ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh số 2 tỉnh trà vinh (Trang 51)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠ

Tóm lại, nợ xấu phát sinh một phần là do kinh nghiệm quản lý, điều hành của chủ doanh nghiệp cịn hạn chế nên chưa thích ứng kịp thời trước sự biến động của nền kinh tế; trình độ kỹ thuật canh tác của hộ nơng nghiệp vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phần khác là do may rủi của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ,.. Do đó, cán bộ tín dụng của ngân hàng khó đánh giá được chính xác khả năng thu hồi nợ từ các khách hàng này. Vì thế, Ngân hàng cần tăng cường dự báo về kinh tế, tăng cường kiến thức nhất định cho CBTD về những ngành nghề khác để có những chính sách tín dụng cụ thể trong từng thời kỳ, có những đánh giá khách quan trong khâu thẩm định cũng như có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho khách hàng, nhằm hạn chế thấp nhất nợ xấu có thể phát sinh cho Ngân hàng.

4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG

4.3.1 Đánh giá hoạt động tín dụng

Trên cơ sở đi vay để cho vay, hoạt động tín dụng là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng. Do đó, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng là một cơng việc hết sức quan trọng và cần thiết cho Ngân hàng. Từ kết quả đánh giá đó để đề ra các biện pháp khắc phục và đưa ra phương hướng hoạt động có hiệu quả hơn. Trong quá trình hoạt động, NHNo&PTNT - Chi nhánh 02, Trà Vinh luôn không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, mở rộng quy mơ tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng cũng khơng ngừng nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao vị thế với các NHTM khác trên địa bàn. Sau đây, thông qua các chỉ tiêu tài chính ta có thể đánh giá khái qt về qui mơ, cũng như chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4.6: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Nguồn: Phịng Tín dụng NHNo&PTNT- Chi nhánh số 2, Trà Vinh, 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 6 tháng đầu năm

2011 2012 2013 2013 2014

1. Vốn huy động Triệu đồng 66.781 72.762 75.110 61.317 78.348

2. Doanh số cho vay Triệu đồng 249.633 163.889 241.737 118.753 113.392

3. Thu nợ Triệu đồng 240.426 145.789 214.820 102.864 117.055

4. Dư nợ Triệu đồng 155.920 174.020 200.937 189.909 197.274

5. Dư nợ bình quân Triệu đồng 165.209 164.970 187.479 181.965 199.106

6. DN/VHĐ (4)/(1) Lần 2,33 2,39 2,68 3,10 2,51

7. Hệ số thu nợ (3)/(2) Lần 0,96 0,89 0,89 0,87 1,03

4.3.1.1 Dư nợ trên nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng so với nguồn vốn Ngân hàng huy động được. Qua bảng số liệu trên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng là khá tốt, thể hiện qua nguồn vốn huy động được sử dụng liên tục và không bị ứ đọng trong hoạt động cho vay. Mặc dù vốn huy động của Ngân hàng có sự tăng lên qua các năm 2011 – 2013 nhưng mức tăng vẫn còn thấp so với mức tăng của dư nợ và do đó tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tỷ lệ này đạt 2,33 lần nói lên cứ bình qn 2,33 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào cho vay. Năm 2012, tỷ lệ này tăng lên đạt 2,39 lần, tăng 0,09 lần so với năm 2011. Đến 2013 thì tỷ lệ này tiếp tục tăng đạt 2,68 lần, tăng 0,29 lần so với năm 2012. Điều này cho ta thấy tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ của ngân hàng còn thấp so với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ này là 2,51 lần, giảm 0,59 lần so cùng kỳ năm 2013. Điều này cho ta thấy, tình hình nguồn vốn huy động có sự cải thiện, thể hiện ở chỗ tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào tổng dư nợ cho vay tăng lên. Tuy nhiên, hệ số này có giảm nhưng vẫn cịn ở mức khá cao. Do vậy, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác huy động vốn tránh sự lệ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển, nhằm tạo sự tự chủ về mặt tài chính nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời góp phần giảm thiểu chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho mình.

4.3.1.2 Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng thơng qua việc thu nợ của Ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó so với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn, hệ số này càng cao thì cơng tác thu nợ được đánh giá là khá tốt, chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng cao.

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm 2011 - 2013 là khá cao, tuy nhiên cũng có sự biến động không đều, cụ thể: Năm 2012 và 2013, hệ số thu nợ của ngân hàng tương đương nhau là 0,89 lần, giảm nhẹ (giảm 0,07) lần so với năm 2011. Nguyên nhân là do doanh số cho vay lớn hơn doanh số thu nợ nên hệ số thu nợ của Ngân hàng có phần sụt giảm. Nguyên nhân một phần là do có những khoản cho vay trong năm chưa đến hạn thu hồi. Phần khác là do phát sinh những khoản nợ khó địi do khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ, chủ

