Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO XỨ SỞ KIỆN
2.1. Giáo lý Công giáo và đời sống đạo
2.1.2. Giới răn Công giáo và đời sống đạo
Đối với các tín đồ theo đạo nói chung, ngƣời Công giáo nói riêng, việc thực hành các giới răn là điều quan trọng. Cũng nhƣ cộng đồng giáo dân các giáo xứ giáo họ khác, cộng đồng giáo dân Sở, Kiện cũng luôn thực hành lời chúa trong đời sống hàng ngày. Tất nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng, trong đời sống đạo hôm nay của ngƣời Công giáo nói chung, ngƣời Công giáo Sở, Kiện nói riêng cũng có những dấu hiệu chƣa làm đẹp lòng chúa (giữ gìn việc nhà đạo, đem đạo chúa thực thi giữa lòng đời). Tuy nhiên, ở một giáo xứ cổ kính nhƣ Sở Kiện, lại luôn có những linh mục nhiệt thành cai quản nên có thể nói về cơ bản đời sống đạo của cộng đồng ngƣời Công giáo nơi đây đã theo đƣợc thánh ý chúa sống tốt đời đẹp đạo. Bên cạnh những điểm chung trong đời sống đạo của cả nƣớc, do đặc điểm lịch sử, địa lý, phong tục, điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi cộng đồng có sự khác nhau cho nên sống đạo của cộng đồng giáo dân Ninh Phú, Kiện Khê cũng có những sắc thái riêng. Ngay trong hai cộng đồng này sống đạo cũng có những nét đặc thù dù hai cộng đồng cùng nằm chung trên một dải đất.
2.1.2.1. Kinh Mười điều răn và đời sống đạo của cộng đồng giáo dân giáo xứ Sở Kiện
Kinh mƣời điều răn là một trong những kinh quan trọng nhất của tín hữu giáo dân. Là hai cộng đồng có truyền thống theo đạo, hầu hết giáo dân nơi đây biết kinh này. Ngƣời ta chủ yếu biết qua việc học giáo lý và đọc kinh trong nhà thờ.
Kinh mƣời điều răn cho ta thấy những răn dạy của Chúa đối với dân ngƣời trong ba mối quan hệ: ứng xử với Chúa (điều răn thứ nhất, thứ hai, thứ ba), ứng xử với mẹ cha (điều răn thứ tƣ), ứng xứ với tha nhân – ngƣời ngoài xã hội (từ điều răn thứ năm đến thứ mƣời)
* Những ứng xử với chúa
Điều răn thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự. Điều răn thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ
Hai điều răn này tựu trung về vấn đề thờ phƣợng và niềm tin của ngƣời Công giáo với Chúa. Khi đón nhận bí tích rửa tội, ngƣời Công giáo đã một lần thừa nhận
sự duy nhất trong việc thờ phƣợng Chúa cũng nhƣ khẳng định đức tin (luôn tin, không hoài nghi, không chối bỏ Chúa, giáo hội), đức cậy (luôn trông cậy), đức mến (luôn kính mến) của mình vào Chúa. Tuy nhiên, để khắc sâu hơn nữa điều này trong tâm trí ngƣời ki tô hữu giáo dân trong kinh mƣời điều răn một lần nữa đề cập đến vấn đề này.
