Phân tích tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh số 2 tỉnh trà vinh (Trang 34 - 37)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phân tích tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn ln giữ vai trị quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với chức năng trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” nên Ngân hàng cần phải có nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, góp phần cung ứng nguồn vốn kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Với nhận thức vốn là yếu tố không thể thiếu được đối với sự phát triển của nền kinh tế, là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên ngồi việc phát huy tốt công tác huy động vốn, Ngân hàng còn sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên để tăng cường nguồn vốn kinh doanh của mình.

Do nằm trong trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nên việc điều tiết cân đối giữa vốn huy động và cho vay luôn được thuận tiện hơn, nếu Ngân hàng chi nhánh huy động vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ được chuyển về Ngân hàng cấp trên theo quy định, ngược lại nếu Ngân hàng chi nhánh huy động vốn khơng đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ cho chi nhánh. Do đó, nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Để thấy rõ hơn tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, ta sẽ phân tích từng khoản mục nguồn vốn qua bảng số liệu sau đây:

Qua bảng số liệu trên, ta thấy nguồn vốn cũng có sự biến động qua 3 năm, có sự sụt giảm vào năm 2012 và tăng lên vào năm 2013. Năm 2012, nguồn vốn của ngân hàng giảm 92.744 triệu đồng, tương ứng giảm 34,72% so với năm 2011. Nguyên nhân là do Ngân hàng có sự thắt chặt tín dụng hơn trước thực trạng nợ xấu tăng mạnh trong năm 2011, có sự cẩn trọng trong xét duyệt cho vay, chỉ giải ngân đối với các phương án vay thật sự khả thi và đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng, nhằm tránh tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu cho Ngân hàng.

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT - Chi nhánh 02, Trà Vinh giai đoạn 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Đvt: triệu đồng

Nguồn: Bảng cân đối cấp III của NHNo&PTNT - Chi nhánh số 2, Trà Vinh, 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Chỉ tiêu

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2013 2014

2012/ 2011 2013/2012 6 tháng đầu năm 2013/2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 66.781 72.762 75.110 61.317 78.348 5.981 8,96 2.348 3,23 17.031 27,78

Vốn điều chuyển 200.304 101.579 150.685 128.795 129.315 -98.725 -49,29 49.106 48,34 502 0,40

Đến năm 2013, nguồn vốn cần cho sự hoạt động của Ngân hàng có sự tăng lên đáng kể, tăng 29,51% so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, nguồn vốn hoạt động tăng nhẹ (tăng 9,23 % so với cùng kỳ năm 2013). Nguyên nhân là do nhu cầu về nguồn vốn của khách hàng ngày càng tăng lên để mở rộng SXKD và hơn hết là chính sách cho vay ưu đãi của Ngân hàng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn và cho vay hỗ trợ các ngành nghề theo sự chỉ đạo của Chính phủ, nên ngày càng có nhiều khách hàng có cơ hội được tiếp cận được vốn vay với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng. Sau đây, ta sẽ phân tích chi tiết từng khoản mục nguồn vốn cụ thể dưới đây:

4.1.1 Vốn huy động

Qua bảng số liệu trên, ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng có dấu hiệu tăng nhẹ qua 3 năm 2011- 2013. Cụ thể năm 2012, vốn huy động tăng 8,96 % so với năm 2011 và năm 2013 tăng 3,23% so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, vốn huy động tăng lên đáng kể (tăng 27,78%) so với cùng kỳ năm 2013. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng ngày càng tăng là dấu hiệu đáng mừng. Điều này phần nào cho thấy Ngân hàng ln quan tâm và có định hướng đúng đắn trong cơng tác huy động vốn, vừa duy trì khách hàng cũ vừa mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động, vì đây là nguồn vốn tạo ra sự chủ động trong đầu tư kinh doanh của Ngân hàng Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của Ngân hàng chiếm tỷ trọng cịn thấp (ln dưới mức 50%) trong cơ cấu nguồn vốn. Do đó, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư nhằm tự chủ được nguồn vốn hoạt động cũng như góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, bởi lẽ chi phí sử dụng vốn huy động sẽ thấp hơn nhiều so với chi phí sử dụng vốn điều chuyển.

4.1.2 Vốn điều chuyển

Vốn điều chuyển giảm mạnh vào năm 2012 (giảm 49,29% so với năm 2011) và tăng lên vào năm 2013 (tăng 48,34% so với năm 2012). Sở dĩ vốn điều chuyển giảm vào năm 2012 là do Ngân hàng ngày càng thận trọng trong công tác cho vay, đảm bảo tăng trưởng tín dụng một cách an tồn và hiệu quả, nhằm tránh tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu cho Ngân hàng. Do đó, doanh số cho vay trong năm có phần giảm, từ đó nhu cầu nguồn vốn nói chung, vốn điều chuyển nói riêng trong năm cũng giảm theo. Mặc khác, nguồn vốn huy động trong năm cũng tăng lên đáng kể nên nhu cầu từ nguồn vốn điều chuyển cũng giảm xuống. Đây là dấu hiệu tốt, chứng minh uy tín của Ngân hàng càng tăng nên càng có nhiều khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng. Với phong cách

lịng khách hàng, giúp cơng tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng tốt hơn. Năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, vốn điều chuyển của Ngân hàng cũng có dấu hiệu tăng lên (năm 2013 tăng 48,34 % so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 tăng nhẹ 0,4 % so với cùng kỳ năm 2013). Nguyên nhân là do Ngân hàng thực hiện nhiều chính sách lãi suất ưu đãi nhằm giúp khách hàng khôi phục sản xuất, hỗ trợ phát triển các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên nên càng có nhiều khách hàng tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng. Do đó, nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng lên dẫn đến nguồn vốn nhằm đáp ứng cho hoạt động tín dụng cũng tăng lên. Và mặc dù nguồn vốn huy động trong năm có dấu hiệu tăng lên nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động, vì thế vốn điều chuyển cần cho hoạt động của Ngân hàng tăng lên.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh số 2 tỉnh trà vinh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)