Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO XỨ SỞ KIỆN
3.2. Sống đạo và những hạn chế đối với công cuộc xây dựng đời sống văn hóa
3.2.3. Hội đoàn Công giáo và những hạn chế đối với công cuộc xây dựng đờ
đời sống văn hóa mới ở thôn làng.
Có thể nói, Công giáo là tôn giáo có thiết chế rất chặt chẽ. Sức mạnh của đạo Công giáo nằm trong cách thức tổ chức kết cấu rất có hệ thống từ cao xuống thấp. Hội đoàn là một trong những hình thức để duy trì đạo, để giáo hội dễ dàng hơn trong việc quản lý giáo dân. Với hình thức này, từ nam, phụ, lão, ấu đều dƣới sự quản lý chung của linh mục, ngƣời chủ chăn tối cao. Hỗ trợ cho linh mục còn có các
cánh tay đắc lực là các hội trƣởng, hội phó. Do các thành viên khi tham gia các hội đã mang trong mình một lòng mộ đạo hơn những giáo dân bình thƣờng nên khi có vấn đề xảy ra, họ cũng có thể sẽ là những ngƣời nhạy cảm hơn, nhiệt huyết hơn trong việc phản ứng lại các vấn đề đó. Mặc dù trong lịch sử và cho đến thời điểm hiện nay, tuy nhà thờ và địa phƣơng chƣa từng xảy ra những xung đột gay gắt dẫn đến các cuộc biểu tình chính trị gây mất trật tự an ninh thôn xóm nhƣ ở một số nơi khác nhƣng cũng không phủ nhận ở Sở, Kiện đã từng có những thời điểm nóng, làm cho môi trƣờng sống của cộng đồng cũng căng thẳng.
Tham gia hội đoàn là nhu cầu của mỗi cá nhân, tuy nhiên do sức ép tâm lý của cộng đồng mà nhiều ngƣời trẻ dù chƣa hoặc không muốn tham gia nhƣng vẫn phải vào. Vô hình chung trƣớc sức mạnh cộng đồng đặc biệt là ở những cộng đồng mộ đạo giáo hội đã “đoàn ngũ hóa” tín đồ từ thuở ấu thơ đến khi trƣởng thành.
Hội đoàn đã đem lại đời sống tinh thần vui khỏe cho hàng trăm ngƣời Công giáo. Sốt sắng, nhiệt thành hay không là do lòng đạo của mỗi ngƣời. Giáo dân có thể rất tự giác, tự nguyện hết lòng, hết sức trong việc nhà chúa nhƣng theo ông trƣởng thôn dƣờng nhƣ với các phong trào chung do các hội đoàn xã hội phát động họ vẫn còn ngần ngại, thiếu lửa. Trẻ em có thể chủ động xin nghỉ học để tham gia học giáo lý, thi kinh bổn múa hát dâng hoa nhƣng cũng chƣa có nhiều em thực sự chủ động trong các việc của đoàn của đội. Nhiều ngƣời trẻ có thể ngày nào cũng vui vẻ đi tập hát, tập ca làm những công việc của nhà Chúa nhƣng cũng có nhiều ngƣời chƣa thực sự hết lửa khi tham gia các phong trào xã hội. Các bà các mẹ cũng sẵn sàng mỗi ngày bỏ hàng giờ tham gia hội mâm côi, hội bà thánh đê, nhƣng một năm cũng thƣờng vài lần đi họp hội phụ nữ. Các gia đình sẵn lòng hảo tâm đóng góp xây dựng, tu sửa nhà thờ nhƣng cũng có gia đình lại phải chờ trƣởng thôn đi nhắc. Theo hai ông trƣởng thôn mỗi khi xã, thôn phát động phong trào quyên góp ủng hộ đối tƣợng nào đó thì chỉ cần đạt 75% dân đóng góp là đạt chỉ tiêu, hoàn thành nhiệm vụ.
