thập kỷ 1970, khi các tờ báo tiến bộ đồng loạt ra đời (báo sống đạo, đối diện, trình bày, chọn, dậy...) cùng với các phong trào “tìm về dân tộc”, “đi tìm hòa bình”xuất hiện thì thần học sống đạo ở Việt Nam mới thực sự thành hình. Và theo giáo sƣ Đỗ Quang Hƣng với sự xuất hiện đặc biệt của tờ báo
Sống đạo trong bối cảnh Vatican II đang nhóm họp là sự mở đầu cho cung cách sống đạo mới hôm nay [8].
“Sống đạo” là thuật ngữ thuộc phạm trù tôn giáo. Ở Việt Nam khái niệm “sống đạo” thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu, các học giả sử dụng với các tên gọi “nếp sống đạo”, “lối sống đạo”, “đời sống đạo”, “cung cách sống đạo”. Để nhấn mạnh tính ổn định, ít biến đổi ngƣời ta dùng từ “nếp sống”. Để nhấn mạnh “cách
thức tồn tại và tư duy của một người hay một nhóm các cá nhân” ngƣời ta thƣờng
dùng từ lối sống (mode de vie) (đƣợc hiểu theo nghĩa thông dụng là phong cách sống (style de vie)) [8, tr.83]. Để nhấn mạnh toàn bộ nói chung những hoạt động trong một lĩnh vực của con người, của xã hội, hay toàn bộ nói chung những điều kiện sinh hoạt của con người, của xã hội hoặc nhấn mạnh lối sống chung của một tập thể, một xã hội người ta thƣờng dùng từ đời sống [51; tr.458]. Để nhấn mạnh
cách thức có thể nhìn thấy bên ngoài [51; tr301] ngƣời ta thƣờng dùng từ cung cách.
Mặc dù khái niệm sống đạo ngày nay đã trở nên quen thuộc, tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa có một khái niệm hoàn chỉnh nào. Nếu hiểu “đạo” là “đƣờng”, thì sống đạo đƣợc hiểu là sống theo một con đƣờng. Con đƣờng mà ngƣời Công giáo đi theo chính là con đƣờng mà Chúa đã sống. Vậy sống đạo có thể hiểu là theo đạo, giữ đạo và hành đạo theo gƣơng Chúa, theo thánh ý chúa và giáo hội.
Theo giáo sƣ Đỗ Quang Hƣng, trong tác phẩm Đời sống Tôn giáo Tín ngưỡng Thăng Long Hà Nội thì: “Sống đạo là những hành vi tôn giáo và niềm tin tôn giáo của một tín đồ hay một cộng đồng tín đồ theo một tôn giáo được hình thành trong lịch sử”.
Ngày nay, nội dung khái niệm sống đạo đƣợc hiểu là sự kết hợp khăng khít của hai chân đế. Sống đạo là chăm lo việc đạo và chăm lo việc đời. Sống đạo là vừa
sống trong vai trò của ngƣời ki tô hữu giáo dân, vừa trong vai trò của ngƣời giáo dân công dân. Sống đạo là sống với, sống đạo là sống vì, sống đạo là sống cho nƣớc Chúa và nƣớc nhà. Sống với, sống vì, sống cho nƣớc Chúa nghĩa là phải trở thành những tín đồ ki tô hữu trong sứ mệnh là chứng nhân của chúa ki tô. Sống với, sống vì, sống cho nƣớc nhà tức là sống gắn bó, hòa mình, dấn thân với đời sống xã hội, chung vận mệnh với đất nƣớc, tổ quốc, dân tộc, nhân loại trong mọi chặng đƣờng. Sống với, sống vì, sống cho nƣớc nhà chính là thực hiện lời chúa và ý chúa, theo đúng tinh thần của một đạo nhập thể.
Sở Kiện là giáo xứ có lịch sử lâu đời. Nhìn chung cũng nhƣ đời sống đạo ở nhiều giáo xứ có bề dày lịch sử trong cả nƣớc, đời sống đạo ở giáo xứ Sở Kiện hiện nay vẫn lƣu giữ những dấu ấn khá đậm nét của một lối sống đạo truyền thống. Tuy nhiên, kể từ sau Công đồng Vatican II, và đặc biệt ở Việt Nam là từ sau thƣ chung 1980 thì cùng với sự thay đổi của đời sống đạo trong cả nƣớc, đời sống đạo ở cộng đồng ngƣời Công giáo Sở Kiện cũng đã có những biến đổi theo một hơi thở và một sức sống mới. Ngày nay, bên cạnh việc giữ gìn những giá trị truyền thống của đời sống đạo xƣa thì cộng đồng ngƣời Công giáo Sở Kiện cũng đã và đang hình thành một lối sống mới đó là lối sông dấn thân vào đời sống xã hội, hòa mình vào văn hóa dân tộc, gắn đạo với đạo, hiểu đạo và hành đạo. Ngày nay, giáo dân không chỉ làm tròn bổn phận của một ngƣời tín hữu mà còn làm tốt vai trò của một ngƣời công dân.
Tiểu kết chương 1
Sở Kiện là giáo xứ có lịch sử lâu đời. Lịch sử của giáo xứ chính thức thành hình từ năm 1862 khi giáo xứ trở thành thủ phủ hành chính của địa phận Tây Đàng Ngoài.
Từ khi Sở Kiện chính thức trở thành trung tâm Công giáo của địa phận Tây Đàng Ngoài thì tại đây các giáo sỹ đã cho xây dựng một quần thể các cơ sở vật chất thiết yếu với bốn loại hình(6), trong đó, đáng kể nhất là ngôi thánh đƣờng Kẻ Sở (nay là tiểu vƣơng cung thánh đƣờng Sở Kiện) xây dựng năm 1877 có bề ngoài gần
giống nhà thờ Lớn Hà Nội, cùng thời với nhà thờ đức bà Sài Gòn, lƣu giữ những dấu ấn và chứng tích một thời của đạo Công giáo đồng thời cũng chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể hữu hình và vô hình rất có giá trị với nền văn hóa Việt Nam.
Song song với quá trình hình thành các cơ sở vật chất tôn giáo, nơi đây còn đặt nền móng cho sự phát triển của dòng Mến Thánh giá. Trong lịch sử, dòng tu này có nhiều công lao đối với đời sống của giáo dân nơi đây. Ngày nay, dòng tu này cũng vẫn giữ vai trò quan trọng đối với đời sống của giáo dân địa phƣơng
Cùng với quá trình hình thành cơ sở vật chất, tạo dựng dòng tu, giáo hội đặc biệt coi trọng việc gây dựng nên các họ đạo. Trong lịch sử giáo xứ Sở Kiện có 17 giáo họ, hiện có 8 giáo họ, ra đời sớm, giữ vai trò quan trọng nhất là giáo họ sở tại Ninh Phú và có số lƣợng giáo dân đông nhất là giáo họ Kiện Khê. Cả hai cộng đồng họ đạo này đã theo đạo đƣợc khoảng 250 năm.Có thể nói, từ sau thƣ chung 1980, khi linh mục chính xứ Nguyễn Khắc Quế về nhiệm sở thì tinh thần sống đạo theo lối nhập thể chính thức khởi hành ở nơi đây. Nói cách khác từ sau thƣ chung 1980, đời sống đạo của cộng đồng giáo dân mang đậm sắc màu dấn thân vào đời sống xã hội, hội nhập mạnh mẽ vào văn hóa dân tộc và bên cạnh đó cũng giữ gìn lối sống đạo truyền thống từ lâu đời.
Chương 2
NHỮNG BIỂU HIỆN SỐNG ĐẠO