Tỷ lệ dự phòng rủi ro được trích lập

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh số 2 tỉnh trà vinh (Trang 58)

Tỷ lệ dự phòng rủi ro được trích lập của Ngân hàng giảm mạnh vào năm 2012, giảm còn 1,98 % (tương ứng giảm 18,13 % so với năm 2011). Đó là do Ngân hàng đã xử lý rủi ro các khoản nợ xấu phát sinh ở năm trước nên nợ xấu trong năm 2012 giảm mạnh. Từ đó chi phí trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu này cũng giảm theo nên tỷ lệ dự phòng rủi ro cần trích giảm tương ứng. Năm 2013, tỷ lệ này có xu hướng tăng nhẹ (tăng 2,23 % so với năm 2012) và 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này có dấu hiệu tăng đạt 2,51 %, tương ứng tăng 1,84 % so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do Ngân hàng tăng cường doanh số cho vay trong khi nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn nên phát sinh các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu tăng lên. Từ đó, các khoản trích lập dự phòng rủi ro cho các nợ này cũng tăng lên.

Điều này cũng cho ta thấy trong thời gian qua Ngân hàng luôn đảm bảo việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, đã góp phần phòng ngừa cũng như bù đắp được thiệt hại khi có những RRTD xảy ra cho Ngân hàng. Nhưng việc trích lập khoản dự phòng càng lớn sẽ làm tăng chi phí hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của Ngân hàng. Do vậy, trích lập dự phòng chưa phải là giải pháp tối ưu nhất trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Bảng 4.8: Tổng hợp các chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014:

Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT- Chi nhánh số 2, Trà Vinh, 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 6 tháng đầu năm

2011 2012 2013 2013 2014

1. Dự phòng rủi ro được trích lập Triệu đồng 33.218 3.259 7.900 1.220 5.000

2. Dư nợ bình quân Triệu đồng 165.209 164.970 187.479 181.965 199.106

3. Nợ xấu Triệu đồng 16.937 1.212 7.287 3.599 14.611

4.Tỷ lệ dự phòng rủi ro (1)/(2) % 20,11 1,98 4,21 0,67 2,51

4.3.3.2 Tỷ lệ khả năng bù đắp RRTD

Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro là chỉ tiêu cho ta biết khả năng bù đắp rủi ro của các khoản dự phòng được trích lập đối với các khoản nợ xấu của Ngân hàng phát sinh trong kỳ. Qua bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ này tăng mạnh vào năm 2012 và giảm vào năm 2013. Cụ thể, năm 2012 tỷ lệ khả năng bù đắp RRTD của Ngân hàng đạt 268,89 %, tăng 72,76 % so với năm 2011, cho thấy khả năng bù đắp rủi ro đối với các khoản nợ xấu của Ngân hàng là rất lớn. Nguyên nhân là do trong năm 2012 nợ xấu của Ngân hàng giảm mạnh đáng khích lệ, do đó chi phí trích lập dự phòng cũng giảm theo, và do tốc độ giảm của dư nợ xấu cao hơn tốc độ giảm của chi phí trích lập dự phòng nên tỷ lệ này tăng lên. Năm 2013, tỷ lệ này có sự giảm nhẹ so với năm 2012 nhưng vẫn đạt mức cao là 108,41%. Tỷ lệ này qua các năm đều đạt mức trên 100% cho thấy, Ngân hàng luôn quan tâm đến công tác trích lập dự phòng đầy đủ nên khả năng bù đắp các khoản nợ xấu là rất tốt. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ này đạt 34,22%, tương ứng tăng 0,33 % so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho ta thấy chi phí trích lập dự phòng cho khoản nợ xấu của Ngân hàng có sự tăng lên nhằm đảm bảo cho các khoản nợ xấu có dấu hiệu gia tăng vào 6 tháng đầu năm 2014.

Tóm lại, việc trích lập dự phòng là một công cụ hữu hiệu nhằm phòng ngừa, đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng khi có rủi ro phát sinh. Tuy nhiên, việc tăng chi phí trích lập dự phòng làm tăng chi phí hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy, vấn đề hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn ngay từ đầu mới là quan trọng hết, nhất là khâu thẩm định và phân tích khách hàng.

CHƯƠNG 5

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH SỐ 2, TRÀ VINH

5.1 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY RA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH SỐ 2, TRÀ VINH

Qua việc phân tích RRTD tại NHNo&PTNT - Chi nhánh số 2, Trà Vinh cùng với quá trình thực tập tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng, ta rút ra một số nguyên nhân gây RRTD tại Ngân hàng như sau:

- Tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao, giá vàng, ngoại tệ, xăng dầu ngày càng tăng, thị trường bất động sản đóng băng chưa có dấu hiệu phục hồi, giá cả thị trường của các mặt hàng không ổn định,.. Do đó đã làm cho tình hình SXKD của các doanh nghiệp, hộ sản xuất và đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Thu nhập không bù đắp được chi phí sản xuất, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ vay, dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu cho Ngân hàng.

