Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO XỨ SỞ KIỆN
3.2. Sống đạo và những hạn chế đối với công cuộc xây dựng đời sống văn hóa
3.2.1. Giáo lý Công giáo và những hạn chế đối với công cuộc xây dựng đờ
hóa mới ở các thôn làng.
3.2.1. Giáo lý Công giáo và những hạn chế đối với công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới ở các thôn làng đời sống văn hóa mới ở các thôn làng
Mặc dù ngày nay giáo hội Công giáo đã cho phép giáo dân hỏa táng, tuy nhiên với lệ tục nhiều đời, ngày nay ngƣời Công giáo Việt Nam nói chung, giáo dân Ninh Phú, Kiện Khê vẫn rất tôn trọng lệ tục địa táng. Ở Ninh Phú và Kiện Khê cho đến nay đã có thêm một vƣờn thánh mới của họ đạo Kiện, trƣớc mắt đã có thể giải quyết việc an táng ngƣời chết cho giáo dân trong cộng đồng. Tuy nhiên ở làng Ninh Phú ngoài khu vƣờn thánh cũ đã gần nhƣ chôn kín chỗ thì cộng đồng họ đạo vẫn chƣa xác định đƣợc cụ thể nơi sẽ mở rộng thêm một vƣờn thánh. Nếu giáo dân vẫn mang tâm niệm “tôn trọng thân xác” để ngày sau sống lại theo phƣơng thức địa táng thì có thể trong tƣơng lai không xa khi mà diện tích đất nông nghiệp ở hai địa phƣơng đang có xu hƣớng chuyển sang để làm các khu công nghiệp thì về lâu dài, ngƣời Công giáo hai làng sẽ không còn chỗ an táng cho ngƣời đã mất. Làm thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào vừa xây dựng đƣợc đời sống mới ở nông thôn đó là vấn đề đặt ra cho công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới ở địa phƣơng .
Trong quan niệm của đạo Công giáo, việc tôn trọng thân xác để chờ ngày sống lại có ý nghĩa tích cực nhất định nhƣng đồng thời cũng tạo ra một số khó khăn cho một số phong trào xã hội (nhƣ phong trào hiến giác mạc). Việc tôn trọng thân xác dù đã chết cũng phần nào tạo ra tâm lý e ngại cho một bộ phận giáo dân trong việc hiến tặng các bộ phận cơ thể cho y học.
Với bí tích rửa tội, con trẻ từ khi mới sinh ra thì bố mẹ đã mang đi rửa tội. Vô hình chung con trẻ đã đƣợc quy chiếu vào một tôn giáo nhất định. Thực tế, cha mẹ cũng có thể không cần làm thủ tục rửa tội cho con tuy nhiên theo truyền thống gia đình và dƣ luận trong cộng đồng nên ngƣời ta cũng không thể không làm việc này.
Bí tích giải tội có một sức mạnh quyền năng tha đƣợc các tội lỗi cho con ngƣời, giúp con ngƣời giải tỏa về mặt tâm lý. Tuy nhiên, việc mắc tội rồi lại đƣợc ban bí tích giải tội, sẽ làm cho ngƣời mắc tội cũng có thêm cơ hội để trì hoãn các tội cần phải sửa đổi của mình. Vòng tuần hoàn đó sẽ đƣợc lặp lại nhiều lần. Bản thân ngƣời mắc tội cũng khó thực sự hoán cải đƣợc chính mình từ trong bản chất mà chỉ trong tác dụng nhất thời.
Đám cƣới là nghi thức tuyên bố cho cộng đồng về sự kết hợp của một ngƣời nam và một ngƣời nữ. Đối với ngƣời Việt Nam, ngày này còn có ý nghĩa hơn cả ngày đăng ký kết hôn. Qua ngày này, ngƣời nam và ngƣời nữ sẽ chính thức đƣợc cộng đồng thừa nhận. Thƣờng ở Việt Nam, mùa cƣới đƣợc bắt đầu vào mùa thu tháng 9, nở rộ vào cuối năm và dịp đầu xuân rỗi rãi. Thời điểm cuối năm hoặc ra Tết đối với ngƣời Công giáo lại là thời điểm của mùa chay. Bởi vậy, nếu đám cƣới của ngƣời Công giáo không may rơi vào ngày chay, đặc biệt là ngày đầu và ngày cuối thì dù ngày nay “tòa thánh có rộng mở” thì nguy cơ “ế cỗ” vẫn cao, nhất là ở những nơi điều kiện kinh tế chƣa phát triển, tâm lý sợ tội vẫn còn nặng nề. Đám cƣới vào những ngày ấy vô hình chung hàm chứa sự bất hòa. Dù gia chủ có cảm thông nhƣng trong ngày vui của con cái mình mà họ hàng, làng xóm chỉ đến cho có lệ, mừng tiền mà không ăn thì gia chủ cũng cảm thấy buồn lòng.
Khi chịu bí tích hôn phối ngƣời Công giáo đƣợc dạy rằng, “hãy sinh sản cho
đầy mặt đất”, phải tôn trọng quy luật sinh tự nhiên, bởi con cái là tài sản mà Chúa
trao tặng. Quan niệm ấy một thời đã chi phối đến vấn đề sinh đẻ có kế hoạch ở các địa phƣơng. Với quan niệm này mà đã có một thời gian, ở nƣớc ta nhiều nơi đã rơi vào cảnh nghèo đói và bệnh tật. Tuy ngày nay, những gia đình trẻ ở Sở, Kiện nói riêng, cộng đồng ngƣời Việt Công giáo nói chung cũng chỉ có từ 1 đến 2 con theo tinh thần chung của pháp luật và xã hội hiện đại song quan niệm này cũng ít nhiều còn ảnh hƣởng đến những cộng đồng có điều kiện kinh tế xã hội chƣa phát triển (nhƣ cộng đồng các dân tộc thiểu số theo đạo)
Hôn phối của ngƣời Công giáo có đặc tính bất khả phân ly. Sự gì Chúa đã chúc phúc thì không thể tách rời. Nghĩa là về luật đạo, vợ chồng dù có thế nào đi nữa vì lí do gì đi nữa thì cũng không đƣợc phép bỏ nhau, không đƣợc li thân, càng không thể li dị. Tuy nhiên trong trƣờng hợp một cuộc hôn nhân thực sự không thể kéo dài đƣợc nữa mà ngƣời nam và ngƣời nữ vẫn cố gắng duy trì thì điều đó cũng làm cho ngƣời trong cuộc có cuộc sống không thực sự hạnh phúc
Trong tiêu chí để đƣợc công nhận là gia đình văn hóa, làng văn hóa, kinh tế là một trong những khía cạnh để xét duyệt. Tuy nhiên nếu con ngƣời cứ vui vẻ lạc quan trong sự nghèo và trông nhờ vào sự cƣu mang của ngƣời khác thì vô hình
chung sẽ hình thành nên trong mỗi con ngƣời sự ỷ nại, thủ tiêu đấu tranh và tính tích cực chủ động.
Trong một xã hội phức tạp, bản thân mỗi cá nhân muốn tồn tại đƣợc đều phải hình thành cho mình một sức đề kháng nhất định. Cam chịu và nhẫn nhịn cũng đem lại sự bình an cho con ngƣời, cho trật tự xã hội. Tuy nhiên khi ngƣời ta “tát mình thì hay đƣa nốt má còn lại cho họ tát”, vô hình chung đã làm mất đi khả năng phản kháng trong mỗi con ngƣời, hình thành trong mỗi con ngƣời tính cách yếu đuối và ủy mị.