Trong các hội đoàn của xã hội nói chung, hội đoàn Công giáo nói riêng, hội đoàn nào có mặt của phụ nữ của các bà, các mẹ, các chị thƣờng phức tạp hơn các hội đoàn khác. Tuy các thành viên trong hội luôn đoàn kết giúp đỡ nhau nhƣng
cũng không thể tránh đƣợc những lúc không thuận hảo, bầu không khí hòa hiếu xóm làng vô hình chung cũng bị ảnh hƣởng.
3.2.4. Phương diện kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục và những hạn chế đối với công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới ở các thôn làng.
Trong cộng đồng ngƣời Công giáo Kiện Khê và Ninh Phú cơ cấu chuyển dịch kinh tế còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo mỗi làng còn 5 – 6 %. Thêm vào đó khi tình trạng đất nông nghiệp đang có chiều hƣớng thu giảm, đất dùng cho xây dựng các khu công nghiệp vẫn đang ở tình trạng san lấp mặt bằng thì chiều hƣớng thất nghiệp ở địa bàn hai thôn có nguy cơ tăng, đồng nghĩa với nguy cơ gia tăng các tệ nạn xã hội gây ảnh hƣởng không nhỏ đến trật tự an ninh xã hội của địa phƣơng trong thời gian tới.
Con đƣờng dẫn ra cánh đồng làng dù một thời đã đƣợc đổ đá nhƣng vào những ngày mùa gặt hái nhất là những ngày mƣa vẫn ít nhiều gây khó khăn cho việc đi lại của ngƣời dân. Với con đƣờng này hiện nay địa phƣơng dù đã nhiều lần kiến nghị với các cấp lãnh đạo tỉnh nhƣng vẫn chƣa giải quyết đƣợc. Bên cạnh con đƣờng dẫn ra đồng là hai con đƣờng đang xuống cấp trên địa bàn làng Kiện.
Với rảnh nƣớc thải nằm sát mặt đƣờng đi lại của ngƣời dân bên Ninh Phú không chỉ làm mất cảnh quan chung cho đƣờng làng ngõ xóm mà còn ảnh hƣởng đến sức khỏe của những hộ gia đình nằm ngay bên cạnh. Nguy cơ tiềm ẩn những mầm bệnh cho ngƣời dân là không thể tránh khỏi. Bên làng Kiện với các hộ làm vôi vẫn còn, không chỉ đe dọa sức khỏe cho chính ngƣời làm mà còn làm mất cảnh quan môi trƣờng chung. Chợ Kiện nằm ngay trong khu vực sinh sống của ngƣời dân với nguồn rác thải chất đống không đƣợc dọn ngay sau mỗi buổi chợ cũng là nhân tố gây mầm bệnh cho ngƣời dân sinh sống trong khu vực đó. Rác ở chân cầu Kiện cũng chƣa đƣợc xử lý triệt để cộng với ô nhiễm tiếng ồn và bụi làm cho môi trƣờng cảnh quan địa phƣơng và sức khỏe của ngƣời dân bị đe dọa. Chính những môi trƣờng sống nhƣ trên là một trong những lý do quan trọng khiến hai làng hạn chế đƣợc công nhận là làng văn hóa.
Để đƣợc công nhận là làng văn hóa, thì một trong những tiêu chí quan trọng nữa là phải có nhà văn hóa. Tuy nhiên, cho đến nay Kiện Khê vẫn chƣa xây dựng
đƣợc. Phong trào văn hóa xã hội trừ câu lạc bộ bóng bàn, bóng chuyền hoạt động hiệu quả còn phần lớn các hội đoàn khác đều hoạt động ở mức duy trì chƣa có thành tích nổi bật.