động thông báo và nhắc nhở khách hàng trả nợ gốc hoặc lại trước khi đến hạn, để khách hàng kịp thời chuẩn bị cũng như sắp xếp thời gian đến trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Đối với những khoản vay mà khách hàng gặp khó khăn nhất thời thì Ngân hàng có thể có thể cơ cấu lại thời hạn trả nợ, vừa giúp khách hàng vượt qua khó khăn, vừa giảm được tình trạng nợ quá hạn cho Ngân hàng. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, hệ số thu nợ của Ngân hàng là khá cao đạt 1,03 lần, tăng 0,16 lần so với cùng kỳ năm 2013. Do doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay trong kỳ, cho ta thấy Ngân hàng không chỉ thu hồi được khoản nợ cho vay trong kỳ mà còn thu thêm được các khoản nợ khó địi hoặc khoản nợ ở năm trước nay đến hạn thu hồi. Điều này cho ta thấy công tác thu nợ của Ngân hàng được nâng lên từng bước, nguồn vốn cho vay của Ngân hàng đảm bảo thu hồi đầy đủ và đúng hạn, hoạt động của ngân hàng có cơ sở vững chắc để tồn tại và phát triển.

4.3.1.3 Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng, phản ánh số vốn của Ngân hàng được đầu tư nhanh hay chậm. Chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi vốn càng nhanh, đồng vốn Ngân hàng cho vay được sử dụng đúng mục đích và ngày càng có hiệu quả. Nhìn chung vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng khá cao vào năm 2011 và 2013, có sự giảm nhẹ vào năm 2012. Cụ thể năm 2012, vịng quay vốn tín dụng là 0,88 vòng, giảm 0,58 vòng so với năm 2011, nguyên nhân là do doanh số cho vay trong năm giảm nên doanh số thu nợ có phần giảm so với năm 2011. Tuy nhiên, doanh số thu nợ vẫn cịn thấp so với doanh số cho vay. Đây có thể là do có những khoản nợ chưa đến hạn thanh tốn hoặc phát sinh những khoản nợ khó địi nên công tác thu hồi nợ trong năm cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng cùng với sự nỗ lực của CBTD trong việc đôn đốc thu hồi nợ, cơ cấu lại thời hạn giúp khách hàng vượt qua khó khăn, nên doanh số thu nợ trong năm dù giảm nhưng vẫn đảm bảo an tồn. Năm 2013, vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng là 1,15 vòng, tăng 0,27 vòng so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, hệ số này đạt 0,59 vòng, tăng 0,02 vòng so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng là khá tốt nên nguồn vốn của Ngân hàng luôn luân chuyển kịp thời.

4.3.2 Đánh giá RRTD

Qua đánh giá hoạt động tín dụng ở trên, ta thấy Ngân hàng đang thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng thận trọng của mình nhằm hạn chế rủi ro. Và để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thì ta sẽ đi phân tích các chỉ tiêu đánh giá RRTD qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4.7: Tổng hợp chỉ tiêu đánh giá RRTD tại Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Nguồn: Phịng Tín dụng NHNo&PTNT- Chi nhánh số 2, Trà Vinh, 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 6 tháng đầu năm

2011 2012 2013 2013 2014

1. Tổng dư nợ Triệu đồng 155.920 174.020 200.937 189.909 197.274

2. Dư nợ bình quân Triệu đồng 165.209 164.970 187.479 181.965 199.106

3. Nợ xấu Triệu đồng 16.937 1.212 7.287 3.599 14.611

4. Nợ nhóm 5 Triệu đồng 14.317 275 6.164 1.004 6.843

5. Khách hàng có dư nợ xấu Người 9 33 15 25 28

6. Tổng khách hàng vay Người 1.685 1.663 1.647 1.679 1.539

7. Tỷ lệ nợ xấu (3)/(1) % 10,86 0,70 3,63 1,90 7,41

8. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (4)/(2) % 8,67 0,17 3,29 0,55 3,44

9. Tỷ lệ khách hàng vay có dư nợ xấu

Trước tình hình nền kinh tế kinh tế khó khăn đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, khiến khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu dần, dẫn đến nợ xấu của Ngân hàng ngày càng tăng, cụ thể ta sẽ đánh giá được RRTD thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn như sau:

4.3.2.1 Tỷ lệ nợ xấu

Vấn đề mà bất kỳ Ngân hàng nào cũng gặp phải chính là tồn tại các khoản nợ xấu. Nhưng quan trọng hết chính là tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng ở mức độ nào, có đảm bảo an tồn theo quy định của NHNN hay khơng nhằm đánh giá chính xác thực trạng RRTD của Ngân hàng. Trước thực trạng nợ xấu của các ngân hàng có dấu hiệu tăng như hiện nay, NHNNo&PTNT - Chi nhánh số 2, Trà Vinh không ngừng nâng cao quản lý, nâng cao chất lượng tín dụng góp phần giảm thiểu RRTD, đưa tỷ lệ nợ nợ xấu về mức cho phép theo quy định của NHNN. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng có dấu hiệu giảm mạnh vào năm 2012 và tăng lên vào năm 2013, cụ thể:

- Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu là 10,86 % > 5% : Được đánh giá là rủi ro rất cao, nguyên nhân là do các món vay trung hạn như đã phân tích ở phần trước. Do vậy, Ngân hàng đã nỗ lực xử lý nợ xấu và đạt kết quả khả quan vào năm 2012.