Theo quan niệm của đạo Công giáo để đƣợc cứu rỗi và hƣởng thánh nhan Chúa trên nƣớc trời mai sau thì ngƣời ki tô hữu giáo dân buộc phải thờ phƣợng một mình Thiên Chúa trên hết mọi sự. Phải thờ lậy Chúa vì đức tin đã cho ngƣời Công giáo xác tín rằng Chúa là Đấng đã tạo dựng muôn loài muôn vật hữu hình cũng nhƣ vô hình, trong đó đặc biệt có con ngƣời là tạo vật đƣợc dựng nên "theo hình ảnh của Chúa”. Ngoài Thiên Chúa Ba Ngôi mà ngƣời tín hữu phải tôn thờ, Đức Trinh Nữ Maria, dù là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos), Mẹ của Giáo Hội, Thánh Cả Giuse cùng các Thánh nam nữ khác trên Thiên Đàng cũng chỉ là những mẫu gƣơng sáng để ngƣời tín hữu noi theo để nên thánh và nhờ cậy cầu bầu trƣớc Tòa Chúa, chứ không phải là đối tƣợng chính của lòng tin và tôn thờ. Nói cách khác, tôn thờ chỉ dành cho một mình Thiên Chúa mà thôi. Tất nhiên, ngƣời ki tô hữu cũng vẫn đƣợc yêu mến và tôn kính (Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse và các Thánh nam nữ khác trong giáo hội Công giáo). Các hoạt động đƣợc liệt vào bất tuân điều răn thứ nhất gồm: thờ ngẫu tƣợng (idolatry), phạm thánh (Sacrilege), bói toán và ma thuật , mê tín dị đoan
Thực tế quan sát tại các gia đình Công giáo ở Kiện Khê và Ninh Phú và qua kết quả khảo sát của câu hỏi số 5 “Trong nhà ông/bà có bàn thờ Chúa không thì 100 % trả lời có. Bàn thờ của các gia đình ngƣời Công giáo Ninh Phú (gốc) thƣờng đặt ở hƣớng đông. Ngƣời ta đặt nhƣ vậy không phải do đi xem bói toán mà xuất phát từ quan niệm đạo vào Việt Nam từ biển đông. Hơn nữa cách đặt này cũng là theo hƣớng quay của nhà thờ, nhà thờ có đầu đốc quay về đằng đông. Các gia đình bên Kiện có hƣớng quay không đồng nhất. Dù vậy các gia đình đều có một điểm chung là không nhà nào đặt bàn thờ chúa ở chính diện cửa ra vào. Cũng không nhiều gia đình bố trí đặt bàn thờ Chúa phía trên của bàn thờ tổ tiên mà thƣờng tách
biệt ở hai vị trí khác nhau. Những gia đình có huân chƣơng kháng chiến thì huân chƣơng cũng đƣợc đặt một ví trí thích hợp. Việc bố trị ví trí của bàn thờ Chúa và bàn thờ tổ tiên có khác đôi chút so với cộng đồng họ đạo nhỏ thuộc giáo xứ Động Linh hiện cƣ trú tại địa bàn làng Trịnh – xã Duy Minh – huyện Duy Tiên: bàn thờ các gia đình ở đây thƣờng đặt ở chính diện cửa ra vào và trên bàn thờ tổ tiên, (bàn thờ tổ tiên thƣờng dƣới ngay bàn thờ Chúa). Theo quan sát tại các gia đình Công giáo ở Sở, Kiện thì bàn thờ Chúa của ngƣời Công giáo có thể làm bằng gỗ, cũng có khi là đƣợc xây luôn trong quá trình xây nhà. Tƣợng trên bàn thờ thƣờng có 3 loại: loại thứ nhất là có cây thánh giá đóng đanh chúa Giê su. Loại thứ hai là tƣợng đức mẹ bế Chúa Giê su. Loại thứ ba là thánh cả Giu se bế chúa Giê su. Có một điểm đặc biệt là tƣợng đức mẹ ở một số gia đình mang đậm nét ngƣời phụ nữ nông dân Bắc Bộ xƣa (ở một số giáo xứ còn có hình ảnh đức mẹ trong trang phục đặc trƣng của ba miền). Nhìn chung các bức tƣợng ở đây đƣợc chạm khắc khá tinh vi, màu sắc đẹp. Tranh đƣợc thờ thêm trong gia đình phổ biến là tranh Chúa Giê su và các tông đồ trong bữa tiệc ly. Tất cả các tranh ảnh này đều đã đƣợc làm phép khi linh mục đến làm phép nhà. Để tỏ lòng kính mến Chúa, ngƣời già trong làng (Ninh Phú) còn đeo các dây ảnh làm bằng kim loại hay vải có hình trái tim Chúa Giêsu hay Đức Mẹ. Ngƣời trẻ ít đeo, một số ngƣời nếu có đeo thƣờng là ảnh Thánh