9. Kết cấu của Luận văn
2.3.3. Đầu tư tài chính cho hoạt động KH&CN của Trường ĐH KHXH&NV
- ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2005 - 2011
Bảng 2.17: Chi phí của Trường ĐH KHXH&NV cho hoạt động KH&CN giai đoạn 2005 - 2010 Đơn vị tính: tỷ đồng 1- Tổng chi Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 63.500 68.800 36.790 20.195 22.944 25.693 2- Chi KH&CN 4.450 4.205 6.438 0.741 0.702 0.664 Nguồn: [20 - 21 - 22- 23]
- Năm 2007 ĐH KHXH&NV chi cho hoạt động KH&CN khoảng 6.4 tỉ đồng chiếm 17.50 % trên tổng chi phí của ĐH KHXH&NV.
- Năm 2008 ĐH KHXH&NV chi cho hoạt động KH&CN khoảng 740 triệu đồng chiếm 3.67 % trên tổng chi phí của ĐH KHXH&NV.
- Năm 2009 ĐH KHXH&NV chi cho hoạt động KH&CN khoảng 702 triệu đồng chiếm 3.051% trên tổng chi phí của ĐH KHXH&NV.
- Năm 2010 ĐH KHXH&NV chi cho hoạt động KH&CN khoảng 664 triệu đồng chiếm 2.59% trên tổng chi của ĐH KHXH&NV
- Năm 2011, ĐH KHXH&NV được ĐHQG TP.HCM giao tổng dự toán kinh phí ngân sách nhà nước năm 2011 là 88.841 tỷ đồng trong đó:
+ Kinh phí cho hoạt động KH&CN: 7.046 tỷ đồng chiếm 7.93 % + Kinh phí thường xuyên: 31.203 tỷ đồng chiếm 35.1%
+ Kinh phí không thường xuyên: 5.592 tỷ đồng chiếm 6.30% + Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 45 tỷ đồng chiếm 50.65%
Kinh phí phân bổ cho hoạt động KH&CN của ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM thay đổi theo từng năm. Sở dĩ năm 2007, Trường chi 17.5% trên tổng chi cho KH&CN là bởi phát sinh chi phí cho phần mềm máy tính, mua tài sản cố định cho công tác chuyên môn phục vụ hoạt động KH&CN. Ở những năm 2008, 2009, 2010, kinh phí của Trường chi cho hoạt động KH&CN không tăng mà còn có chiều hướng giảm. Tới năm 2011, dự toán kinh phí của Trường dành cho hoạt động KH&CN chiếm tới 7.93%, hơn hẳn so với các năm trước. Đây là một dấu hiệu lạc quan về sự phát triển KH&CN của Trường trong năm 2011, tiến tới trở thành trường đại học nghiên cứu trong những năm tới đây.
Mục tiêu phát triển KH&CN của ĐHQG TP.HCM nói chung đến năm 2020: (1) trở thành hệ thống gồm các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu và tập đoàn các doanh nghiệp KH&CN mạnh, không khép kín cả về địa giới lẫn hoạt động chuyên môn; (2) Tiếp tục là trung tâm đào tạo chất lượng cao ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đóng vai trò chủ yếu trong cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; (3) Là trung tâm NCKH và CGCN mạnh, góp phần thúc đẩy và định hướng phát triển KH&CN của cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam; (4) Có nhiều chương trình hợp tác quốc tế hiệu quả, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới; (5) Là nơi quy tụ các chuyên gia, giảng viên trình độ cao, SV giỏi. Có môi trường học tập và làm việc đạt chuẩn mực quốc tế [16, 12].
Cũng trong Dự thảo Kế hoạch chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn tới 2020 cũng nêu rõ ĐHQG TP.HCM phấn đấu “Trở thành đại học nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam, đứng trong hàng ngũ các đại học nghiên cứu (ĐHNC) của khu vực Đông Nam Á với những thế mạnh KH&CN riêng của mình”. Như vậy, để thực hiện tầm nhìn trở thành một ĐHNC hàng đầu ở Việt Nam, trước mắt ĐHQG TP.HCM phấn đấu đến năm 2020 trở thành một đại học định hướng nghiên cứu như một hình thức quá độ
chuyển từ một đại học trọng đào tạo sang đại học trọng nghiên cứu, lấy các chức năng, tiêu chí của ĐHNC làm chuẩn để đặt ra những mục tiêu nhiệm vụ phù hợp.
ĐHNC có ba chức năng liên quan mật thiết với nhau là đào tạo con người - NCKH - phục vụ xã hội. Một ĐHNC đòi hỏi ba điều kiện: Có tiềm năng chất xám hung hậu; Có tiềm lực mạnh về tổ chức và vật lực phục vụ cho NCKH; Có hoạt động NCKH và đào tạo nguồn nhân lực CLC hiệu quả. Ba điều kiện này có thể cụ thể hóa thành 11 tiêu chí:
(1) Có tiềm lực con người hùng hậu, thể hiện ở:
a. Tỷ lệ người học trên giảng viên thấp (trung bình khoảng 10 - 15 SV/GV). b. Tỷ lệ GS/PGS trên tổng số người học cao (trung bình khoảng trên 30%). c. Tỷ lệ người học Sau đại học trên tổng số người học cao (trung bình khoảng 25 - 30%).
(2) Có tiềm lực mạnh về tổ chức và vật lực phục vụ cho việc NCKH, thể hiện ở: a. Quy mô lớn, đậm tính đa ngành, đa lĩnh vực, với số lượng phong phú các chương trình đào tạo ở cả ba bậc (trung bình khoảng 100 chương trình mỗi bậc đào tạo).
b. Tỷ lệ các đơn vị nghiên cứu (viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, Spin-of Companies) cao (trung bình khoảng trên 50%).
c. Tính tự chủ (autonomy), tự chịu trách nhiệm (acountability) cao, các ĐHNC gần như tự quyết định mọi hoạt động của nhà trường.
d. Kinh phí dành cho NCKH lớn (trung bình khoảng 100 triệu USD/năm), được nhà nước ưu tiên đầu tư, và từ nhiều nguồn (trung bình khoảng trên 50% từ các nguồn ngoài nhà nước).
(3) Có hoạt động NCKH và đạo tạo nguồn nhân lực CLC hiệu quả, thể hiện ở: a. Thời gian dành cho NCKH nhiều (trung bình khoảng 50%).
b. Số lượng công bố KH và công bố KH quốc tế lớn (trung bình khoảng 1 bài/3GV).
c. Cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực CLC nhiều về lượng và cao về chất (trong đó có các nhà lãnh đạo quốc gia, địa phương, ngành, doanh nghiệp, v.v…).
d. Có quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp (hàng trăm doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp lớn tầm quốc gia và quốc tế).
Trong ba tiêu chí nêu trên, có thể khẳng định yếu tố con người đóng vai trò quyết định, chi phối tới phần lớn các tiêu chí còn lại. Bởi con người là yếu tố trung tâm, đóng vai trò thực hiện và điều khiển các hoạt động để biến các mục tiêu thành hiện thực. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu và tầm nhìn nêu trên, bản thân mỗi trường đại học phải xây dựng kế hoạch quản lý nguồn nhân lực hiệu quả, đặc biệt công tác định biên phải được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng.