KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh số 2 tỉnh trà vinh (Trang 65 - 68)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

NHNo&PTNT - Chi nhánh số 2, Trà Vinh đang thực hiện đúng đắn chính sách tăng trưởng tín dụng thận trọng của mình, nhất là trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng chưa có dấu hiệu phục hồi. Điều này được thể hiện qua sự tăng trưởng của dư nợ qua 3 năm 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, nhưng mức tăng vẫn còn khiêm tốn.

Dư nợ có sự tăng trưởng qua các năm là điều đáng mừng, bởi vì thu nhập chính của Ngân hàng là từ hoạt động cho vay. Nhưng điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do trong đó cũng phát sinh những khoản nợ khó địi, nợ xấu cho Ngân hàng. Trước thực trạng nợ xấu có dấu hiệu tăng trở lại vào năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, cho thấy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn do khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng. Ngân hàng cần phải nhìn nhận vào thực tế nợ xấu có dấu hiệu gia tăng và có những biện pháp xử lý kịp thời, nhằm giảm thiểu nợ xấu và đảm bảo an tồn cho hoạt động tín dụng cho mình.

Do vậy, giải quyết nợ xấu là vấn đề cấp bách hiện nay của Ngân hàng. Ngồi việc tích cực xử lý nợ xấu phát sinh trong năm, Ngân hàng cần tăng

cường các biện pháp phòng ngừa RRTD bằng các biện pháp cụ thể, tránh phát sinh những khoản nợ quá hạn, nợ xấu cho Ngân hàng.

Điều này không chỉ cần sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng mà còn cần sự hỗ trợ từ Hội sở, từ các cấp chính quyền địa phương, và nhất là từ phía khách hàng vay vốn tại Ngân hàng. Vì chỉ khi có sự liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng và khách hàng thì hiệu quả sử vốn vay của khách hàng cũng như chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được nâng cao.

Trong thời gian tới, Ngân hàng cần phải cố gắng phấn đấu hơn nữa để khắc phục những tồn tại cũng như để chuẩn bị cho những thử thách mới trong q trình hoạt động kinh doanh. Góp phần cùng tồn hệ thống Ngân hàng tiến đến hội nhập trong khu vực và trên thế giới, để đưa nguồn vốn kịp thời đến với người dân đang cần vốn để sản xuất.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Chính phủ

- Chính phủ cần xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, nhất qn, có sự định hướng lâu dài nhằm tạo mơi trường kinh tế ổn định, tránh tình trạng thay đổi thường xun, gây khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng.

- Chính phủ cần có những biện pháp bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp luật về các chính sách bảo trợ hàng sản xuất trong nước, ngăn chặn hàng nhập lậu,..

- Chính phủ cần có những biện pháp hồn thiện mơi trường pháp lý. Trong đó, cần đặt biệt hồn thiện các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp, nhất là trong việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng làm thế chấp. Chính phủ cần tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc thanh lý tài sản thế chấp của các cá nhân và doanh nghiệp phát sinh nợ xấu không trả được cho Ngân hàng.

6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

- NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, thúc đẩy các ngân hàng phát triển theo chiều hướng tích cực và đạt hiệu quả cao.

- Hồn thiện hệ thống thơng tin từ Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC): NHNN cần nâng cao trách nhiệm của CIC trong việc nâng cao tính chính xác và kịp thời của thơng tin. Về cơ bản thì các thơng tin chỉ mới cung cấp về số liệu về dư nợ cho vay, chưa có thơng tin phi tài chính, khả năng quản lý lãnh đạo của doanh nghiệp,..Vì thế, cần hồn thiện hoạt động của

- NHNN cần xây dựng và hoàn thiện các định chế về cơng cụ bảo hiểm tín dụng. Có chính sách đưa bảo hiểm tín dụng là quy định bắt buộc đối với người vay tiền tại các NHTM.

6.2.3 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam

- NHNo&PTNT Việt Nam cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với từng Chi nhánh trực thuộc. Qua đó có thể nắm bắt chính xác kịp thời tình hình kinh doanh của các Chi nhánh trên các vùng của cả nước để từ đó có sự hỗ trợ kịp thời đúng lúc. Từ đó, có những chính sách hợp lý cho từng khu vực góp phần làm nên thành cơng cho tồn hệ thống. Thường xuyên thu thập ý kiến phản hồi từ các Chi nhánh để từ đó xem xét và hồn thiện những khuyết điểm.

- Cần chỉ đạo trung tâm thông tin công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ Chi nhánh khai thác tốt dữ liệu trong quá trình tác nghiệp, nâng cao hiệu quả trong hoạt động của mình.

- Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và các kiến thức về quản trị cho các cán bộ ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại.

Trường Đại học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Trường Đại học Cần Thơ.

3. Phan Thị Mai Hoa, 2007. Luận văn Thạc sĩ. Giải pháp phòng ngừa,

hạn chế RRTD tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương 2, TP.HCM. Trường

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ -

NHNN về việc Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự

phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2005.

5. Thống đốc Ngân hàng nhà nước, 2007. Quyết định số 18/2007/QĐ -

NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ,

trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Hà Nội, ngày

25 tháng 4 năm 2007.

6. NHN0 & PTNN - Chi nhánh số 2, Trà Vinh, 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014. Bảng cân đối kế toán cấp III.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh số 2 tỉnh trà vinh (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)