Kế toán các khoản phải trả, phải nộp khác

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty bảo việt phú thọ (Trang 39 - 44)

1.2.5. Kế toán thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

1.2.5.1.Khái quát về thuế thu nhập cá nhân a ) Khái niệm

Thuế TNCN là sắc thuế thuộc loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập nhận được của cá nhân phát sinh trong kỳ tính thuế không phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập. [5;228]

b ) Đặc điểm

Thuế TNCN là loại thuế đánh lên tất cả cá nhân có thu nhập chịu thuế. Vì là loại thuế trực thu nên người chịu thuế thường khó có thể chuyển gánh nặng về thuế cho người khác.

Thuế TNCN là sắc thuế có độ nhạy cảm cao vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp thuế và liên quan hầu hết đến mọi cá nhân trong xã hội.

Thuế TNCN có xét đến khả năng/hoàn cảnh cá nhân của người nộp thuế bằng việc quy định một số khoản được khấu trừ có tính chất xã hội trước khi tính thuế.

Thuế TNCN thường được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần do xuất phát từ vai trò của thuế TNCN là điểu tiết thu nhập của người có thu nhập cao, động viên sự đóng góp của những người có thu nhập trung bình trong xã hội. Thuế TNCN được đánh theo nguyên tắc “lợi ích”, “công bằng” và “khả năng nộp thuế”. Thuế TNCN không làm thay đổi giá cả hàng hóa, dịch vụ vì không được cấu thành trong giá bán của hàng hóa, dịch vụ nên không tạo ra sự sai lệch giá cả hàng hóa, dịch vụ.

c) Cách tính thuế TNCN

- Đối với cá nhân cư trú và ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì tính thuế TNCN theo biểu lũy từng phần (Từng phần thu nhập sẽ có mức thuế khác nhau, thu nhập càng cao thì mức thuế suất tính thuế cũng cao theo)

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất Trong đó: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng lương nhận được – Các khoản được miễn giảm *) Tổng lương nhận được:

Bao gồm tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được kế cả các khoản tiền thưởng lễ, tết,…

Tại Điều 12 của Thông tư 111/2013/TT-BTC Quy định về mức giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh như sau và ta dựa vào đó để tính thuế TNCN.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân dựa trên biểu lũy từng phần (Theo điểm b, khoản 1 điều 25 của TT 111/2013/TT-BTC)

Bảng 2.1. Bảng hướng dẫn phương pháp tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần biểu thuế lũy tiến từng phần

*) Các khoản miễn giảm bao gồm: + Tiền ăn giữa ca, ăn trưa:

Nếu doanh nghiệp không tự tổ chức nấu ăn mà chi tiền cho người lao động (phụ cấp vào lương) thì được miễn tối đa 730.000 đồng/người/tháng (Theo Thông

tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Nếu mức chi cao hơn quy định trên thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuê cá nhân của người lao động.

Nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn, mua phiếu ăn, xuất ăn cho nhân viên thì được miễn toàn bộ.

+ Tiền phụ cấp điện thoại: Theo quy định của công ty

+ Tiền phụ cấp trang phục: Không vượt quá 5.000.000/người/năm

+ Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền công, tiền lương làm việc ban ngày, làm việc theo giờ.

+ Phụ cấp xăng xe, chi phí đi lại: Không được miễn thuế TNCN *) Các khoản giảm trừ

- Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần sau đây:

+ Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế: 9.000.000 đồng/tháng + Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc: 3.600.000/người/tháng - Các khoản bảo hiểm bắt buộc: BHXH, BHYT, BHTN và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt

- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. *) Thuế suất

Được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

- Đối với cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hay có ký nhưng dưới 3 tháng:

Tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập 2.000.000 trở lên như sau: Đối với cá nhân cư trú sẽ khấu trừ 10% tổng thu nhập trả/lần (không phân biệt có mã số thuế hay không)

- Đối với cá nhân không cư trú:

1.2.5.2. Chứng từ sử dụng

- Bảng thanh toán tiền lương, tiền công - Bảng thanh toán BHXH

- Tờ khai tạm tính thuế

- Tờ khai đăng ký giảm trừ gia cảnh - Danh sách đóng góp ủng hộ, từ thiện - Bảng thu nhập sáng kiến, phụ cấp Đảng

- Tờ khai quyết toán thuế TNCN (Mẫu 05/QTT-TNCN)

1.2.5.3. Tài khoản sử dụng

Tài khoản chính: TK 3335 “Thuế thu nhập cá nhân” Bên nợ:

- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp cho Ngân sách nhà nước

- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp - Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại,bị giảm giá Bên có:

- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp cho Ngân sách nhà nước Số dư bên có:

Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

Trong trường hợp cá biệt, TK 3335 có thể có số dư bên nợ. Số dư nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, hoặc phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn hoặc giảm cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.

1.2.5.4. Phương pháp hạch toán

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty bảo việt phú thọ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)