- Tỷ lệ nợ xấu ở năm 2012 có sự giảm mạnh, chỉ cịn 0,7 % (nhỏ hơn quy định của NHNN là 5%). Tỷ lệ nợ xấu trong năm ở mức rất an tồn, đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng năm 2012 là rất tốt. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã xử lý nợ xấu phát sinh năm 2011, kéo giảm nợ xấu đáng kể trong năm, góp phần đưa hoạt động tín dụng về vị trí an tồn.

- Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu là 3,63 < 5%: được đánh giá là ở mức bình thường. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trong năm đang ở mức có thể chấp nhận được nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và cần phải khắc phục, nhất là khi Thông tư 02/2013-NHNN bắt đầu thi hành ngày 1/6/2014 tới thì tỷ lệ nợ xấu an toàn phải ở mức là 3%, chứ không phải là 5% như trước đây nữa.

- Riêng 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ nợ xấu tăng lên đột biến, đạt mức 7,41 %, tăng 5,51 % so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho ta thấy Ngân hàng đang đối mặt với RRTD là rất lớn, thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu cao hơn mức cho phép của NHNH là 5%. Đây là điều mà Ngân hàng đang rất quan tâm, cũng như thực hiện các biện pháp xử lý nợ, góp phần giảm gánh nặng nợ xấu cũng như nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng.

4.3.2.2 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tương tự như tỷ lệ nợ xấu, là chỉ tiêu nhằm đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu này cho ta biết tỷ trọng của nợ nhóm 5 - Nhóm nợ có rủi ro cao nhất trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Tỷ lệ này có dấu hiệu giảm mạnh vào năm 2012 và tăng lên vào năm 2013, cụ thể:

+ Năm 2011, cứ 100 đồng dư nợ thì có 8,67 đồng có nguy cơ mất vốn. Điều này cho ta thấy nợ nhóm 5 trong tổng dư nợ của Ngân hàng là khá cao, đây là dấu hiệu khơng tốt. Ngân hàng cần phải có biện pháp xử lý nợ triệt để nhằm giảm dư nợ ở nhóm này xuống mức thấp nhất, vừa đảm bảo an tồn, vừa góp phần giảm thiểu chi phí trích lập dự phịng rủi ro cho Ngân hàng.

+ Năm 2012, thì cứ 100 đồng dư nợ thì có 0,17 đồng có khả năng mất vốn. Điều này cho thấy năm 2012 đã xử lý tốt nợ xấu tồn đọng năm trước. Đồng thời, cơng tác kiểm sốt các khoản vay của Ngân hàng trong năm là khá tốt nên tình trạng nợ xấu trong năm đã giảm đáng kể.

+ Năm 2013 cứ 100 đồng cho vay thì có 3,29 đồng có khả năng mất vốn. Điều này cho ta thấy nợ nhóm 5 có dấu hiệu tăng lên trong năm. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tăng lên đạt 3,44 % tương ứng tăng 2,89 % so với cùng kỳ năm 2013. Đó là do nợ xấu nói chung và dư nợ nhóm 5 nói riêng tăng lên đáng kể so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù nợ xấu phát sinh là điều khó tránh khỏi của bất cứ Ngân hàng nào, nhưng Ngân hàng vẫn phải nhìn vào thực tế tình trạng nợ xấu ngày càng gia tăng của mình, để từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế, xử lý các khoản nợ xấu đang tồn đọng và có nguy cơ phát sinh trong tương lai.

4.3.2.3 Tỷ lệ khách hàng có dư nợ xấu trên tổng khách hàng vay

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ khách hàng có dư nợ xấu trên tổng khách hàng vay vốn tại Ngân hàng biến động không đều qua 3 năm 2011 - 2013. Cụ thể, tỷ lệ này tăng lên vào năm 2012 và giảm vào năm 2013. Năm 2012, tỷ lệ này đạt 1,98%, tăng 1,45 % so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011 khách hàng vay chiếm dư nợ xấu chủ yếu là các doanh nghiệp lớn với các món trung hạn nên số lượng khách hàng có dư nợ xấu ít hơn so với năm 2012. Trong khi năm 2012, số lượng khách hàng có dư nợ xấu tăng lên, mặc dù dư nợ xấu trong năm có sự giảm mạnh so với năm 2011 nên tỷ lệ này tăng lên. Sang năm 2013, tỷ lệ này đạt 0,91%, giảm 1,07 % so với năm 2012. Đó là sự giảm của cả tổng khách hàng vay lẫn khách hàng vay có dư nợ xấu, và do tốc độ giảm của khách hàng có dư nợ xấu nhanh hơn nên tỷ lệ này giảm.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh số 2 tỉnh trà vinh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)