giá làm bằng kim loại qúy nhƣ vàng, bạc. Đối với khoảng chục căn nhà vẫn giữ phong cách xây dựng từ đầu thế kỷ XX ở cổng thƣờng có hình cây thánh giá và khắc niên đại thêm chữ AD, một số ngôi nhà mới xây cũng giữ lệ này. Để khẳng định sự yêu mến Chúa, trƣớc khi ăn cơm giáo dân nơi đây cũng luôn làm dấu thánh giá để cảm tạ chúa vì đã ban cho lƣơng thực hàng ngày. Tuyệt đối ở Sở, Kiện không có chuyện ăn cơm mà không làm dấu. Để thể hiện lòng tin tƣởng Chúa khi làm những việc lớn nhƣ cƣới xin, cất nhà, tậu sắm vật dụng một bộ phận ngƣời có tâm lý chọn làm vào chủ nhật. Ngƣời ta cũng luôn kính sợ Chúa. Đang khi mắc tội trọng mà chƣa đi xƣng tội thì ngƣời Công giáo hai làng cũng sẽ không bao giờ dám đi chịu lễ - rƣớc mình máu thánh Chúa Ki-tô. Đối với bánh thánh ngƣời ta tuyệt đối không bao giờ làm điều
xằng bậy nhƣ ném bỏ hay nhai bằng răng (phải nuốt chửng). Càng không có chuyện mang bánh thánh về nhà để làm những điều mê tín. Hành vi bất kính nhƣ đạp chân lên, hay quăng vào thùng rác các ảnh tƣợng Chúa, Đức Mẹ và các Thánh hoặc các đồ dùng đã đƣợc làm phép nhƣ bình đựng Mình Thánh (Ciborium) chén lễ (chalice) khăn thánh (purificator, corporal) là điều không bao giờ có ngƣời dám nghĩ tới. Tuyệt đối ở Kiện Khê, Ninh Phú chƣa bao giờ có trƣờng hợp nào đến nhà thờ xin xóa tên khỏi sổ rửa tội (chối bỏ Chúa). Ngày nay, để tỏ lòng yêu kính Chúa, để Chúa ngự trị khắp mọi nơi, ngƣời dân nơi đây vẫn giữ lệ mang chai đi lấy nƣớc phép về nhà để dùng vào mỗi dịp quan trọng nhƣ vẩy vào ngày giỗ của ngƣời thân trong gia đình hay vẩy vào đêm 30. Kính yêu Chúa cũng có nghĩa là tự nguyện tham gia việc nhà Chúa. Khi nhà xứ tổ chức làm một công trình nào đó, giáo dân luôn tự nguyện tham gia bằng cách đóng các ngày công hoặc nếu không tham gia đƣợc thì sẽ góp tiền.
Linh mục, giám mục là ngƣời đƣợc sai đến bởi Chúa. Trong quan hệ với các hàng giáo phẩm này khi xƣa đối với những vị ngƣời Tây, ngƣời trong làng thƣờng gọi một cách rất thành kính là các cố. “các cố ra cho lễ”. Còn với các linh mục ngƣời Việt thì gọi là các cụ. Tuy nhiên ngày nay trong quan hệ giữa linh mục và giáo dân ở cộng đồng ngƣời Công giáo Sở, Kiện không còn duy trì cách xƣng hô nhƣ vậy nữa. Ngƣời ta chỉ đơn thuần gọi cha – xƣng con. Cuộc đời ngƣời Công giáo Sở, Kiện có quan hệ mật thiết đối với các giám mục, linh mục Phƣớc, Đông (từ 1862 đến 1925), Chính Ngôn, Chí Rĩnh (quản xứ từ 1925 - 1947), Nguyễn Kim Bảng (1947 - 1954), Đỗ Năng Tích (1954 - 1975), Bùi Ngọc Liên (1975 - 1978), Nguyễn Khắc Quế (1978 - 2007), Nguyễn Văn Tập (2007 - 2012) và từ tháng 4 năm 2012 cho đến nay là linh mục Mai Xuân Lâm. Các cha đều đƣợc từ em nhỏ đến ngƣời già trong làng yêu kính và vâng lời. Khi cha Phƣớc mất ngƣời dân ở đây đã dành rất nhiều tình cảm cho cha. Nhân dân nơi nơi cũng lũ lƣợt kéo về, khóc thƣơng nhƣ cha mẹ ruột mình vậy. Vƣờn thánh các cha ngày nay có khoảng 300 mộ (có cả những ngƣời bõ), trong cuộc đời ngƣời Công giáo Sở, Kiện đã nhiều lần khóc
thƣơng. Khi các cha ốm, thì giáo dân lại đến thăm hỏi tận tình. Ngày nay các cha còn có một bác sĩ riêng chuyên chăm lo coi sóc sức khỏe. Có thể nói, đối với các linh mục đã từng về coi sóc ở đây dù là chính xứ hay phó xứ, dù là trẻ hay già đều đƣợc ngƣời dân ngƣỡng vọng, tôn thờ và kính trọng. Ở Sở Kiện chƣa bao giờ có chuyện hành hung các linh mục, giám mục, tu sĩ.
