Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh số 2, Trà Vinh gia
4.3.3.2 Công nghiệp, xây dựng
Nợ xấu ở ngành Cơng nghiệp, xây dựng có sự giảm mạnh vào năm 2012 và tăng lên đáng kể vào năm 2013. Nguyên nhân là do năm 2012, Ngân hàng đã nỗ lực xử lý nợ xấu phát sinh năm 2011 nhằm giảm thiểu gánh nặng nợ xấu cho Ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cũng như tăng hiệu quả HĐKD cho Ngân hàng. Và do các khoản nợ xấu này chủ yếu là những món vay trung hạn, tập trung nhiều ở các ngành công nghiệp, xây dựng nên do đó nợ xấu đối với ngành này trong năm có dấu hiệu giảm. Đến năm 2013 thì dư nợ xấu ở ngành này lại tăng lên, chủ yếu là ngành xây dựng. Nguyên nhân một phần cũng do khó khăn chung của ngành xây dựng, yếu tố thời tiết không ổn định, giông bão thường xuyên xảy ra nên ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng cơng trình. Ngồi ra giá cả vật tư leo thang cùng với áp lực hạ thấp chi phí để trúng thầu nhằm cạnh tranh với các nhà thầu khác cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngành cũng như ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Thực trạng nợ xấu trong ngành này tăng cũng do yếu tố khách quan, cụ thể dư nợ xấu này tập trung ở một doanh nghiệp tư nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do
năng lực quản lý của doanh nghiệp tư nhân còn mang yếu tố gia đình, nên trình độ kiến thức cũng như khả năng quản lý, điều hành cịn hạn chế. Do đó, khó có thể ứng phó kịp thời cũng như vượt qua được khó khăn trước diễn biến kinh tế có nhiều bất lợi cho doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, làm phát sinh nợ xấu cho Ngân hàng. Xét riêng nợ xấu ngành công nghiệp, xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2014 có dấu hiệu tăng đáng kể (tăng 170%) so với cùng kỳ năm 2013. Nợ xấu này chủ yếu là do nợ xấu ở cuối năm 2013 đang trong thời gian chờ xử lý rủi ro, khởi kiện ra tòa án nhằm phát mãi tài sản, thu hồi nợ cho Ngân hàng.