Nghi lễ Công giáo và những giá trị tích cực đối với công cuộc xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sống đạo của cộng đồng giáo dân giáo xứ sở kiện thị trấn kiện khê huyện thanh liêm tỉnh hà nam (trong bối cảnh xây dựng đời sống văn hóa mới) (Trang 107)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO XỨ SỞ KIỆN

3.1. Sống đạo và những giá trị tích cực đối với công cuộc xây dựng đời sống văn

3.1.2. Nghi lễ Công giáo và những giá trị tích cực đối với công cuộc xây dựng

dựng đời sống văn hóa mới ở các thôn làng.

Từ lâu, trong tâm thức của cộng đồng giáo dân Việt Nam nói chung, giáo dân Sở, Kiện nói riêng, ngày chủ nhật, ngày lễ trọng, ngày lễ quan thầy đã trở thành một ngày hội của cộng đồng. Với tƣ cách là ngày hội của cộng đồng, lễ hội Công giáo cũng có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, xã hội và dân tộc. Các giá trị quan trọng của lễ hội Công giáo là tính giải trí, tính cố kết cộng đồng, tính nhân văn và tính thẩm mỹ trong đó tính cố kết cộng đồng và tính thẩm mỹ có thể coi là quan trọng nhất.

Cuộc sống thƣờng nhật của giáo dân Ninh Phú, Kiện Khê gắn với việc lặp đi lặp lại các công việc đồng áng, đội đá, đội vôi, buôn bán... Nét đặc biệt trong lịch lễ với các ngày lễ chúa nhật, lễ trọng, lễ quan thầy đã góp phần làm thay đổi nhịp sống đơn điệu của giáo dân. Sau những ngày lao động vất vả giáo dân có thời gian nghỉ ngơi, thƣ giãn, tái tạo lại sức lao động, tăng khả năng làm việc. Đặc biệt với các phần hội trong ngày lễ giáng sinh, phục sinh giúp ngƣời dự lễ có thể thƣ thái về mặt tinh thần.

Các ngày lễ chủ nhật hay các ngày lễ trọng, lễ quan thầy luôn gắn với những bài giảng có giá trị giáo dục lớn lao. Đặc biệt là bài giảng trong các ngày lễ tro và lễ các đẳng cầu hồn. Ngày này, nhắc nhở con ngƣời về thân phân nhỏ bé của kiếp ngƣời và sự hạn hẹp của đời ngƣời để con ngƣời sống sao cho có ích. Sống trong môi trƣờng đầy giá trị nhân văn của các bài giảng đƣợc rút ra từ kinh thánh còn giúp thanh lọc tâm hồn con ngƣời, hƣớng con ngƣời đến điều lành lánh xa điều ác, vƣơn tới những giá trị chân thiện mỹ.

Tính cố kết cộng đồng là đặc trƣng của các lễ hội nói chung, đặc biệt là các lễ hội tôn giáo trong đó có đạo Công giáo. Có thể tìm thấy giá trị này trong việc thực hành bí tích xức dầu hay thông qua sinh hoạt của các hội đoàn. Song về cơ bản, giá trị này cũng bộc lộ rất rõ ở các ngày lễ của nhà đạo. Ngày lễ của đạo Công giáo giúp gắn kết những con ngƣời trong đạo với nhau và các thành viên trong các họ đạo khác. Họ Ninh Phú, Kiện Khê mỗi dịp lễ trọng, lễ quan thầy lại cùng nhau làm chung việc lớn.

Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Kiện Khê và các xã xung quanh địa bàn thị trấn Kiện có rất nhiều nhà thờ của các họ đạo, mỗi họ khi vào dịp lễ lớn cũng thƣờng tổ chức giao lƣu sinh hoạt với họ Ninh Phú, Kiện Khê, mối liên kết cộng đồng nhờ đó thêm phần củng cố. Nhƣng quan trọng hơn cả, ngƣời ta gắn bó với nhau là do có cùng chung một niềm tin và chung một mục đích là cầu xin ở Chúa một điều gì đó, có thể là hạnh phúc, may mắn, thành công hay tai qua nạn khỏi.

