Cán bộ giảng dạy

Một phần của tài liệu Vai trò của chính sách định biên trong hoạt động khoa học và công nghệ tại trường đại học.PDF (Trang 41 - 57)

9. Kết cấu của Luận văn

1.5. Cán bộ giảng dạy

Theo Luật viên chức 2010, “viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[17, điều 2]. Đồng thời, Luật viên chức 2010 cũng nêu rõ: “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.” [17, điều 9].

Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);

b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

Xét theo tiêu chuẩn nêu trên, trường đại học nào do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật sẽ được xếp vào đơn vị sự nghiệp công lập, và những người làm việc tại trường đại học là những viên chức đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và các tiêu chí khác theo quy định của Luật viên chức 2010.

Viên chức trong trường đại học khi phân theo chức năng nhiệm vụ được chia làm bốn loại:

- Viên chức/ Cán bộ quản lý (là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong trường đại học nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý)

- Viên chứ/Cán bộ nghiên cứu khoa học (chủ yếu làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, là viên chức nghiên cứu của các Trung tâm nghiên cứu, trạm, trại, phòng thí nghiệm trong các trường đại học),

- Viên chức/Cán bộ phục vụ giảng dạy (gồm các bộ phận phòng, ban, thư viện…).

- Viên chức/Cán bộ giảng dạy: Là những người trực tiếp tham gia giảng dạy có mã ngạch lương là 15… , căn cứ vào tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, hiểu biết, thâm niên… các viên chức giảng dạy được chia thành nhiều ngạch khác nhau, gồm:

+ GV và giảng viên cao cấp có mã ngạch lương là 15.109 + PGS và GVC có mã ngạch lương là 15.110

+ Trợ giảng (là các viên chức tập sự ở ngạch giảng viên) hưởng 85% lương khởi điểm của ngạch giảng viên.

Như vậy khái niệm cán bộ giảng dạy: Là những cán bộ, viên chức trực tiếp

tham gia giảng dạy, căn cứ vào tiêu chuẩn, trình độ, thâm niên… được bố trí vào các ngạch viên chức giảng dạy khác nhau và có hai chức năng chính là giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

* Kết luận Chương 1:

Chương 1 tập trung trình bày những luận cứ lý thuyết quan trọng làm cơ sở thực hiện đề tài đồng thời chứng minh cho giả thuyết đặt ra. Những luận cứ lý thuyết tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất, trình bày, lý giải và thống nhất một số khái niệm liên quan trực tiếp tới đề tài như chính sách, biên chế, định biên

Thứ hai, khẳng định vai trò của chính sách định biên đối với tổ chức và phân tích hoạt động KH&CN trong trường đại học.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG BIÊN CHẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỊNH BIÊN TỚI HOẠT ĐỘNG KH&CN TẠI TRƯỜNG ĐH

KHXH&NV- ĐHQG TP.HCM GIAI ĐOẠN 2005 - 2011 2.1. Sơ lược về Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM

Trường ĐH KHXH&NV có lịch sử trên 50 năm với tiền thân là Trường Đại học Văn khoa, thuộc Viện Đại học Sài Gòn, thành lập năm 1957. Sau ngày thống nhất đất nước, tháng 10/1975, Trường Đại học Văn khoa có nhiều thay đổi về mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo. Tháng 4/1977, Trường Đại học Văn khoa hợp nhất với Trường Đại học Khoa học thành Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM, trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Ngày 30/3/1996, ĐH KHXH&NV được thành lập trên cơ sở tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM và là một trong những trường đại học thành viên của ĐHQG TP.HCM. Từ đó cho tới nay, ĐH KHXH&NV không ngừng lớn mạnh, phát triển, khẳng định ưu thế của mình trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn cho Tp.Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

ĐH KHXH&NV có vai trò quan trọng trong nền giáo dục đại học của Việt Nam, nhất là tại địa bàn các tỉnh phía Nam và đang phấn đấu vươn lên ngang tầm với các trường đại học trong khu vực và thế giới, với chức năng nhiệm vụ được quy định cụ thể:

“Là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học, đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao” [4, điều 2].

