Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh số 2, Trà Vinh gia
4.3.2.2 Nợ xấu trung hạn
Nợ xấu trung hạn có xu hướng giảm dần qua 3 năm 2011 - 2013. Cụ thể năm 2012, dư nợ xấu trung hạn giảm 91,37% so với năm 2011, năm 2013 dư nợ trung hạn giảm 60,79% so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu trung hạn có sự giảm mạnh (giảm 65,63%) so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chính là do chính sách tín dụng của Ngân hàng, tập trung vào những món ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro kỳ hạn, nên doanh số cho vay trung hạn giảm dần, từ đó nợ xấu trung hạn cũng giảm theo.
Ngồi ra đạt được thành tích này là do Ngân hàng đã tích cực trong cơng tác thu nợ cộng với sự thay đổi lại cơ cấu theo thời hạn cho vay theo hướng giảm dần các món trung hạn và ưu tiên cho vay đối với món ngắn hạn, nên nợ xấu trung hạn có xu hướng giảm. Đồng thời, các khoản vay trung hạn thường là các món có dư nợ lớn, nên cơng tác thẩm định, kiểm tra, giám sát luôn được thực hiện tốt nên có dấu hiệu giảm, đây là tín hiệu tốt Ngân hàng nên duy trì và phát huy.
Tuy nhiên, qua việc phân tích ta thấy sự thay đổi trong cơ cấu cho vay theo thời hạn vẫn chưa đạt hiệu quả. Bởi lẽ tăng cường cho vay theo ngắn hạn cũng tiềm ẩn rủi ro, do các món ngắn hạn chủ yếu là những món vay nhỏ lẻ, khó kiểm sốt cũng như trong công tác thu hồi. Do vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần quản lý chặt chẽ hơn từng món vay, góp phần giảm nợ quá hạn, nợ xấu cho Ngân hàng.
4.3.3 Tình hình nợ xấu của Ngân hàng theo ngành nghề kinh tế giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Nhìn chung, nợ xấu có dấu hiệu tăng ở tất cả các ngành, trong đó nợ xấu ở ngành Thương nghiệp, dịch vụ và ngành Công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu theo ngành kinh tế. Do đây không phải là ngành cho vay chủ chốt của Ngân hàng nên kinh nghiệm thẩm định các khoản cho vay đối với các ngành nghề kinh tế này chưa cao, dẫn đến tình trạng nợ xấu tập trung nhiều vào những ngành này. Và do đây là những ngành luôn chiếm mức dư nợ cao trong tổng dư nợ và một khi gặp rủi ro thì dư nợ xấu tăng cao là điều dễ hiểu. Ngoài ra, dư nợ xấu cũng tồn tại ở các ngành nông nghiệp và tiêu dùng. Cụ thể ta phân tích sự biến động và nguyên nhân phát sinh nợ xấu của từng ngành nghề kinh tế sau:
Bảng 4.5: Tình hình nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của NHNo&PTNT - Chi nhánh số 2, Trà Vinh giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
Đvt: triệu đồng
Nguồn: Phịng Tín dụng NHNo&PTNT- Chi nhánh số 2, Trà Vinh, 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2013 2014 2012/ 2011 2013/2012 6 tháng đầu năm 2013/2014
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 46 100 144 151 370 54 117,39 44 44,00 219 145,03
Công nghiệp, xây dựng 4.557 18 5.400 2.000 5.400 -4.539 -99,61 5.382 29.489,00 3.400 170,00
Thương nghiệp, dịch vụ 12.040 1.087 1.608 1.308 8.611 -10.953 -90,97 521 47,93 7.303 588,33
Tiêu dùng 294 7 135 140 230 -287 -97,62 128 1828,57 90 64,29
4.3.3.1 Nông nghiệp
Nợ xấu ngành nông nghiệp dù chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nợ xấu theo ngành kinh tế nhưng lại có dấu hiệu tăng đều qua 3 năm. Năm 2012 dư xấu ngành nông nghiệp tăng 117,39% so với năm 2011, năm 2013 dư nợ xấu tăng 44% so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm, dư nợ xấu ngành nông nghiệp tăng 145,03% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho ta thấy sự rủi ro trong cho vay đối với ngành nông nghiệp - vốn là lĩnh vực truyền thống của Ngân hàng. Lý giải cho sự gia tăng lên của nợ xấu thuộc ngành này là do hiện tượng mất mùa - được giá, được mùa - mất giá cứ tái diễn, do vậy khó mà dự đốn chính xác hiệu quả sử dụng vốn vay của nơng dân. Ngồi ra sản xuất nơng nghiệp cịn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của vật nuôi và cây trồng. Khách hàng đến vay chủ yếu nhằm phát triển chuồng trại chăn ni như bị, heo, gà, vịt,..Vì phương án chăn ni chỉ mang tính tự phát trong hộ gia đình nên kỹ thuật chăm sóc thú y cịn lạc hậu, trong khi dịch bệnh thì lại thường xảy ra như: cúm gia cầm, lỡ mồm long móng ở bị, heo tai xanh,..sẽ gây thiệt hại nặng nề cho hộ sản xuất. Chưa kể, thị trường đầu ra khơng ổn định, thực phẩm nhập khẩu từ nước ngồi ồ ạt vào trong nước với giá cả rất cạnh tranh ảnh hưởng đến đầu ra cho hộ sản xuất nơng nghiệp. Từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu nhập chính của nơng dân để trả nợ, làm phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn cho Ngân hàng.