Ý thức tham gia các phong trào văn hóa xã hội, tinh thần tự giác ủng hộ các chƣơng trình từ thiện bác ái xã hội do thị trấn phát động còn hạn chế. Sự hạn chế về mặt thành tích cũng là lý do làng xã, thôn xóm hạn chế đƣợc công nhận là làng văn hóa, cũng có nghĩa là công cuộc đổi mới ở địa phƣơng cũng chƣa thực sự mạnh.
Hai trƣờng của hai nhà dòng Kiện và Ninh Phú do chƣa đƣợc thực sự tạo điều kiện để phát triển nên chƣa thể có nhiều đóng góp cho việc học tập của con em trong họ đạo Ninh Phú, Kiện Khê
3.3. Một số giải pháp góp phần nâng cao đời sống đạo của cộng động giáo dân
Để lối sống đạo của cộng đồng ngƣời Công giáo Việt Nam nói chung, cộng đồng ngƣời Công giáo Ninh Phú, Kiện Khê nói riêng không chỉ là giữ gìn, là theo đạo mà là hiểu đạo sâu sắc, hành đạo nhiệt thành, để khẩu hiệu “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” đƣợc thực hành thiết nghĩ cần chú ý giải pháp từ cả hai phía giáo hội và địa phƣơng
3.3.1. Giải pháp từ phía địa phương
3.3.1.1. Về đội ngũ cán bộ
Tôn giáo là một hiện tƣợng xã hội còn tồn tại và còn ảnh hƣởng không nhỏ đến xã hội loài ngƣời. Với những hệ giá trị văn hóa chứa đựng những yếu tố tích cực, tôn giáo có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Và với thế giới quan khác nhau cùng những hệ giá trị đối lập với xã hội, tôn giáo cũng phần nào cản trở sự phát triển của khoa học và xã hội loài ngƣời.
Để lối sống đạo của ngƣời Công giáo Việt Nam nói chung, cộng đồng ngƣời Công giáo Ninh Phú và Kiện Khê nói riêng thực sự hòa nhập vào xã hội và đời sống dân tộc, để niềm tin của ngƣời theo tôn giáo vào Đảng và nhà nƣớc đƣợc củng cố và bền vững, để phát huy hơn nữa vai trò của cộng đồng ngƣời Công giáo, cần chú trọng vào đội ngũ cán bộ ở địa phƣơng.
Nói đến đội ngũ cán bộ ở địa phƣơng có ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống đạo của cộng đồng ngƣời Công giáo ở các làng xã là các cán bộ văn hóa xã, thôn, các ông bà trƣởng thôn, các hội trƣởng các hội đoàn của xã hội... Đội ngũ cán bộ ngoài sự tâm huyết cần am hiểu sâu hơn về văn hóa Công giáo, nhất là về lề lối sống đạo của ngƣời Công giáo ở địa phƣơng mình.
Bên cạnh việc đƣợc trang bị về kiến thức văn hóa, ngƣời cán bộ cũng cần đƣợc trang bị về lý luận chính trị vững vàng. Hiểu sâu sắc đƣờng lối chính sách phát triển kinh tế, văn hóa của đảng và nhà nƣớc. Về kỹ năng, ngƣời cán bộ cần chú trọng vào các khả năng diễn thuyết, đàm đạo và thuyết phục cao do những ngƣời theo đạo thƣờng có một niềm tin tuyệt đối vào đấng siêu nhiên của mình, đôi khi niềm tin ấy bị lợi dụng mà họ không hề hay biết.
Ứng xứ với linh mục cũng là vấn đề quan trọng. Ngƣời cán bộ cần phải xây dựng mối liên hệ mật thiết với linh mục chính xứ. Ai cũng biết một lời của cha xứ có sức mạnh to lớn đến thế nào đối với cộng đồng dân Chúa. Thông qua cha xứ có thể kết hợp đƣợc việc đạo với việc đời. Để có đƣợc sự tin tƣởng và yêu mến thực sự nơi cha xứ bản thân ngƣời cán bộ ở các địa phƣơng cũng phải thực sự chân thành, cởi mở và có tinh thần hòa hảo.