Với các ngày hội ấy, tình cảm trong gia đình cũng đƣợc củng cố hơn. Ngày lễ Công giáo vì thế cũng góp phần củng cố nếp sống gia đình. Mặc dù có thể chỉ là đi xem lễ, đi dự lễ nhƣng việc đi cùng nhau, dự cùng nhau, về nhà ăn cùng nhau một bữa cơm cũng làm cho các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống càng bận rộn ngƣời ta càng có ít thời gian dành cho nhau vì thế các ngày lễ càng trở nên quan trọng trong việc kéo các thành viên xích lại gần nhau. Vào ngày lễ giáng sinh, phục sinh, quan thầy thƣờng những ngƣời đi xa luôn trở về nhà quây quần, đoàn tụ. Họ hàng anh em lập gia đình ở xa lâu ngày không gặp nhờ các ngày này mà tăng số lần gặp mặt nhau trong năm.

Các ngày lễ Công giáo còn mang tính thẩm mỹ rất cao. Trong các ngày lễ trọng và các ngày lễ quan thầy từ trong ra ngoài nhà thờ đến khắp nhà dân ở mọi ngõ ngách đều trở nên đẹp đẽ và sạch sẽ. Ngƣời ta trang trí các sắc màu theo ý nghĩa của từng ngày lễ. Đến một làng Công giáo vào những ngày lễ trọng hay lễ quan thầy luôn cảm thấy một sự tƣơi mới, ồn ã náo nhiệt mà không xô bồ. Trong tất cả các ngày lễ của ngƣời Công giáo mang tính thẩm mĩ nhất là ngày lễ giáng sinh. Các cuộc rƣớc có nề nếp, quy củ, thứ tự không xô đẩy, chen lấn. Ngƣời dự lễ cũng ăn mặc gọn gàng, đẹp đẽ, các hội đoàn có trang phục riêng, chủ tế thì càng đẹp hơn với các sắc phục theo từng mùa. Âm thanh của tiếng chuông tây, tiếng trống, tiếng kèn nhộn nhịp làm nên vẻ đẹp rất riêng của ngày hội Công giáo.

Với những giá trị tích cực nhƣ trên đạo Công giáo đã góp phần làm phong phú lễ hội truyền thống Việt Nam.

3.1.3. Hội đoàn Công giáo và những giá trị đối với công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới ở các thôn làng.

Trong các tôn giáo hiện đang có mặt tại Việt Nam có lẽ đạo Công giáo là một trong số ít tôn giáo có hình thức “quản lý giáo dân” chặt chẽ nhất. Phật giáo cũng có hội của các tín đồ phật tử nhƣng có lẽ không thể đa dạng bằng hội đoàn của Công giáo.

Về cơ bản, hệ thống tổ chức và hình thức hoạt động của các hội đoàn Công giáo giáo xứ Sở Kiện phong phú, đa dạng đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng giáo dân nơi đây. Cũng nhƣ hội đoàn đạo đức ở các giáo xứ khác, hội đoàn đạo đức ở đây đã có vai trò to lớn trong củng cố nền tảng đạo đức cho các gia đình. Hội đoàn nghi lễ đặc biệt là hội kèn trống không chỉ làm tròn trách nhiệm với các nghi lễ Công giáo của giáo xứ mà còn có vai trò quan trọng trong các hoạt động văn hóa xã hội ở địa phƣơng điển hình là việc tham gia vào các đám tang của ngƣời Công giáo cũng nhƣ không phải Công giáo, tham gia các dịp sinh hoạt văn hóa đặc biệt của địa phƣơng. Hội đoàn bác ái xã hội tuy mới ra đời nhƣng cũng đã có những đóng góp nhất định vào Công cuộc xóa đói giảm nghèo của làng xã.

