Vai trò của văn hóakinh doanh với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh tại công ty cổ phần công nghiệp và thương mại funico, phú thọ (Trang 36 - 40)

1.1 .Cơ sở lý luận về văn hóakinh doanh trong doanh nghiệp

1.1.2 .Nội dung của văn hóakinh doanh với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3, Vai trò của văn hóakinh doanh với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

nghiệp.

1.1.3.1.Văn hóa kinh doanh là phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền vững

Hoạt động kinh doanh được thúc đẩy bằng nhiều động cơ khác nhau, trong đó động cơ kiếm được nhiều lợi nhuận là động cơ quan trọng nhất. Tuy nhiên, sự chưa thật đầy đủ nếu chúng ta khẳng định “Mọi việc kinh doanh đều bị thúc đẩy hoặc dẫn dắt chỉ bằng mục tiêu lợi nhuận và nhà kinh doanh nào cũng chỉ hoạt động vì sự ích kỷ và giàu có của bản thân” bởi vì những lý do sau đây [8].

 Thứ nhất động cơ khiến cho các nhà kinh doanh kiếm lợi không

chỉ là các nhu cầu sinh lý và bản năng mà nó còn do các nhu cầu cấp cao hơn (hay có tính văn hóa hơn) đó là nhu cầu mong muốn được xã hội tôn trọng, mong muốn được tự thể hiện và sáng tạo. Thực tế đã chứng minh, nhiều nhà kinh doanh đã dùng tài sản của mình để đóng góp từ thiện, lập các quỹ phát triển khoa học và công nghệ, các quỹ giáo dục… mà không vì mục đích quảng cáo hay phô trương.

 Thứ hai, lợi nhuận dù quan trọng-song không phải vật chuẩn và

vật hướng dẫn duy nhất đối với hoạt động kinh doanh, vì ngoài lợi nhuận ra còn có pháp luật và văn hóa điều chỉnh.

 Từ hai lý do trên, ta thấy kinh doanh và văn hóa có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, kinh doanh có văn hóa là lối kinh doanh có mục đích và theo phương thức cùng đạt tới cái lợi, cái thiện và cái đẹp, và trái với nó là lối kinh doanh phi văn hóa sẵn sàng trà đạp lên mọi giá trị và không từ bất cứ một thủ đoạn nào để kiếm lời.

- Xét về góc độ kết quả và hiệu quả kinh doanh thì:

 Kinh doanh phi văn hóa có thể đạt hiệu quả cao và khiến cho chủ thể kinh doanh giàu có nhanh hơn vì họ tìm mọi cách để trốn tránh pháp luật và vô hiệu hóa sự điều tiết của các chuẩn mực văn hóa, họ gian dối, thất tín, gây ô nhiễm, dùng mọi phương pháp để kiếm lời… Những kiểu kinh doanh này sẽ không lâu bền vì đó là lối kinh doanh chụp giật nếu bị phát hiện sẽ bị khách hàng tẩy chay, pháp luật trừng trị và cả xã hội lên án.

 Kinh doanh có văn hóa không thể giúp chủ thể kinh doanh đạt

được hiệu quả ngay bởi vì nó chú trọng việc đầu tư lâu dài việc giữ gìn chữ tín. Tuy nhiên, khi đã qua được giai đoạn khó khăn thử thách ban đầu thì các nguồn đầu tư lâu dài như nhân lực, công nghệ, tài chính, môi trường và chữ tín…phát huy tác dụng và chủ thể kinh doanh sẽ có những bước phát triển lâu dài và bền vững. Ngày nay, khi thông tin trên thị trường được cập nhật nhanh chóng, chính xác và đầy đủ, khách hàng sẽ được cung cấp kịp thời các dữ liệu xác thữ về các nhà kinh doanh, về doanh nghiệp và hàng hóa của họ thì lối kinh doanh phi văn hóa sẽ mất dần không gian để tồn tại, và kinh doanh có văn hóa sẽ là phường thức kinh doanh duy nhất của tương lai.

Tóm lại, chỉ với phương thức kinh doanh có văn hóa mới có thể kết hợp được hiệu quả cao và phát triển bền vững của chủ thể kinh doanh.

1.1.3.2.Văn hóa kinh doanh là nguồn lực phát triển kinh doanh

 Văn hóa kinh doanh là nguồn lực phát triển kinh doanh thông qua ba nội dung sau [8].

