Yêu cầu đặt ra trong chính sách định biên tại Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG

Một phần của tài liệu Vai trò của chính sách định biên trong hoạt động khoa học và công nghệ tại trường đại học.PDF (Trang 95 - 98)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3.Yêu cầu đặt ra trong chính sách định biên tại Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG

KHXH&NV- ĐHQG TP.HCM

Cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn đều cho thấy xây dựng một đội ngũ viên chức trong đó có đội ngũ cán bộ giảng dạy hợp lý về số lượng, cơ cấu và bố trí, sử dụng đúng là điều kiện cơ bản hàng đầu để phát huy có hiệu quả tiềm năng KH&CN của đội ngũ cũng như từng CBVC trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Cái lõi của biên chế đội ngũ CBVC của Trường ĐH KHXH&NV và của mỗi đơn vị

không phải là đủ về số lượng mà là cơ cấu phù hợp giữa các yếu tố, các bộ phận hợp thành của đội ngũ cán bộ đó. Cơ cấu theo quan niệm chung nhất là “cách tổ chức các yếu tố hay các bộ phận của một chỉnh thể nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chỉnh thể đó”1. Nói cơ cấu là nói đến sự tác động nội tại, liên hệ hữu cơ sự bố trí, sắp xếp một cách hợp lý của các yếu tố hay bộ phận trong một chỉnh thể. Nếu thừa sẽ cồng kềnh, cản trở sự phát triển. Ngược lại, nếu thiếu sẽ không thể thực hiện được chức năng nhiệm vụ của một chỉnh thể. Mỗi yếu tố, bộ phận có vị trí, vai trò khác nhau, có yếu tố, bộ phận không thể thiếu, nhưng cũng có yếu tố bộ phận có thể thiếu hoặc cho phép chưa hoàn chỉnh trong điều kiện nào đó.

Cơ cấu còn bao hàm tỷ lệ của các yếu tố, bộ phận trong chỉnh thể. Nếu vượt quá tỷ lệ hợp lý sẽ gây mất cân đối, hoạt động kém hiệu quả, thậm chí làm mất đoàn kết nội bộ.

Cơ cấu đội ngũ CBVC của Trường ĐH KHXH&NV và của từng đơn vị trực thuộc có những đặc thù nhất định, thay đổi cùng với sự phát triển của đội ngũ cả về chất và về lượng, bao gồm nhiều khía cạnh:

Cơ cấu tri thức là cơ cấu về số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu từng chuyên ngành. Cơ cấu này phải cân đối, đồng bộ, phù hợp, đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và NCKH ở từng giai đoạn; do mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và NCKH, tổng kết thực tiễn của Trường chi phối. Nó quyết định việc hình thành số lượng các đơn vị khoa học chuyên ngành, các bộ môn trong mỗi đơn vị, vị trí của từng đơn vị khoa học, từng bộ môn, số lượng và cơ cấu về trình độ học vấn, học hàm, học vị của đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở từng đơn vị, từng bộ môn. Việc lập ra đơn vị khoa học mới, việc tăng hay giảm biên chế của các đơn vị khoa học chuyên ngành không thể tùy tiện, theo ý kiến chủ quan.

Cơ cấu về độ tuổi và thâm niên nghề nghiệp cũng rất quan trọng. Nó vừa đảm bảo tính kế thừa, tính liên tục, sung sức của đội ngũ để vừa có khả năng đảm đương

1PGS.PTS. Hoàng Ngọc Hòa, Thực trạng biên chế đội ngũ cán bộ khoa học ở trung tâm học viện hiện nay và những bất hợp lý cần khắc phục, tạp chí Lịch sử Đảng, 1999, số 9, tr49-50

việc giảng dạy, hướng dẫn khoa học với nhiều đối tượng, vừa đủ sức đi sâu nghiên cứu, tổ chức tổng kết thực tiễn đạt hiệu quả cao. Do đó, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Trường và của từng đơn vị cần đảm bảo cơ cấu độ tuổi theo tỷ lệ: độ tuổi từ 51- 65 chiếm khoảng 30%, độ tuổi từ 30-50 chiếm khoảng 40%, độ tuổi dưới 30 chiếm khoảng 30%.

Bên cạnh đó cũng cần có cơ cấu về thâm niên nghề nghiệp theo một tỷ lệ hợp lý, có những cán bộ đầu đàn giàu kinh nghiệm để hướng dẫn, bồi dưỡng cho số cán bộ mới vào nghề và có cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản. Trong đó, tỷ lệ cán bộ đã có thâm niên về công tác tại Trường và những sinh viên được Trường giữ lại làm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu cũng phải cân đối. Song không nhất thiết áp dụng nhất loạt như nhau cho mọi đơn vị khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau.

Cơ cấu về vùng miền, dân tộc, giới tính cũng có ý nghĩa quan trọng nhất định. Ở Trường hiện nay, tỷ lệ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu là người dân tộc thiểu số, người Nam Trung Bộ và Nam Bộ, là nữ có học hàm, học vị cao chiếm tỷ lệ rất thấp trong khi tỷ lệ CBVC nữ so với CBVC nam lại chiếm đa số.

Biên chế hợp lý đội ngũ CBVC, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy của Trường cũng như của từng đơn vị trực thuộc còn phải được xem xét trong mối liên hệ với sự vận động và phát triển của đất nước và của Trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở rộng giao lưu hội nhập; sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN với những đặc điểm nổi bật là: khối lượng tri thức của nhân loại tăng nhanh, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoảng thời gian từ phát minh đến áp dụng vào sản xuất và đời sống được rút ngắn tới mức hầu như không còn khoảng cách; trong khoa học đang diễn tiến 4 xu hướng cơ bản: sự xâm nhập mạnh mẽ giữa những ngành khoa học khác nhau hình thành nên những khoa học liên ngành, sự vượt trội của khoa học xã hội và nhân văn, quốc tế hóa các thành tựu KH&CN và nội sinh hóa những thành tựu đó ở các nước đang phát triển; sự phân hóa trong các nhà khoa học đương đại và hình thành thế hệ các nhà khoa học mới. Vì vậy Trường ĐHKHXH & NV cần phải chú ý tới những điểm sau:

- Phải quan tâm đầy đủ đến những đặc điểm và sự biến đổi của người học. Hiện nay Trường có nhiều hình thức đào tạo và đào tạo ở những quy mô khác nhau nên không có mặt bằng chung trong trình độ học vấn của người học song hầu hết người học đều đạt trình độ cao. Nhiều sinh viên, học viên đã có một bằng đại học, cao đẳng khác trước khi vào trường; một số trên đại học và họ được giao lưu quốc tế rộng mở. Hoạt động thực tiễn trong những năm đổi mới và trong môi trường kinh tế thị trường đã làm cho họ phải tìm tòi, vận dụng mọi tri thức thu nhận được để xử lý các tình huống. Do đó, sinh viên và học viên hiện nay có tư duy mới, có tri thức tổng hợp, hiện đại, tuổi đời trẻ hơn, họ sống, học tập sôi nổi, năng động hơn lớp trước.

- Phải gắn với sự đổi mới, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng của Trường theo yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, và đưa thêm nhiều môn học mới vào chương trình học như các môn về kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học v.v…

Quán triệt những yêu cầu nêu trên có ý nghĩa lớn giúp xem xét, đánh giá đúng thực trạng biên chế đội ngũ cán bộ của Trường ĐH KHXH&NV từ đó tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm cải thiện chính sách định biên của Trường được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính sách định biên trong hoạt động khoa học và công nghệ tại trường đại học.PDF (Trang 95 - 98)