Để thực sự hiểu đƣợc các sinh hoạt đạo của ngƣời dân, cũng cần dành thời gian để tham gia sinh hoạt của các hội đoàn để hiểu hơn nữa về lòng đạo cũng nhƣ tâm tƣ, tình cảm của đồng bào. Đặc biệt cần gắn bó hơn với hội giới trẻ. Khuyến khích các em tham gia các hoạt động xã hội.
Để đồng bào tích cực hơn nữa trong các hội đoàn xã hội, bản thân các hội đoàn cũng cần có biện pháp thu hút ngƣời dân tham gia. Ngƣời hội trƣởng của các hội đoàn cần phát huy hơn nữa vai trò của ngƣời đi đầu.
Muốn giáo dân tự giác và tự nguyện trong các hoạt động xã hội nhƣ đóng góp làm đƣờng sá, trƣờng học, ủng hộ các phong trào của xã, thôn cần tăng cƣờng tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa về lòng yêu nƣớc, lòng tự hào tự tôn dân tộc, ý thức tự lực tự cƣờng.
Song song với giải pháp về đội ngũ cán bộ cũng cần chú trọng đến vấn đề thể chế văn hóa xã hội.
3.3.1.2. Về các thể chế văn hóa xã hội
Để nâng cao hơn nữa chất lƣợng giáo dục cho học sinh của thị trấn nói chung, hai làng Ninh Phú và Kiện Khê nói riêng, cần chú trọng đầu tƣ thêm vào trƣờng mầm non, tiểu học đang đƣợc đặt trên địa bàn hai làng. Đối với nhà trẻ do hai nhà dòng quản lý cần thấy đƣợc vai trò to lớn của nhà dòng đối với sự nghiệp chung của địa phƣơng. Bên cạnh việc nhà dòng và giáo dân tự đầu tƣ vào cơ sở vật chất để nuôi dạy trẻ cũng cần chính quyền địa phƣơng và các tổ chức xã hội chung tay giúp sức. Để chất lƣợng giáo dục đạt hiệu quả tốt cũng cần sự quan tâm giúp sức của phòng giáo dục huyện Thanh Liêm.
Để nâng cao đời sống tinh thần cho giáo dân, nơi đây cũng cần nhanh chóng xây dựng nhà văn hóa và sử dụng hiệu quả nhà văn hóa đó. Cả hai làng cũng cần xây dựng chƣơng trình hoat động cho các câu lạc bộ để thu hút sự tham gia của ngƣời dân. Chính quyền thị trấn cần quan tâm hơn nữa đến câu lạc bộ bóng bàn và bóng chuyền hơi đang có chiều hƣớng phát triển rất tốt ở thị trấn. Việc xây dựng phòng đọc sách cho ngƣời dân cũng là việc cần thiết. Cũng cần nhanh chóng tạo ra sân chơi cho thanh niên và các em thiếu nhi, mẫu giáo trong làng. Tránh trƣờng hợp trẻ chơi ngoài đƣờng hay tại các cơ sở thờ tự làm mất mỹ quan chung. Đối với các cơ sở vật chất đã hoàn thành thì phải có kế hoạch sử dụng tối đa công suất của nó. Việc duy trì đều đặn các sinh hoạt của các cơ sở và tạo cho ngƣời dân thói quen tiếp cận với các loại hình sinh hoạt mới là việc làm quan trọng của địa phƣơng hiện nay.
Ở Sở, Kiện, để việc ăn, mặc,ở, đi lại của ngƣời dân đƣợc nâng cao hơn nữa, cũng cần nâng cấp hệ thống chợ, hệ thống đƣờng sá. Đối với chợ Kiện cần xử lý vấn đề rác thải sau mỗi buổi chợ. Các chợ cóc mới tự phát cũng cần đƣợc chú ý. Cần quan tâm hơn nữa đến việc xử lý ô nhiễm khói bụi từ các hộ làm đá vôi. Xây dựng hệ thống thoát nƣớc cho làng Ninh Phú, tránh gây ngập lụt trong mùa mƣa bão.