- Do yếu tố chủ quan trong công tác thẩm định cũng như quá trình giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng nên nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, phương án sản xuất không có hiệu quả, gây ra nợ quá hạn, nợ xấu cho ngân hàng. Đồng thời, kinh nghiệm thẩm định các dự án, phương án kinh doanh của các CBTD đối với các ngành nghề khác nhau còn hạn chế nên khó lường trước những biến động cũng như chu kỳ sản xuất của từng ngành nghề. Do đó, ngoài kiến thức nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, CBTD cần am hiểu về từng ngành nghề, am hiểu địa bàn và khách hàng để có cái nhìn tổng quan trước khi quyết định cho vay cũng như có những biện pháp hữu hiệu nhằm hỗ trợ kịp thời, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

- Khách hàng chưa trung thực trong việc cung cấp thông tin cho Ngân hàng, chưa kể khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Một số khách hàng vay xong thì đi làm ở xa nên việc đôn đốc thu lãi và gốc là hết sức khó khăn.

- Đa số khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp các khoản vay nhỏ lẻ, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc quản lý và tốn nhiều chi phí khi cho vay nên việc sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Các yếu tố như lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, thị trường nông sản luôn biến động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó ảnh hưởng đến nguồn thu nhập chính để trả nợ cho Ngân hàng.

- Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân còn mang yếu tố gia đình, nên trình độ kiến thức cũng như khả

năng quản lý, điều hành còn hạn chế. Do đó, khó có thể ứng phó kịp thời cũng như vượt qua được khó khăn trước diễn biến kinh tế có nhiều bất lợi cho doanh nghiệp.

- Trường hợp cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Người đến vay chủ yếu là cán bộ công chức với mức lương còn thấp so với mức sống hiện tại. Và do đó khi gặp phải các biến cố trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật thì khó có khả năng trả được nợ cho Ngân hàng và RRTD là điều khó tránh khỏi.

- Người đại diện vay vốn gặp phải bệnh tật hay chết đi là yếu tố hy hữu nhưng khi xảy ra có thể nói gây rủi ro rất lớn cho Ngân hàng, nếu trên hợp đồng không có ủy quyền cho người khác về quyền và nghĩa vụ đối với khoản vay tại Ngân hàng.

- Xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn, xử lý tài sản thế chấp liên quan đến nhiều thủ tục pháp lý phức tạp, chưa kể tài sản có dễ phát mại hay không gây mất nhiều thời gian cho Ngân hàng. Ngoài ra, đối với các loại tài sản như sà lan, ô tô,.. dễ hao mòn, khó bảo quản, chưa kể yếu tố lỗi thời nên khó phát mãi.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Từ việc phân tích RRTD tại NHN0 & PTNN - Chi nhánh số 2, Trà Vinh,

ta thấy RRTD xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân khách quan thì không thể tránh được, nhưng đối với những nguyên nhân chủ quan thì Ngân hàng có thể có những giải pháp để phòng ngừa và hạn chế nó. Sau đây, ta sẽ rút ra một số biện pháp nhằm hạn chế RRTD tại Ngân hàng sau:

5.2.1 Nâng cao chất lượng phân tích, thẩm định tín dụng

Rủi ro tín dụng xuất phát từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác, do đó dẫn đến những quyết định sai lầm. Vì vậy, công tác thẩm định đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất.

Để đạt được công tác thẩm định tốt, CBTD là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên cần khai thác thông tin một cách chính xác nhất. Để có được nguồn thông tin chính xác và kịp thời nên phân công CBTD thành các nhóm khác nhau phụ trách cho vay đối với khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau nhằm tạo điều kiện để CBTD có kiến thưc sâu hơn về ngành nghề mà mình đang cho vay, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định. Ngoài ra, CBTD cần phân tích kỹ khách hàng về nhiều mặt như: năng lực pháp lý của doanh nghiệp, năng lực tài chính, khả năng của phương án trả nợ cho Ngân

hàng, uy tín của khách hàng trong những lần giao dịch trước, những khó khăn tồn tại hay tình trạng phát triển của doanh nghiệp,..

Bố trí hợp lý cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và kinh nghiệm trong công tác thẩm định. Thường xuyên tổ chức các khóa học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin cũng như cách thức thẩm định. Rõ ràng chất lượng thẩm định được nâng lên cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ tăng lên đáng kể. Nâng cao năng lực thẩm định còn giúp ngân hàng có thể chủ động trong việc tham gia tư vấn, thực hiện tốt khâu thẩm định sẽ giúp ngân hàng tránh được sai lầm cơ bản là: đồng ý cho vay đối với khách hàng không tốt và từ chối cho vay đối với khách hàng tốt.

