Dư nợ trên nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh số 2 tỉnh trà vinh (Trang 53)

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng so với nguồn vốn Ngân hàng huy động được. Qua bảng số liệu trên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng là khá tốt, thể hiện qua nguồn vốn huy động được sử dụng liên tục và không bị ứ đọng trong hoạt động cho vay. Mặc dù vốn huy động của Ngân hàng có sự tăng lên qua các năm 2011 – 2013 nhưng mức tăng vẫn còn thấp so với mức tăng của dư nợ và do đó tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tỷ lệ này đạt 2,33 lần nói lên cứ bình quân 2,33 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào cho vay. Năm 2012, tỷ lệ này tăng lên đạt 2,39 lần, tăng 0,09 lần so với năm 2011. Đến 2013 thì tỷ lệ này tiếp tục tăng đạt 2,68 lần, tăng 0,29 lần so với năm 2012. Điều này cho ta thấy tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ của ngân hàng còn thấp so với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ này là 2,51 lần, giảm 0,59 lần so cùng kỳ năm 2013. Điều này cho ta thấy, tình hình nguồn vốn huy động có sự cải thiện, thể hiện ở chỗ tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào tổng dư nợ cho vay tăng lên. Tuy nhiên, hệ số này có giảm nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Do vậy, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác huy động vốn tránh sự lệ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển, nhằm tạo sự tự chủ về mặt tài chính nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời góp phần giảm thiểu chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho mình.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh số 2 tỉnh trà vinh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)