Đối với các nơi cƣ ngụ của đấng thiêng liêng nhƣ nhà thờ, tu viện, nhà nguyện (các cơ sở vật chất tôn giáo nói chung) thì theo những ngƣời dân quanh nhà thờ tuyệt đối không ngƣời nào dám đến leo trèo hay tìm cách hủy hoại. Các công trình tôn giáo dù nằm ngay nơi dân cƣ đông đúc nhƣng luôn đƣợc tôn trọng (đình làng Kiện nằm ngay chân chợ cóc, nhà thờ Trại nằm trong sân nhà dân). Các công trình ở Sở Kiện nếu có bị hỏng thì cũng không phải do ngƣời làng mà do sự hủy hoại của thời tiết và bom đạn chiến tranh. Tại chốn tôn nghiêm này càng không có ai dám đứng để mà chửi bới cãi nhau hay làm những việc ô uế (dâm dục).
Có thể nói Sở, Kiện là mảnh đất rất có tinh thần yêu mến chúa. Phỏng vấn ngẫu nhiên 50 ngƣời câu hỏi “Nếu được chọn lại một đạo để theo thì ông/bà,
anh/chị chọn đạo nào?” thì hầu hết vẫn chọn đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên cũng một
số ít ngƣời chọn đạo Phật và không theo tôn giáo nào. Số này thƣờng là bộ đội phục viên và ngƣời đã từng xa làng lâu năm nay trở về làng. Đối với trƣờng hợp tại sao không theo thì trả lời “không thuận lợi khi muốn tiến thân bằng con đường quan
chức”, số khác trả lời “khó lấy chồng/vợ là những người trong ngành bộ đội hay công an”
Bên cạnh việc thờ Chúa, trong quan hệ ứng xứ với những đấng linh thiêng, cộng đồng ngƣời Công giáo Sở, Kiện còn thờ cả các thánh quan thầy. Ở Sở Kiện đã có đền thánh tử đạo Trƣơng Văn Thi – Trƣơng Văn Đƣờng từ năm 2008. Trong nhà thờ ngồi về phía đàn ông có tƣợng đức mẹ, bên cánh nữ ngồi có tƣợng hai thánh Lê Bảo Tịnh và Trƣơng Văn Đƣờng.
Ninh Phú và Kiện Khê xƣa vốn là làng Công giáo toàn tòng bởi vậy có thể thấy các tín ngƣỡng dân gian cũng nhƣ dấu hiệu của đạo khác ở đây khá mờ nhạt.