Đối với cá nhân của mỗi ngƣời Công giáo nơi đây, việc tham gia các hội đoàn còn có tác dụng rèn luyện đạo đức và tăng tiến đời sống tinh thần. Trẻ em ngoài giờ học, giờ làm phụ giúp gia đình khi tham gia các lớp giáo lý thêm sức, xƣng tội lần đầu còn đƣợc rèn luyện về các đạo đức nhân bản, về ứng xử với ông bà mẹ cha, anh chị em thầy cô bè bạn. Thanh thiếu niên, ngoài thời gian học và làm thƣờng tham gia sinh hoạt giới trẻ cũng đƣợc rèn luyện các kĩ năng sống và thƣờng có một đời sống lành mạnh, không làm phiền lòng ông bà cha mẹ.Thanh niên có hội giới trẻ. Trung niên nam có hội kèn, hội trống. Trung niên nữ có hội đức bà. Tất cả mọi lứa tuổi đều có hội đoàn của riêng mình. Thời gian tham gia các hội đoàn dù chỉ là hội đoàn theo tính chất quanh năm hay mùa vụ cũng giúp ngƣời ở quê có cuộc sống tinh thần vui khỏe, lành mạnh để tái sản xuất sức lao động và thƣờng xuyên trau dồi đạo đức cá nhân, củng cố tính liên đới cộng đoàn. Với cách thức tổ chức quản lý quy củ nề nếp việc tham gia các hội đoàn còn giúp các cá nhân học tập một lối sống mới đó là làm việc có tổ chức, có kế hoạch góp phần thoát dần tác phong của lối sống “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

3.1.4. Phương diện kinh tế, văn hóa-xã hội, giáo dục và những ảnh hưởng tích cực đối với công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới ở các thôn làng.

Với những thành tích đã đạt đƣợc trong đời sống kinh tế nhƣ đã nói ở trên, cộng đồng ngƣời Công giáo Sở, Kiện đã góp phần chính yếu trong việc làm thay đổi diện mạo đời sống kinh tế ở hai làng Ninh Phú và Kiện Khê, qua đó góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống kinh tế của thị trấn. Từ những thay đổi tích cực trong đời sống kinh tế đã tạo tiền đề cho những thay đổi về diện mạo văn hóa - xã hội, giáo dục.

Với hệ thống đƣờng làng đã đƣợc bê tông hóa (chủ yếu bên Ninh Phú), với sự ra đời của các đội thu gom rác thải, với sự kiên cố hóa các ao hồ... đã tạo ra cảnh quan môi trƣờng sống trong sạch, văn minh cho xã hội và cộng đồng. Hệ thống cơ sở giáo dục cấp địa phƣơng về cơ bản đƣợc hoàn thiện đã phần nào đáp ứng nhu cầu học tập cho con em giáo dân. Đặc biệt ở bên Kiện Khê, với sự đầu tƣ và quan tâm thích đáng vào việc đƣa con em đi học bằng ô tô đã củng cố tinh thần học tập cho con em trong làng. Sự hình thành quỹ khuyến học từ năm 2009, họ đạo Ninh Phúc đã góp phần khuyến khích tinh thần học tập cho con em trong họ đạo. Việc phƣơng tiện thông tin đại chúng và hệ thống loa phát thanh (của bên Kiện) đƣợc đầu tƣ góp phần thuận lợi cho công việc truyền thông các vấn đề quan trọng của làng, xã đến nhanh đƣợc với đồng bào. Phƣơng tiện nghe nhìn đầy đủ giúp cộng đồng giáo dân nâng cao trình độ dân trí và đời sống tinh thần của mình. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào thể dục thể thao với những thành tích đã đạt đƣợc nhƣ đã đề cập ở trên đã tạo ra tiền đề quan trọng trong việc khuyến khích các phong trào xã hội khác cùng phát triển. Đặc biệt với sự hình thành nhà tƣởng niệm các liệt sỹ đã củng cố truyền thống yêu nƣớc và yêu cách mạng trong đồng bào ngƣời Công giáo nơi đây.