Để hoàn thành trọng trách đó, Trường ĐH KHXH&NV tuyên bố Tầm nhìn, Sứ mạng và Mục tiêu như sau:

cứu, từng bước tiến đến đại học nghiên cứu theo mô hình hiện đại của đại học thế giới, đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học về các ngành KHXH & NV của Việt Nam và tại khu vực châu Á.” [25, 7].

Trường ĐH KHXH&NV cũng giống như nhiều trường đại học thành viên khác trong khối ĐHQG có phương thức tổ chức hoạt động độc lập, tự chủ. Sứ mạng trong những năm tiếp theo là phấn đấu trở thành một trong những “trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao; cung ứng nguồn nhân lực trình độ cao và có bản sắc riêng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; cung cấp các sản phẩm khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách xã hội; góp phần tạo dựng vị thế của KHXH & NV Việt Nam trong khu vực”. [25, 7].

Giai đoạn 2011 - 2015, Trường ĐH KHXH&NV dự kiến thực hiện “những bước đột phá về quản trị đại học, đào tạo, nghiên cứu khoa học để trở thành cơ sở hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng của Việt Nam trong các lĩnh cực KHXH & NV; cung cấp các dịch vụ khoa học và giáo dục chất lượng cao cho nền kinh tế quốc dân; khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học quan trọng ở Đông Nam Á”. [25, 7].

Với chức năng, nhiệm vụ nêu trên trường ĐH KHXH&NV đã tiến hành tổ chức, sắp xếp, phân chia các đơn vị thành các Khoa, Bộ môn, Trung tâm và Phòng ban trực thuộc giúp bộ máy của trường được vận hành một cách nhịp nhàng, đạt được mục tiêu đề ra.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trường ĐH KHXH&NV

Trường ĐH KHXH&NV tổ chức theo Điều lệ trường đại học được ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế Trường ĐHKHXH&NV ban hành theo Quyết định số 936/QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Giám đốc ĐHQG TP.HCM. Có thể hình dung cơ cấu tổ chức của Trường qua mô hình dưới đây:

- Đứng đầu là Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng (Ban giám hiệu); - Các phòng, ban chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban giám hiệu;

- Các Bộ phận phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học như: Thư viện, phòng tư liệu, phòng thí nghiệm, phòng thực tập …

- Các khoa, bộ môn trực thuộc Trường chịu trách nhiệm đào tạo và nghiên cứu theo từng chuyên ngành và nhóm chuyên ngành, gồm 26 đơn vị (18 Khoa, 08 Bộ môn)

Dưới các khoa có các bộ môn thuộc trực thuộc khoa chịu trách nhiệm đào tạo và nghiên cứu khoa học theo từng chuyên ngành hẹp.

- Các trung tâm thuộc trường (13 Trung tâm)

2.1.4. Quy mô đào tạo và cơ cấu ngành đào tạo

Về quy mô đào tạo: Quy mô đào tạo của ĐH KHXH&NV là trên 31.000 sinh

viên và học viên sau đại học thuộc các loại hình đào tạo khác nhau; trong đó 11.000 sinh viên chính quy (với hơn 200 sinh viên nước ngoài), hơn 1.700 nghiên cứu sinh, học viên cao học.