4.3.3.2 Công nghiệp, xây dựng
Nợ xấu ở ngành Cơng nghiệp, xây dựng có sự giảm mạnh vào năm 2012 và tăng lên đáng kể vào năm 2013. Nguyên nhân là do năm 2012, Ngân hàng đã nỗ lực xử lý nợ xấu phát sinh năm 2011 nhằm giảm thiểu gánh nặng nợ xấu cho Ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cũng như tăng hiệu quả HĐKD cho Ngân hàng. Và do các khoản nợ xấu này chủ yếu là những món vay trung hạn, tập trung nhiều ở các ngành công nghiệp, xây dựng nên do đó nợ xấu đối với ngành này trong năm có dấu hiệu giảm. Đến năm 2013 thì dư nợ xấu ở ngành này lại tăng lên, chủ yếu là ngành xây dựng. Nguyên nhân một phần cũng do khó khăn chung của ngành xây dựng, yếu tố thời tiết không ổn định, giông bão thường xuyên xảy ra nên ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng cơng trình. Ngồi ra giá cả vật tư leo thang cùng với áp lực hạ thấp chi phí để trúng thầu nhằm cạnh tranh với các nhà thầu khác cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngành cũng như ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Thực trạng nợ xấu trong ngành này tăng cũng do yếu tố khách quan, cụ thể dư nợ xấu này tập trung ở một doanh nghiệp tư nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do
năng lực quản lý của doanh nghiệp tư nhân còn mang yếu tố gia đình, nên trình độ kiến thức cũng như khả năng quản lý, điều hành cịn hạn chế. Do đó, khó có thể ứng phó kịp thời cũng như vượt qua được khó khăn trước diễn biến kinh tế có nhiều bất lợi cho doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, làm phát sinh nợ xấu cho Ngân hàng. Xét riêng nợ xấu ngành công nghiệp, xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2014 có dấu hiệu tăng đáng kể (tăng 170%) so với cùng kỳ năm 2013. Nợ xấu này chủ yếu là do nợ xấu ở cuối năm 2013 đang trong thời gian chờ xử lý rủi ro, khởi kiện ra tòa án nhằm phát mãi tài sản, thu hồi nợ cho Ngân hàng.
4.3.3.3 Thương nghiệp, dịch vụ
Nhìn chung, ta thấy nợ xấu ngành thương nghiệp, dịch vụ có sự biến động tăng giảm qua các năm. Cụ thể, nợ xấu ngành này giảm mạnh vào năm 2012 (giảm 90,97%) so với năm 2011. Nguyên nhân như đã phân tích ở trên là do Ngân hàng tập trung xử lý nợ xấu ở tất cả các ngành, trong đó có ngành Thương nghiệp, dịch vụ nên nợ xấu ngành này trong năm cũng có dấu hiệu giảm rõ rệt. Tuy nhiên đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ nhóm này có dấu hiệu tăng lên trở lại, cụ thể năm 2013 nợ xấu ngành thương nghiệp, dịch vụ tăng 47,93% so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 tăng 588,33 % so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do ngành thương nghiệp, dịch vụ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động của nền kinh tế. Khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn thì nhu cầu chi tiêu mua sắm và dịch vụ cũng hạn chế, do người tiêu dùng ngày càng thắt chặt trong chi tiêu của mình. Trước tình hình đó, việc kinh doanh, mua bán của các hộ tiểu thương, hộ sản xuất nhỏ lẻ ngày càng ế ẩm, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập cũng như khả năng trả nợ cho Ngân hàng, dẫn đến phát sinh nợ xấu cho Ngân hàng.
4.3.3.4 Tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là cho vay nhằm mục đích tiêu dùng, mua sắm các mặt hàng thiết yếu, không tạo ra lợi nhuận nên rủi ro cho vay đối với ngành tiêu dùng là khá lớn. Do vậy, Ngân hàng chủ yếu cho vay đối với khách hàng đảm bảo năng lực tài chính lành mạnh và lãi suất yêu cầu đối với ngành này cũng cao hơn so với các ngành khác.
Nhìn chung ta thấy nợ xấu ngành tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế, và cũng có sự biến động khơng đều qua các năm. Cụ thể năm 2012, nợ xấu ngành tiêu dùng giảm 97,62% so với năm 2011. Nguyên nhân tương tự như đã giải thích ở ngành Thương nghiệp, dịch vụ, đó là do do ngân hàng tập trung xử lý nợ xấu ở tất cả các ngành, trong đó
đáng kể. Sang năm 2013 và cùng kỳ năm 2014, nợ xấu cho vay tiêu dùng có dấu hiệu tăng trở lại, cụ thể nợ xấu tiêu dùng năm 2012 tăng 1828,57% so với năm 2011 và nợ xấu ngành tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2014 tăng 64,29% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm của cho vay tiêu dùng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc khác, do khách hàng đến vay chủ yếu là cán bộ cơng nhân viên chức, là bộ phận có nguồn tài chính ổn định nhưng mức lương vẫn cịn thấp so với mức sống hiện nay. Do đó, một khi gặp phải những biến cố bất thường như ốm đau, bệnh tật thì khó có thể trang trải chi phí nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, từ đó phát sinh nợ xấu cho Ngân hàng.