3.2. Sống đạo và những hạn chế đối với công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới ở các thôn làng. hóa mới ở các thôn làng.

3.2.1. Giáo lý Công giáo và những hạn chế đối với công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới ở các thôn làng đời sống văn hóa mới ở các thôn làng

Mặc dù ngày nay giáo hội Công giáo đã cho phép giáo dân hỏa táng, tuy nhiên với lệ tục nhiều đời, ngày nay ngƣời Công giáo Việt Nam nói chung, giáo dân Ninh Phú, Kiện Khê vẫn rất tôn trọng lệ tục địa táng. Ở Ninh Phú và Kiện Khê cho đến nay đã có thêm một vƣờn thánh mới của họ đạo Kiện, trƣớc mắt đã có thể giải quyết việc an táng ngƣời chết cho giáo dân trong cộng đồng. Tuy nhiên ở làng Ninh Phú ngoài khu vƣờn thánh cũ đã gần nhƣ chôn kín chỗ thì cộng đồng họ đạo vẫn chƣa xác định đƣợc cụ thể nơi sẽ mở rộng thêm một vƣờn thánh. Nếu giáo dân vẫn mang tâm niệm “tôn trọng thân xác” để ngày sau sống lại theo phƣơng thức địa táng thì có thể trong tƣơng lai không xa khi mà diện tích đất nông nghiệp ở hai địa phƣơng đang có xu hƣớng chuyển sang để làm các khu công nghiệp thì về lâu dài, ngƣời Công giáo hai làng sẽ không còn chỗ an táng cho ngƣời đã mất. Làm thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào vừa xây dựng đƣợc đời sống mới ở nông thôn đó là vấn đề đặt ra cho công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới ở địa phƣơng .

Trong quan niệm của đạo Công giáo, việc tôn trọng thân xác để chờ ngày sống lại có ý nghĩa tích cực nhất định nhƣng đồng thời cũng tạo ra một số khó khăn cho một số phong trào xã hội (nhƣ phong trào hiến giác mạc). Việc tôn trọng thân xác dù đã chết cũng phần nào tạo ra tâm lý e ngại cho một bộ phận giáo dân trong việc hiến tặng các bộ phận cơ thể cho y học.

Với bí tích rửa tội, con trẻ từ khi mới sinh ra thì bố mẹ đã mang đi rửa tội. Vô hình chung con trẻ đã đƣợc quy chiếu vào một tôn giáo nhất định. Thực tế, cha mẹ cũng có thể không cần làm thủ tục rửa tội cho con tuy nhiên theo truyền thống gia đình và dƣ luận trong cộng đồng nên ngƣời ta cũng không thể không làm việc này.

Bí tích giải tội có một sức mạnh quyền năng tha đƣợc các tội lỗi cho con ngƣời, giúp con ngƣời giải tỏa về mặt tâm lý. Tuy nhiên, việc mắc tội rồi lại đƣợc ban bí tích giải tội, sẽ làm cho ngƣời mắc tội cũng có thêm cơ hội để trì hoãn các tội cần phải sửa đổi của mình. Vòng tuần hoàn đó sẽ đƣợc lặp lại nhiều lần. Bản thân ngƣời mắc tội cũng khó thực sự hoán cải đƣợc chính mình từ trong bản chất mà chỉ trong tác dụng nhất thời.