Bảng 2.1: Số lượng sinh viên, HVCH, NCS của Trường ĐHKHXH&NV giai đoạn 2005 - 2011 Đơn vị tính: Người Các tiêu chí 2004- 2005 2005- 2006 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 1.SVĐH Trong đó: 6.554 7.348 6.359 6.582 6.417 6.574 6.439 Hệ CQ 2.506 2.269 2.473 2.656 2.905 2.834 2.716 Hệ KCQ 4.048 5.079 3.886 3.926 3.512 3.122 3.615 2. SVCĐ Trong đó: 86 64 80 84 66 82 65 Hệ CQ 86 64 80 84 66 82 65 Hệ KCQ 0 0 0 0 0 0 0 3.HVCH 266 338 335 357 319 346 379 4. NCS 30 42 38 33 47 53 67 Nguồn: [24, 21]

theo học tiếng Việt và văn hóa, lịch sử, v.v… Việt Nam hình thức chính quy bậc đại học (ngành Việt Nam học, Quan hệ quốc tế, Ngữ văn Anh, Ngữ văn Pháp, v.v…) và sau đại học (Chuyên ngành Việt Nam học, Ngôn ngữ học, Lịch sử, v.v…), là trường có số lượng sinh viên, học viên người nước ngoài đông nhất tại Việt Nam hiện nay.

Bảng 2.2: Số lượng sinh viên quốc tế giai đoạn 2005 - 2011

Đơn vị tính: Người Năm học 2004- 2005 2005- 2006 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 48 27 36 54 62 85 96 Nguồn: [24, 21 - 22]

Trong giai đoạn 2010 - 2015, quy mô đào tạo đại học và sau đại học của ĐH KHXH&NV được xác định như sau:

Bảng 2.3: Quy mô đào tạo đại học

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 Tuyển mới CQ 2.800 2.884 2.970 3.059 3.150 CNTN 117 129 141 155 170 VB2 1.000 1.050 1.103 1.1158 1.216 LT 300 315 331 347 365 VHVL 2.010 2.010 2.010 2.010 2.010 ĐTTX 100 120 145 180 Tổng cộng 6.227 6.488 6.675 6.774 7.091 Quy mô CQ 11.112 11.328 11.461 11.838 12.308 CNTN 280 339 376 402 430 VB2 2.665 2.842 3.153 3.310 3.476 LT 618 615 646 678 712 VHVL 13441 10.010 9.293 9.224 8.600 ĐTTX 100 220 345 525 Tổng cộng 28.116 25.288 25.139 25.797 26.051 Nguồn: [25, 80 - 81]

Bảng 2.4: Quy mô đào tạo sau đại học Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 Tuyển mới NCS 58 52 60 60 65 HVCH 439 420 430 450 480 Quy mô NCS 232 264 299 329 359 HVCH 1503 1580 1660 1710 1720 Tốt nghiệp TS 20 25 30 30 35 ThS 300 350 350 400 420 Nguồn: [25, 81]

Nhìn vào quy mô đào tạo có thể nhận thấy trường ĐH KHXH&NV đã xác định cụ thể, chi tiết, và khả thi lộ trình đào tạo của mình trong giai đoạn 2010 - 2015. Trong đó, chú trọng tăng số lượng sinh viên bậc đại học chính quy, VB2, giảm dần số sinh viên hệ VHVL qua từng năm; đảm bảo chất lượng đào tạo sau đại học thông qua việc ổn định và tăng chậm số HVCH, NCS.

Về cơ cấu ngành đào tạo: Với 53 chương trình giáo dục thuộc 28 ngành đào

tạo bậc đại học, 33 chương trình sau đại học và 12 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài (trong đó có 01 chương trình đào tạo tiến sĩ, 04 chương trình đạo tạo thạc sĩ, 05 chương trình đào tạo cử nhân và 02 chương trình cấp chứng chỉ), trường đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu đa dạng của người học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP.HCM, các tỉnh, thành phía Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể số ngành/chuyên ngành đào tạo (còn gọi là chương trình đào tạo) của Trường được phân chia như sau:

Số lượng chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ 13 Số lượng chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ 20

