Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO XỨ SỞ KIỆN
2.2. Nghi lễ Công giáo và đời sống đạo
2.2.1. Nghi thức thánh lễ ngày chúa nhật và đời sống đạo
giáo dân giáo xứ Sở Kiện
Chủ nhật có thể coi là một ngày hội nhỏ của cộng đồng giáo dân Sở, Kiện nói riêng cả nƣớc nói chung. Khác với nhịp sống thƣờng nhật, thánh lễ ngày này tạo ra một hơi thở mới cho cộng đồng ngƣời theo đạo.
Cũng nhƣ các ngày lễ của các tôn giáo khác, ngày này cũng có sự tích ra đời. Sự ra đời của ngày chủ nhật đã đƣợc ghi lại trong Kinh Thánh: Sau khi sáng tạo muôn loài, Chúa đã nghỉ ngơi. Chủ nhật đƣợc hiểu nhƣ là ngày nghỉ của Chúa. Và cũng là ngày giáo dân phải nghỉ việc xác. Giáo huấn của Công đồng Vatican II về ngày Chúa nhật, trong Hiến chế Phụng vụ số 102 và 106 đã viết: Mỗi tuần vào
ngày gọi là ngày của Chúa, Hội thánh tưởng nhớ cuộc phục sinh của Chúa. Ngày Chúa nhật cốt yếu là ngày họp nhau để mừng kính mầu nhiệm Đức Ki-tô sống lại."Ngày Chúa nhật là ngày lễ quan trọng bậc nhất, phải trình bày và ghi sâu vào tâm trí giáo dân cho họ sốt sắng tuân hành, ngõ hầu ngày ấy trở thành ngày vui và ngày nghỉ việc. Những ngày lễ khác, trừ khi là những lễ thực sự tối ưu quan trọng, không được lấn át ngày Chúa nhật, vì Chúa nhật là nền tảng cốt lõi của tất cả năm phụng vụ".
Cứ theo lệ thông thƣờng sáng 7 giờ chiều 4 giờ ngày chủ nhật Sở Kiện có lễ. Cộng đồng giáo dân Ninh Phú và Kiện Khê lại đi lễ nhà thờ. Trong gia đình ngƣời già nhắc ngƣời trẻ, vợ nhắc chồng, con cùng nhau đi lễ. Từ các ngõ nhỏ giáo dân đổ về nhà thờ, ngƣời già dắt tay em nhỏ, cánh trẻ xúm xít bên nhau. Không khí trƣớc và sau buổi lễ luôn nhộn nhịp, đầm ấm của một miền quê có lịch sử theo đạo lâu đời. Có một đặc điểm là dù ngày nắng hay mƣa có rất nhiều ngƣời già và em nhỏ ở đây luôn giữ lệ mặc áo dài đi nhà thờ. Ngƣời ta làm nhƣ vậy để thực hành lời linh mục xây dựng giáo xứ lịch sự văn minh.
Các lệ tục trong ngày này đƣợc giáo dân gìn giữ. Bƣớc vào nhà thờ giáo dân tiến đến hai chiếc vỏ sò có chứa nƣớc phép để làm dấu thánh giá. Nƣớc phép – nƣớc thánh là loại đƣợc lấy từ nƣớc mƣa rồi đƣợc linh mục làm phép. Việc nhúng tay vào
nƣớc rồi làm dấu thánh giá để nhắc lại ý nghĩa của bí tích rửa tội – nƣớc để rửa sạch mọi tội lỗi của loài ngƣời, thanh tẩy con ngƣời để xứng đáng cử hành thánh lễ thiêng liêng. Làm dấu xong thì ngƣời nam ngồi vào ghế bên nam, ngƣời nữ ngồi vào ghế bên nữ. Khi xƣa lúc các họ đạo trong giáo xứ chƣa có nhà thờ thì ở đây thỉnh thoảng có cảnh dự lễ mất mỹ quan: giáo dân đến sớm thƣờng xí chỗ cho ngƣời nhà đến sau, hoặc cũng có ngƣời đến nhà thờ sớm quá thì thƣờng gục mặt xuống ghế ngủ. Hoặc có khi hết chỗ ngƣời ta bỏ dép ngồi xuống đất. Các mẹ, các chị có em nhỏ thƣờng để con khóc lóc làm không gian thiêng bị xáo trộn. Tuy nhiên, ngày nay ở Sở Kiện và các nhà thờ khác đã có một nếp sống mới. Ngƣời ta ngồi trật tự, nề nếp quy củ. Ngƣời đến sớm thƣờng cúi đầu cầu nguyện, nhìn nhận lại bản thân, không thì ngồi im lặng trật tự chờ cha ra. Trong thánh lễ thì tập trung nghe cha giảng lễ. Khi trong nhà thờ có ngƣời đi quyên góp tiền thì hầu hết mọi ngƣời dù ít hay nhiều cũng đều thực hiện quyên góp ủng hộ với tâm thức tự nguyện.
Về thời gian diễn ra một cuộc lễ, xƣa, nhƣ ở các nhà thờ Công giáo vùng nông thôn, các cuộc lễ ngày chủ nhật thƣờng kéo dài ít nhất hai tiếng, nay thánh lễ ngày này luôn đƣợc tuân thủ một giờ đồng hồ. Hết giờ lễ, sau khi đƣợc nhận xong lời chúc “chúc anh chị em đi bình an” (trƣớc là “chúc anh chị em ra về bình an”) thì toàn thể cộng đồng lại ai về nhà nấy.
Không gian thánh lễ ngày này cũng chỉ diễn ra trong khuôn viên nhà thờ. Không có sự hoạt náo của các loại âm thanh khác ngoài âm thanh của tiếng đàn. Sự chuẩn bị cho một cuộc lễ cũng không cần nhiều, đồ vật hiến tế vẫn đơn thuần là bánh thánh.
Chủ nhật là ngày phải kiêng việc xác, nhƣng đối với làng chuyên làm ruộng, làm vôi, đội đá, buôn bán nhƣ ở Kiện Khê và Ninh Phú thì ngày này họ không thể tuyệt đối kiêng những việc nặng nhọc về thể xác và tâm trí để chỉ nghĩ và hƣớng về Chúa. Theo anh Sỹ thì vào ngày này nếu ở công ty thuốc Hoa Việt của anh có vấn đề xảy ra thì anh cũng không thể dừng suy nghĩ đƣợc, trái lại luôn nung nấu để giải quyết các vấn đề. Phỏng vấn một nhóm ngƣời đội vôi họ trả lời vẫn làm những công
việc nặng nhọc vì nếu không làm thì sẽ ảnh hƣởng đến ngày công. Ngƣời kinh doanh buôn bán vẫn phải lo lắng về buổi chợ. Cuộc sống chƣa dƣ dả gì nên ngƣời ta cũng chƣa có thói quen dành thời gian để quây quần bên gia đình nhƣ đi chơi hay cùng làm chung một việc gì đó.
Bên cạnh lễ chủ nhật hàng tuần, nhịp sống của ngƣời Công giáo còn chịu sự quy định và chi phối của những ngày lễ lớn trong năm còn gọi là các ngày lễ trọng. Đây mới chính là ngày hội thực sự của giáo dân.