Bên cạnh các thể chế cứng, cũng cần quan tâm đến các thể chế mềm. Đó là các phong trào văn hóa xã hội. Đây chính là cơ sở cho các sinh hoạt cộng đồng. Phát triển các phong trào nhƣ văn nghệ quần chúng, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trƣờng.Các phong trào có tác dụng củng cố tính cộng đồng, bồi dƣỡng tính tích cực xã hội của các cá nhân. Tính tích cực xã hội là chất men kích
thích sự trỗi dậy của một lối sống mới. Lối sống năng động, chủ động, thích ứng với nền kinh tế thì trƣờng, với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc.
Việc xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa xã hội và đào tạo đội ngũ cán bộ cùng các quy chế để đƣa các cơ sở vật chất đó vào hoạt động là việc làm quan trọng góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho ngƣời dân. Công việc này đòi hỏi nhà nƣớc phải có kế hoạch quan tâm thích đáng và đòi hỏi tính tích cực chủ động của các địa phƣơng.
Để tinh thần nhập thể thấm sâu hơn nữa vào đời sống xã hội, cũng cần sự nỗ lực và hỗ trợ chung tay từ phía giáo xứ.
3.3.2. Giải pháp từ phía giáo xứ
3.3.2.1. Đối với người linh mục
Để cộng đồng giáo dân các giáo xứ nói chung, giáo dân Kiện Khê, Ninh Phú nói riêng có khả năng hoạt động biến đổi các cơ cấu xã hội, chính trị , kinh tế và đặc biệt là văn hóa trong thế giới hôm nay, các cha xứ cần quan tâm thực hiện trƣớc hết là từ trong chính mối quan hệ ứng xử của mình với tầng lớp giáo dân. (Hiện nay Sở Kiện có cha xứ rất cởi mởi, nhiệt thành, thân thiện). Trong cung cách làm việc, khi đã ý thức đƣợc rất rõ vai trò và sứ vụ của ngƣời giáo dân thì cần phải biến những ý thức đó thành hành động cụ thể. Hƣớng đến hoạt động có chiều sâu nhằm đánh thức tính cách trần thế của cộng đồng giáo dân. Có trách nhiệm truyền thông cho giới trẻ một kiến thức đầy đủ về giáo huấn xã hội Công giáo, giáo huấn của Giáo hội về các vấn đề luân lý đạo đức, về các ứng xử của con ngƣời đối với chính bản thân, gia đình, cộng đồng (làng xóm, đất nƣớc) và đặc biệt là với vấn đề môi trƣờng.
Khi nhịp sống ở Ninh Phú và Kiện Khê đang có những bƣớc chuyển, con ngƣời bắt đầu sống trong sự vội vã, lo toan của đời sống xã hội, thế hệ trẻ bắt đầu quên đi việc rèn luyện chính bản thân mình. Có đôi khi ngƣời ta quên mất tầm quan trọng của sự sống (sức khỏe), mà lao vào các dục vọng thái quá của đời sống xã hội, hoặc cũng vì những đam mê của đời sống mà con ngƣời không thƣờng xuyên rèn luyện trí tuệ, đạo đức dẫn đến lối sống buông thả, thờ ơ, vô cảm, sợ trách nhiệm, vô trách nhiệm, thực dụng, coi trọng hƣởng thụ, ƣa hình thức....thì rất cần các hoạt động giáo dục để tăng cƣờng hơn nữa việc đánh thức lƣơng tri và lƣơng tâm con
ngƣời. Cần phải nhanh chóng biến “lý thuyết” trở thành các hành động thiết thực cụ thể. Để làm điều đó, ngoài các buổi giáo lý, cũng cần tăng cƣờng các hoạt động