Số lượng ngành đào tạo Đại học 28

Số lượng chuyên ngành đào tạo đại học 53

Số lượng ngành đào tạo cao đẳng 1

Số lượng ngành (chuyên ngành) đào tạo liên thông 1

Cơ cấu ngành đào tạo đại học: Hiện tại, Trường được giao nhiệm vụ đào tạo đại học thuộc 07 lĩnh vực (Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và truyền

thông, Kinh doanh và quản lý, Khoa học giáo dục và đào tạo giảng viên, Dịch vụ xã hội, Khách sạn - Du lịch - Thể thao và dịch vụ cá nhân), 14 nhóm ngành, 28 ngành, 53 chuyên ngành với 11.000 sinh viên. Theo Kế hoạch chiến lược phát triển trường ĐH KHXH &NV giai đoạn 2010 - 2015, đến năm 2015, trường sẽ có 08 lĩnh vực đào tạo (thêm lĩnh vực Nghệ thuật), bao gồm 15 nhóm ngành (thêm nhóm ngành Nghệ thuật), 34 ngành (thêm các ngành Khoa học quản lý, Ngữ văn Ý, Khoa học chính trị, Nghệ thuật, Xuất bản - Phát hành, Hành chính công), với khoảng 60 chương trình giáo dục.

Cơ cấu ngành đào tạo sau đại học: Trường đào tạo 20 chuyên ngành thạc sĩ

(Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ Nga - Slavơ, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Thế giới, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Dân tộc học, Khảo cổ học, Châu Á học, Triết học, CNXH khoa học, Địa lý học, Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh, Văn hóa học, Xã hội học, Khoa học Thư viện, Quản lý giáo dục, Việt Nam học) và 13 chuyên ngành tiến sĩ (Lịch sử Triết học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Lý luận văn học, Văn học Việt Nam, Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu, Lý luận ngôn ngữ, Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại, Ngôn ngữ Nga - Slavơ, Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, Văn hóa học). Trường còn có

chương trình liên kết với ĐHQG Hà Nội bậc Thạc sĩ ở 04 chuyên ngành: Báo chí học, Quản lý KH&CN, Lưu trữ học, Quan hệ quốc tế; liên kết với Đại học La Trobe (Australia) đào tạo bậc thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học ứng dụng (Applied Linguistics) và bậc tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục học (Education); liên kết với United Business Institutes (Bỉ) đào tạo bậc thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doạn (MBA) và Quản trị kinh doanh thực hành (EMBA).

Tính đến tháng 9/2011, Trường có quan hệ hợp tác với hơn 150 trường đại học và tổ chức giáo dục, nghiên cứu, v.v… trên thế giới, ký kết 91 bản thỏa thuận ghi nhớ

(MOU, viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Memorandum of Understanding”) nhằm tăng cường các mối quan hệ song phương, đa phương trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi nguồn nhân lực, thông tin, …

Với quy mô đào tạo ngày càng mở rộng cùng cơ cấu ngành nghề đa dạng, số lượng các chương trình đào tạo ngày càng tăng, trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM đã xây dựng cho mình các chiến lược hành động cụ thể và các nguồn lực cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ mà ĐHQG TP.HCM giao phó, trong đó phát triển nguồn lực con người luôn là vấn đề được trường đánh giá cao và đặc biệt chú trọng.

2.2. Hiện trạng biên chế Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM

Trường ĐH KHXH&NV trong hơn 10 năm phát triển đã xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp phần làm nên những thành tích to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ của ĐHQG TP.HCM giao cho. Cụ thể là:

2.2.1. Số lượng

Tính đến tháng 08 năm 2011 tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên (gọi chung là cán bộ) của trường là 833 người, trong đó 505 là cán bộ trong biên chế, 328 là cán bộ trong hợp đồng. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên tổng số cán bộ cơ hữu chiếm 76,52% [24, 30].

Bảng 2.5: Số lượng cán bộ Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM

Đơn vị tính: Người Phân loại 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Một phần của tài liệu Vai trò của chính sách định biên trong hoạt động khoa học và công nghệ tại trường đại học.PDF (Trang 41 - 57)