Hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN)

Một phần của tài liệu Vai trò của chính sách định biên trong hoạt động khoa học và công nghệ tại trường đại học.PDF (Trang 39 - 41)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3. Hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN)

1.3.1. Định nghĩa

Theo UNESCO, hoạt động KH&CN (scientific and technological activities) được định nghĩa là “các hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ với việc sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các tri thức khoa học và kỹ thuật (scientific and technical knowledge) trong mọi lĩnh vực của khoa học và công nghệ, là các khoa học tự nhiên và công nghệ, các khoa học y học và nông nghiệp, cũng như các khoa học xã hội và nhân văn” [11, 13].

Qua định nghĩa trên, có thể rút ra hai đặc trưng cơ bản về hoạt động KH&CN:

Thứ nhất, hoạt động KH&CN tập trung và gắn chặt với việc sản xuất, phân bố và sử dụng các kiến thức khoa học và kỹ thuật. Chính trong phạm vi hoạt động KH&CN đó mà các kiến thức khoa học và kỹ thuật được tạo ra, truyền bá, thu thập, sửa đổi, cải biến, làm cho phù hợp với nhu cầu và được sử dụng1.

Thứ hai, hoạt động KH&CN bao quát tới các lĩnh vực như khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học y học và nông nghiệp, khoa học xã hội và nhân văn.

Hoạt động KH&CN theo nghĩa này bao gồm:

- Hoạt động NCKH, bao gồm nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng) và triển khai.

- Hoạt động dịch vụ KH&CN - Hoạt động chuyển giao công nghệ

Theo hệ phân loại này của UNESSCO, những hoạt động sau đây không được kể vào hoạt động KH&CN: giáo dục phổ thông và công tác đào tạo không chính quy trong công nghiệp (học việc, vừa học vừa làm, v.v..); các hoạt động thường nhật của các nhà xuất bản, các cơ quan phát thanh và truyền hình; dịch vụ y tế; sản xuất công nghiệp và phân phối hàng hóa và dịch vụ (bao gồm cả sản xuất thử sau khi thử nghiệm thành công các vật mẫu - prototype)1. Họ cho rằng sản xuất các vật mẫu là thuộc chức năng của sản xuất. Tuy nhiên, đây là quan điểm của UNESSCO trình bày vào giữa những năm 1970 và đặt trong phạm vi “hoạt động KH&CN” ở châu Âu.

1.3.2. Phân loại

Trên thực tế, ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, hoạt động sản xuất các prototype trong các xưởng pilot vẫn được xếp trong phạm trù của triển khai. Như vậy hoạt động KH&CN ở Việt Nam bao gồm:

- Nghiên cứu (nghiên cứu cơ bảnnghiên cứu ứng dụng, trong đó nghiên cứu cơ bản chia thành nghiên cứu cơ bản thuần tuýnghiên cứu cơ bản định hướng; nghiên cứu cơ bản định hướng lại chia thành nghiên cứu nền tảngnghiên cứu chuyên đề) & triển khai (bao gồm 3 giai đoạn: tạo vật mẫu - prototype, tạo quy trình - làm pilot để tạo công nghệ và làm thí điểm loạt nhỏ - sản xuất thử loạt 0 hay làm “Sêri 0”)

- Đổi mới công nghệ (bao gồm chuyển giao công nghệ và phát triển công nghệ)

- Dịch vụ KH&CN: cung ứng dịch vụ cho mọi loại hình hoạt động KH&CN

khác, đồng thời cung ứng dịch vụ cho mọi hoạt động KT-XH theo nhu cầu và năng

lực. Dịch vụ KH&CN bao gồm: các loại hoạt động phục vụ cho nghiên cứu, triển khai, chuyển giao và phát triển công nghệ, như các dịch vụ tính toán, cung cấp thông tin tư liệu, môi giới, trợ giúp kỹ thuật (lắp đặt, cân chỉnh máy móc thiết bị; duy tu, bảo dưỡng kỹ thuật phần cứng và phần mềm; kiểm định đo lường, thử nghiệm, hiệu chuẩn; phân tích, kiểm định mẫu nguyên liệu, sản phẩm, v.v…) và thực hiện các dịch vụ nghiên cứu, tư vấn, kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh, tổ chức, quản lý và phục vụ các hoạt động KT-XH khác.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính sách định biên trong hoạt động khoa học và công nghệ tại trường đại học.PDF (Trang 39 - 41)