5.2.2 Nâng cao hiệu quả của công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động tín dụng phục vụ hoạt động tín dụng

Sự không cân xứng về thông tin giữa Ngân hàng và khách hàng cũng là nguyên nhân dẫn đến RRTD cho Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần nâng cao hiệu quả công tác thu thập thông tin để phục vụ cho công tác xếp hạng tín nhiệm nội bộ, thẩm định và phân tích năng lực trả nợ của khách hàng. Để thực hiện tốt công tác thu thập thông tin, CBTD cần tăng cường khai thác từ nhiều nguồn như:

+ Từ hồ sơ vay vốn của khách hàng, từ phỏng vấn khách hàng, chủ doanh nghiệp, những người có quan hệ kinh doanh,..

+ Cần có chuyến đi thực tế cũng như tiếp cận thông tin từ báo chí, Intrenet,..

+ Khai thác triệt để thông tin từ CIC cung cấp.

5.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng

Để tăng cường quản lý RRTD, Ngân hàng cần phải thường xuyên xem xét các khoản vay, kiểm tra lại điều kiện cho vay, đánh giá tình trạng kinh doanh của khách hàng, khả năng tài chính, sự thay đổi hạn mức tín dụng của khách hàng nhằm kiểm soát rủi ro.

Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp trên phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân với cơ cấu chi phí trong tổng nhu cầu vay vốn của khách hàng nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ.

- Đối với công tác kiểm tra nội bộ: Cần có sự phân công trách nhiệm của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ trong Ngân hàng đối với các CBTD.

- Đối với công tác giám sát việc sử dụng vốn vay: Ngân hàng cần tổ chức theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng sau khi giải ngân. Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, có thể kiến nghị thu hồi trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Ngoài ra cần quan tâm đến các dấu hiệu rủi ro như: khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trường kinh

doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của khách hàng,.. để có thể chủ động xử lý rủi ro có nguy cơ xảy ra.

5.2.4 Thực hiện bảo hiểm tín dụng gắn liền với hoạt động cho vay

Thực hiện bảo hiểm tín dụng là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro. Trước thực trạng thiên tai, như lụt bão, xâm nhập mặn, tình hình hỏa hoạn, cháy nổ,..và dịch bệnh bùng phát trong những năm gần đây như dịch cúm gia cầm, lở mồm lông móng, heo tai xanh,.. gây thiệt hại không ít đến hoạt động SXKD nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu nhập chính để trả nợ cho Ngân hàng. Do đó, việc mua bảo hiểm sẽ giúp cho các khách hàng giảm bớt thiệt hại, chuyển rủi ro cho công ty bảo hiểm.

Hiện nay, hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT - Chi nhánh số 2, Trà Vinh nói riêng đang cung cấp dịch vụ bảo hiểm ABIC với nhiều hình thức đa dạng như: bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản - kỹ thuật, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu thuyền, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm nhưng dường như vẫn chưa đi sâu vào thực tế. Nguyên nhân một phần là do người vay có tâm lý “mua dễ, nhận khó” đối với ngành bảo hiểm nói chung, khách hàng lo ngại liên quan đến thủ tục phức tạp nên nhận thức việc mua bảo hiểm đối với mọi người dân còn hạn chế. Ngoài ra, việc mua bảo hiểm thường chỉ áp dụng đối với các khoản vay lớn, trong khi Ngân hàng chủ yếu cho vay đối với những món vay nhỏ lẻ, nên khó yêu cầu khách hàng trong việc mua bảo hiểm khi vay vốn tại Ngân hàng. Đồng thời, việc áp dụng bảo hiểm chưa phải là quy định bắt buộc đối với khách hàng lẫn Ngân hàng nên việc thực hiện bảo hiểm trong hoạt động cho vay cũng ít được quan tâm. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần có chiến lược đưa dịch vụ bảo hiểm tín dụng trở thành hoạt động chính gắn liền với hoạt động cho vay của mình.

5.2.5 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro có hiệu quả

Ngân hàng phải xác định trích lập dự phòng rủi ro như thế nào là hợp lý bởi vì nếu trích lập quỹ dự phòng quá mức sẽ gây lãng phí không cần thiết, nhưng nếu lập quỹ dự phòng quá thấp sẽ không đủ bù đắp khi rủi ro xảy ra. Ngân hàng nên chú trọng từ việc chuyển nhóm nợ, đến việc trích lập dự phòng theo quy định của NHNN. Linh hoạt và chính xác trong vấn đề trích lập dự phòng một cách hợp lý. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng, có nguy cơ gây rủi ro, chuyển nhóm nợ và thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp khi tổn thất xảy ra.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

NHNo&PTNT - Chi nhánh số 2, Trà Vinh đang thực hiện đúng đắn chính sách tăng trưởng tín dụng thận trọng của mình, nhất là trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng chưa có dấu hiệu phục hồi. Điều này

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh số 2 tỉnh trà vinh (Trang 58)