Tóm lại, nợ xấu phát sinh một phần là do kinh nghiệm quản lý, điều hành của chủ doanh nghiệp còn hạn chế nên chưa thích ứng kịp thời trước sự biến động của nền kinh tế; trình độ kỹ thuật canh tác của hộ nơng nghiệp vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phần khác là do may rủi của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ,.. Do đó, cán bộ tín dụng của ngân hàng khó đánh giá được chính xác khả năng thu hồi nợ từ các khách hàng này. Vì thế, Ngân hàng cần tăng cường dự báo về kinh tế, tăng cường kiến thức nhất định cho CBTD về những ngành nghề khác để có những chính sách tín dụng cụ thể trong từng thời kỳ, có những đánh giá khách quan trong khâu thẩm định cũng như có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho khách hàng, nhằm hạn chế thấp nhất nợ xấu có thể phát sinh cho Ngân hàng.
4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG
4.3.1 Đánh giá hoạt động tín dụng
Trên cơ sở đi vay để cho vay, hoạt động tín dụng là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng. Do đó, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng là một cơng việc hết sức quan trọng và cần thiết cho Ngân hàng. Từ kết quả đánh giá đó để đề ra các biện pháp khắc phục và đưa ra phương hướng hoạt động có hiệu quả hơn. Trong quá trình hoạt động, NHNo&PTNT - Chi nhánh 02, Trà Vinh luôn không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, mở rộng quy mơ tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng cũng khơng ngừng nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao vị thế với các NHTM khác trên địa bàn. Sau đây, thơng qua các chỉ tiêu tài chính ta có thể đánh giá khái qt về qui mơ, cũng như chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 4.6: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
Nguồn: Phịng Tín dụng NHNo&PTNT- Chi nhánh số 2, Trà Vinh, 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 6 tháng đầu năm
2011 2012 2013 2013 2014
1. Vốn huy động Triệu đồng 66.781 72.762 75.110 61.317 78.348
2. Doanh số cho vay Triệu đồng 249.633 163.889 241.737 118.753 113.392
3. Thu nợ Triệu đồng 240.426 145.789 214.820 102.864 117.055
4. Dư nợ Triệu đồng 155.920 174.020 200.937 189.909 197.274
5. Dư nợ bình quân Triệu đồng 165.209 164.970 187.479 181.965 199.106
6. DN/VHĐ (4)/(1) Lần 2,33 2,39 2,68 3,10 2,51
7. Hệ số thu nợ (3)/(2) Lần 0,96 0,89 0,89 0,87 1,03
4.3.1.1 Dư nợ trên nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng so với nguồn vốn Ngân hàng huy động được. Qua bảng số liệu trên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng là khá tốt, thể hiện qua nguồn vốn huy động được sử dụng liên tục và không bị ứ đọng trong hoạt động cho vay. Mặc dù vốn huy động của Ngân hàng có sự tăng lên qua các năm 2011 – 2013 nhưng mức tăng vẫn còn thấp so với mức tăng của dư nợ và do đó tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tỷ lệ này đạt 2,33 lần nói lên cứ bình qn 2,33 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào cho vay. Năm 2012, tỷ lệ này tăng lên đạt 2,39 lần, tăng 0,09 lần so với năm 2011. Đến 2013 thì tỷ lệ này tiếp tục tăng đạt 2,68 lần, tăng 0,29 lần so với năm 2012. Điều này cho ta thấy tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ của ngân hàng còn thấp so với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ này là 2,51 lần, giảm 0,59 lần so cùng kỳ năm 2013. Điều này cho ta thấy, tình hình nguồn vốn huy động có sự cải thiện, thể hiện ở chỗ tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào tổng dư nợ cho vay tăng lên. Tuy nhiên, hệ số này có giảm nhưng vẫn cịn ở mức khá cao. Do vậy, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác huy động vốn tránh sự lệ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển, nhằm tạo sự tự chủ về mặt tài chính nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời góp phần giảm thiểu chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho mình.
4.3.1.2 Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng thơng qua việc thu nợ của Ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó so với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn, hệ số này càng cao thì cơng tác thu nợ được đánh giá là khá tốt, chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng cao.
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm 2011 - 2013 là khá cao, tuy nhiên cũng có sự biến động không đều, cụ thể: Năm 2012 và 2013, hệ số thu nợ của ngân hàng tương đương nhau là 0,89 lần, giảm nhẹ (giảm 0,07) lần so với năm 2011. Nguyên nhân là do doanh số cho vay lớn hơn doanh số thu nợ nên hệ số thu nợ của Ngân hàng có phần sụt giảm. Nguyên nhân một phần là do có những khoản cho vay trong năm chưa