- Thứ nhất, trong tổ chức và quản lý kinh doanh vai trò của văn hóa thể hiện ở sự lực chọn phương hướng kinh doanh, sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ, về những mối quan hệ giữa người với người trong tổ chức; về ở việc biết tuân theo các quy tắc và quy luật của thị trường; ở việc phát triển và bảo hộ những hàng hóa có bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra văn hóa kinh doanh còn được thể hiện thông qua việc hướng dẫn và định hướng tiêu dùng; thông qua chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn một phong cách có văn hóa trong kinh doanh….Và khi tất cả những yếu tố văn hóa đó kết tinh vào hoạt động kinh doanh tạo thành phương thức kinh doanh có văn hóa thì đây là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh doanh. Điều đó giúp chủ thể tạo phong cách kinh doanh trung thực và ngay thẳng, đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống, không bao giờ vì lợi ích riêng của một cá nhân hay một nhóm kinh doanh nào mà hy sinh lợi ích của cả cộng đồng quốc gia và xã hội; văn hóa kinh doanh sẽ tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng theo nguyên tắc các bên cùng có lợi; nó kích thích sự cạnh tranh lành mạnh nhằm tiến tới sự phát triển mạnh mẽ hơn, chứ không phải là để diệt trừ nhau.

- Thứ hai, văn hóa trong giao lưu, giao tiếp kinh doanh. Văn hóa kinh doanh hướng dẫn toàn bộ hoạt động giao lưu, giao tiếp trong kinh doanh. Đặc biệt là trong mối quan hệ giữa mua và bán, khi giao tiếp với khách hàng, chúng ta có những lời chào và lời nói tế nhị nhã nhặn và lịch sự, có những dịch vụ thích hợp thì sẽ tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng và lúc này văn hóa kinh doanh thực sự trở thành một nguồn lực vô cùng quan trọng đối với chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, trong thái độ với đối tác làm ăn, với đối thủ cạnh tranh mà có văn hóa chúng ta sẽ tạo ra được một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo ra các cơ hội cho sự tồn tại và phát triển lâu dài.

hiện thông qua đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại, thông qua việc soạn thảo các thông điệp về nội dung và hình thức quảng cáo…Tất cả các lĩnh vực đó, khi được thăng hoa lên bởi văn hóa thì sẽ tạo ra nguồn lực tiềm tàng cho chủ thể kinh doanh.

- Thứ ba, văn hóa trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh doanh.

Trước hết, trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh doanh là sự gánh vác tự nguyện những nghĩa vụ, trách nhiệm vượt lên trên những trách nhiệm về kinh tế và pháp lý và thỏa mãn được những mong muốn của xã hội.

Kinh doanh không chỉ chú trọng đến lợi nhuận đơn thuần mà còn phải quan tâm thích đáng đến trách nhiệm xã hội của các chủ thể kinh doanh. Các phúc lợi xã hội mà các chủ thể được hưởng đã quy định họ phải có nghĩa vụ đóng góp thỏa đáng cho xã hội. Việc góp phần vào ngân sách nhà nước, tham gia hoạt động xã hội từ thiện, tôn trọng những quy phạm đạo đức trong quan hệ xã hội, quan hệ kinh doanh, tôn trọng các giá trị truyền thống là thái độ văn hóa tối thiểu của chủ thể.

Mặt khác trách nhiệm xã hội của các chủ thể kinh doanh còn là việc chi phối từ khâu xây dựng kế hoạch, hình thành chiến lược phát triển đến việc tổ chức kinh doanh và phân phối lợi nhuận, tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, bảo vệ môi trường sinh thái. Đó chính là tính nhân văn của hoạt động kinh doanh.

1.1.3.3.Văn hóa kinh doanh là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế

Khi trao đổi thương mại buôn bán quốc tế đương nhiên sẽ tạo ra cơ hội tiếp xúc giữa các nền văn hóa khác nhau của các nước và việc hiểu văn hóa của quốc gia đến kinh doanh là một điều kiện quan trọng của thành công trong kinh doanh quốc tế. Quốc gia bán hàng hóa dịch vụ, trên chừng mực nào đó đưa văn hóa của mình đến nước đó, và đồng thời cũng phải có sự hiểu biết nhất định

văn hóa của nước sở tại như phong tục, tập quán để trên cơ sở đó có những phương tiện tiếp xúc khi giao dịch, khi đàm phán thương mại phù hợp với nền văn hóa của quốc gia đó [9].

Nhiệm vụ cao cả hơn của văn hóa trong giao lưu giao tiếp kinh doanh đó là thông qua việc tìm kiếm cung cấp hàng hóa cho thị trường quốc tế, thế giới những nét đẹp, những tinh hoa của văn hóa dân tộc mình cho bạn bè thế giới.

Thông qua giao lưu văn hóa làm biến đổi một cách tế nhị và dần dần thói quen, thị hiếu và sở thích của người bản địa, và những thay đổi này sẽ mở thị trường mới cho các sản xuất. Ngày nay, trong điều kiện hợp tác quốc tế, nhiều trường hợp giao lưu văn hóa lại đi trước và thúc đẩy sự giao lưu kinh tế.

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh tại công ty cổ phần công nghiệp và thương mại funico, phú thọ (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)