Trong làng chỉ có thuần nhất các công trình tôn giáo của đạo Thiên Chúa, ngay cả đình làng Kiện cũng có biểu tƣợng chúa Giê su, tuy cũng có một ngôi nhà thờ Phật nhƣng đó là của một hộ cá nhân không phải của tổ chức tôn giáo. Phỏng vấn nhanh 50 ngƣời Công giáo Ninh Phú, Kiện Khê câu hỏi đã từng đến chùa bao giờ chƣa thì 2/3 trả lời rồi, 1/3 chƣa. Vào ngày Tết, ngƣời Việt bên lƣơng ở các làng bên cạnh hay có lệ tục nhƣ thả cá chép, cúng giao thừa nhƣng ở các gia đình ngƣời Công giáo ở đây không có lệ này. Ngày mồng một Tết ngƣời già trong làng Ninh Phú có kể lại xƣa các gia đình cũng vẫn kiêng các việc nhƣ xin lửa, đánh vỡ bát, cãi nhau, cũng chọn ngƣời xông đất đầu năm nhƣng không có lệ khai bút hay chọn hƣớng xuất hành, nhƣng vẫn có tục mua muối đầu năm hay “mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ,
mồng ba tết thầy”. Ở các hộ gia đình buôn bán ở chợ Kiện xƣa cũng nhƣ nay cũng
không hề biết đến tục đốt vía khi có ngƣời mở hàng mà không mua. Hiện ở làng Kiện có rất nhiều hộ làm nghề kinh doanh buôn bán nhỏ nhƣng cũng không có hộ nào thờ thần Tài, vị thần hay đƣợc ngƣời kinh doanh lập bàn thờ. Ngày mở hàng cũng không cần xem ngày chọn giờ. Thần thổ công thổ địa cũng không đƣợc biết đến. Làng Kiện có nghề truyền thống là nung vôi nhƣng cũng không có ông tổ nghề. Tuy nhiên ngày nay trƣớc sự đổi mới của cuộc sống trong các gia đình giáo dân nơi đây cũng có lệ nhƣ ăn bánh trôi, bánh chay vào ngày 3/3, giết sâu bọ vào ngày 5/5.
Trong việc ứng xử với các vấn đề tâm linh hiện đại (tìm mộ bằng phƣơng pháp ngoại cảm), theo hai ông trƣởng thôn ngƣời giáo dân nơi đây cũng chƣa nghĩ đến việc đi tìm mộ bằng phƣơng pháp này. Cũng không ai biết xem bói hay tƣớng số. Hầu đồng, hầu bóng cũng tuyệt đối không có gia đình nào làm. Trong làng tuyệt đối không có ai làm nghề thầy bùa, thầy pháp, thầy bói, thầy địa lý, hay phong thủy. Ngƣời ta cũng không kiêng số 13, kiêng chụp hình 3 ngƣời, cũng không tin chuyện ra ngõ gặp đàn bà thì xui, mèo đến nhà thì khó, chó đến thì sang, ngƣời ta cũng không xem giờ nhập quan cho ngƣời mất.
Cũng nhƣ đạo lý truyền thống của các dân tộc trên thế giới, Thiên Chúa giáo cũng là tôn giáo luôn hƣớng về nguồn cội. Qua điều răn thứ tƣ, có thể thấy từ trong bản chất, đạo Thiên Chúa cũng nhƣ đạo đức các dân tộc đều đề cập đến việc kính trọng và tôn thờ cha mẹ. Tuy nhiên, đạo Thiên Chúa vẫn nhấn mạnh yếu tố tôn kính Chúa hơn mẹ cha. Thảo kính cha mẹ là điều răn thứ tƣ sau các điều răn về tôn kính Chúa.
Trƣớc đây, khi vấn đề thờ cúng tổ tiên còn bị giáo hội ngăn cấm thì theo ngƣời già trong làng kể lại, các gia đình ở đây chỉ dám lén lút thờ ảnh ông bà trong hòm gỗ. Ngƣời chết giữ lệ đào sâu chôn chặt. Tuy nhiên ngày giỗ, ngày tết vẫn xin lễ, đọc kinh. Từ khi giáo hội chính thức cho phép trở lại thì các gia đình đã chú trọng nhiều hơn về vấn đề này. Theo quan sát và theo kết quả khảo sát câu hỏi số 7 “Trong nhà ông /bà có bàn thờ tổ tiên không” thì 100% các gia đình có bàn thờ tổ tiên. Theo kết quả điều tra câu hỏi số 8 “Ông / bà thường thể hiện sự tôn kính tổ tiên
vào những dịp nào?” thì 100% trả lời vào dịp tết âm lịch, đám tang, cƣới hỏi, lễ các
đẳng cầu hồn, 25 % vào các giờ cầu nguyện, 55% khi trong nhà có việc lớn xảy ra. Việc đốt hƣơng cũng đƣợc bắt đầu thực hiện ở các gia đình trong khoảng 20 năm