9. Kết cấu của Luận văn
3.4. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách định biên tại Trường ĐH KHXH&N
3.4.3. Hoàn thiện tiêu chuẩn công việc của từng chức danh trong Trường theo
theo hướng xây dựng đại học nghiên cứu
Sau khi đã lập được danh mục các công việc chủ yếu thì đơn vị có thẩm quyền cần tiến hành xác định tiêu chuẩn công việc cho các chức danh trong Trường. Hiện nay, tại Trường cũng đã tiến hành xây dựng bản mô tả công việc cho từng chức danh tuy nhiên còn bộc lộ một số nhược điểm: mới dừng lại ở việc thống kê các công việc mà công chức được giao, chỉ là bức ảnh chụp hiện thời mà không có tính biến động; chưa cụ thể hóa được các công việc mà chức danh đó thực hiện; bản tiêu chuẩn công việc sau khi xây dựng không được thường xuyên bổ sung, cập nhật. Xây dựng bản tiêu chuẩn công việc cho một số chức danh trong Trường thông thường phải đáp ứng ba nội dung như sau: quyền hạn và trách nhiệm trong công việc được giao; năng lực cần có của CBVC như kiến thức, kỹ năng giải quyết công việc; và nội dung về thái độ hành vi
Đây thực sự là một giải pháp quan trọng để tiến hành định biên chính xác và có tính thực tiễn nhất.
Ví dụ: Bản tiêu chuẩn công việc Trưởng Khoa/Trưởng Bộ môn có thể được mô tả như sau:
1. Quyền hạn
1.1. Quản lý mọi hoạt động chung của Khoa/Bộ môn (gọi chung là Khoa): - Quản lý kế hoạch, chương trình đào tạo trong học kỳ, năm học
- Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên:
+ Phân công giảng viên giảng dạy theo đề xuất của các Trưởng Bộ môn
+ Phân công công việc các Phó Trưởng Khoa, chuyên viên phục vụ đào tạo và giảng dạy, giảng viên chủ nhiệm
+ Đề nghị bổ sung giảng viên (nếu có)
+ Đề nghị khen thưởng, kỷ luật giảng viên thuộc Khoa
- Quản lý cơ sở vật chất: đề nghị mua sắm, bổ sung thêm, hoặc sửa chữa, thanh lý trang thiết bị giảng dạy, học tập.
1.2. Thực hiện các công việc khác do Ban Giám hiệu phân công - Theo dõi hoạt động giảng dạy của Khoa tại các đơn vị liên kết - Tham gia giảng dạy, học tập, v.v…
- Bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy, nghiên cứu cho giảng viên thuộc Khoa - Các công tác khác
2. Trách nhiệm được giao để thực hiện công việc
2.1. Kiểm tra chương trình đào tạo, tiến độ giảng dạy, hồ sơ giảng viên.
2.2. Kiểm tra chất lượng giảng dạy của giảng viên, học tập của sinh viên, học viên. 2.3. Tổ chức sinh hoạt Khoa.
2.4. Kết hợp Phòng Đào tạo, hội đồng khoa học tổ chức dự giờ giảng viên. 2.5. Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, đề thi.
2.6. Tổ chức nghiên cứu, xây dựng các mô hình, phương pháp giảng dạy, học tập. 2.7. Tham gia NCKH.
2.8. Kết hợp Đoàn TNCS, Công đoàn tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ, tham quan…
3. Các mối quan hệ trong thực hiện công việc
Báo cáo Ban Giám hiệu và phối hợp với các Phòng Ban chức năng 4. Công việc của Trường Khoa tạo ra sản phẩm
4.1. Bản phân công giảng viên 4.2. Chương trình chi tiết môn học 4.3. Ngân hàng câu hỏi, đề thi
4.4. Mô hình dạy học
4.5. Bài giảng, tài liệu bài giảng … Yêu cầu chất lượng của sản phẩm: 4.6. Phù hợp với mục tiêu đào tạo 4.7. Rõ ràng, dễ hiểu, đúng chuyên môn 4.8. Kịp thời, chính xác, ổn định, đúng luật …
Sản phẩm được cung cấp cho Giảng viên và sinh viên, học viên trong Khoa 5. Năng lực của Trưởng Khoa
5.1. Trình độ
- Trình độ học vấn: Tiến sĩ
- Trình độ ngoại ngữ: Sử dụng thành thạo ít nhất 01 ngoại ngữ - Trình độ tin học: Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (A) - Trình độ chính trị: Trung cấp
5.2. Kỹ năng
Có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, giải quyết các tình huống trong quản lý và điều hành khoa
6. Thái độ, hành vi
Chặt chẽ trong tổ chức quản lý; cởi mở, dễ gần trong quan hệ với người khác; biết lắng nghe người đối thoại; phản ứng nhanh; khả năng thích ứng nhanh với công việc; kiên trì và bền bỉ; có tầm nhìn chiến lược.