Đám cƣới là nghi thức tuyên bố cho cộng đồng về sự kết hợp của một ngƣời nam và một ngƣời nữ. Đối với ngƣời Việt Nam, ngày này còn có ý nghĩa hơn cả ngày đăng ký kết hôn. Qua ngày này, ngƣời nam và ngƣời nữ sẽ chính thức đƣợc cộng đồng thừa nhận. Thƣờng ở Việt Nam, mùa cƣới đƣợc bắt đầu vào mùa thu tháng 9, nở rộ vào cuối năm và dịp đầu xuân rỗi rãi. Thời điểm cuối năm hoặc ra Tết đối với ngƣời Công giáo lại là thời điểm của mùa chay. Bởi vậy, nếu đám cƣới của ngƣời Công giáo không may rơi vào ngày chay, đặc biệt là ngày đầu và ngày cuối thì dù ngày nay “tòa thánh có rộng mở” thì nguy cơ “ế cỗ” vẫn cao, nhất là ở những nơi điều kiện kinh tế chƣa phát triển, tâm lý sợ tội vẫn còn nặng nề. Đám cƣới vào những ngày ấy vô hình chung hàm chứa sự bất hòa. Dù gia chủ có cảm thông nhƣng trong ngày vui của con cái mình mà họ hàng, làng xóm chỉ đến cho có lệ, mừng tiền mà không ăn thì gia chủ cũng cảm thấy buồn lòng.

Khi chịu bí tích hôn phối ngƣời Công giáo đƣợc dạy rằng, “hãy sinh sản cho

đầy mặt đất”, phải tôn trọng quy luật sinh tự nhiên, bởi con cái là tài sản mà Chúa

trao tặng. Quan niệm ấy một thời đã chi phối đến vấn đề sinh đẻ có kế hoạch ở các địa phƣơng. Với quan niệm này mà đã có một thời gian, ở nƣớc ta nhiều nơi đã rơi vào cảnh nghèo đói và bệnh tật. Tuy ngày nay, những gia đình trẻ ở Sở, Kiện nói riêng, cộng đồng ngƣời Việt Công giáo nói chung cũng chỉ có từ 1 đến 2 con theo tinh thần chung của pháp luật và xã hội hiện đại song quan niệm này cũng ít nhiều còn ảnh hƣởng đến những cộng đồng có điều kiện kinh tế xã hội chƣa phát triển (nhƣ cộng đồng các dân tộc thiểu số theo đạo)

Hôn phối của ngƣời Công giáo có đặc tính bất khả phân ly. Sự gì Chúa đã chúc phúc thì không thể tách rời. Nghĩa là về luật đạo, vợ chồng dù có thế nào đi nữa vì lí do gì đi nữa thì cũng không đƣợc phép bỏ nhau, không đƣợc li thân, càng không thể li dị. Tuy nhiên trong trƣờng hợp một cuộc hôn nhân thực sự không thể kéo dài đƣợc nữa mà ngƣời nam và ngƣời nữ vẫn cố gắng duy trì thì điều đó cũng làm cho ngƣời trong cuộc có cuộc sống không thực sự hạnh phúc

Trong tiêu chí để đƣợc công nhận là gia đình văn hóa, làng văn hóa, kinh tế là một trong những khía cạnh để xét duyệt. Tuy nhiên nếu con ngƣời cứ vui vẻ lạc quan trong sự nghèo và trông nhờ vào sự cƣu mang của ngƣời khác thì vô hình

chung sẽ hình thành nên trong mỗi con ngƣời sự ỷ nại, thủ tiêu đấu tranh và tính tích cực chủ động.

Trong một xã hội phức tạp, bản thân mỗi cá nhân muốn tồn tại đƣợc đều phải hình thành cho mình một sức đề kháng nhất định. Cam chịu và nhẫn nhịn cũng đem lại sự bình an cho con ngƣời, cho trật tự xã hội. Tuy nhiên khi ngƣời ta “tát mình thì hay đƣa nốt má còn lại cho họ tát”, vô hình chung đã làm mất đi khả năng phản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sống đạo của cộng đồng giáo dân giáo xứ sở kiện thị trấn kiện khê huyện thanh liêm tỉnh hà nam (trong bối cảnh xây dựng đời sống văn hóa mới) (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)