.Duy trì, giải quyết các thông tin phản hồi và khiếu nại

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh tại công ty cổ phần công nghiệp và thương mại funico, phú thọ (Trang 118 - 122)

Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình đánh giá của khách hàng về công ty. Xuất phát từ thực trạng còn tồn tại một số thông tin phản hồi của khách hàng không được giải quyết kịp thời và nhanh chóng dẫn sự không hài lòng của khách hàng về công ty, thực hiện tốt giải pháp này giúp khắc phục tốt hạn chế vừa nều.

Để giải quyết được thực trạng đó công ty cần xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên giải quyết các thông tin và ý kiến khiếu nại của khách hàng. Sắp xếp, đánh giá cụ thể các thông tin phản hồi để kịp thời giải quyết nhanh chóng những

thắc mắc và có phương hướng giải quyết ổn thỏa nhất với khách hàng. Đồng thời giải quyết những vấn dề quan trọng cấp thiết cho khách hàng, để khách hàng cảm thấy hài lòng và không làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

3.3.4. Xác định vai trò chủ chốt của nhà lãnh đạo trong quá trình phát triển văn hóa kinh doanh văn hóa kinh doanh

Đối với bất kỳ một vấn đề nào trong công ty, nếu nhà lãnh đạo ý thức được tầm quan trọng của chúng thì chúng sẽ nhanh chóng được xem xét và giải quyết. Để xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh trong công ty, vai trò của nhà lãnh đạo mang tính chất quyết định. Khi ban giám đốc ý thức được vai trò của văn hóa kinh doanh trong công ty, họ cần khuyến khích quá trình xây dựng và phát triển nó.

Giám đốc là người đi đầu trong việc truyền đạt những giá trị văn hóa tốt đẹp của doanh nghiệp, nêu cao những thành công của doanh nghiệp để tất cả mọi người cùng duy trì và phát huy. Các nhà lãnh đạo cũng cần thường xuyên theo dõi và đốc thúc quá trình duy trì và phát những giá trị văn hóa tốt đẹp trong công ty. Ban giám đốc có thể trực tiếp giám sát hoặc trao nhiệm vụ xây dựng văn hóa kinh doanh cho một bộ phận phụ trách. Bộ phận sẽ chịu trách nhiệm biên tập tài liệu, phổ biến kiến thức về văn hóa kinh doanh, xây dựng hệ thống giá trị, quan niệm và niềm tin để truyền đạt cho mọi người. Đồng thời, bộ phận này còn có nhiệm vụ tìm ra phương thức để lồng ghép hiệu quả quá trình phát triển văn hóa kinh doanh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, qua đó giúp quá trình xây dựng văn hóa kinh doanh được duy trì thường xuyên, bền bỉ, tránh sự mơ hồ nhàm chán và giảm thiểu chi phí. Bên cạnh đó còn là việc duy trì nề nếp, nội quy trong công ty, khuyến khích tinh thần làm việc của người lao động và tạo văn hóa giao tiếp ứng sử cho toàn công ty.

Bản thân nhà lãnh đạo trở thành tấm gương cho nhân viên về lối sống, phong cách làm việc cũng như hoạt động thúc đẩy phát triển văn hóa kinh

doanh. Lãnh đạo công ty cần trở thành hình mẫu cho việc lao động hăng say, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn chấp hành tốt các quy định và biết vì lợi ích tập thể, quan tâm đến lợi ích người lao động và trách nhiệm xã hội của công ty. Giám đốc, trưởng phòng cần làm gương cho nhân viên về thái độ ứng sử, biết tạo ra bầu không khí vui vẻ, thoải mái nhưng phải tuân thủ đúng quy định làm việc. Đó là nền tảng của một nền văn hóa kinh doanh tích cực.

3.3.5.Nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên trong công ty về văn hóa kinh doanh và vai trò của văn hóa kinh doanh

Nhóm giải pháp này hướng đến tháo gỡ nguyên nhân lớn nhất dẫn đến những hạn chế, đó chính là việc lãnh đạo và nhân viên trong công ty chưa hiểu biết sâu sắc về văn hóa kinh doanh cũng như vai trò của văn hóa kinh doanh. Trong thời gian tới, Ban giám đốc cần tìm hiểu cơ sở lý luận về văn hóa kinh doanh để nắm bắt được nội dung văn hóa kinh doanh, vai trò của văn hóa kinh doanh cũng như các nhân tố ảnh hưởng. Đồng thời cũng cần có hiểu biết một cách tổng quát thực trạng văn hóa kinh doanh trong nền kinh tế, vận dụng vào tình hình của công ty mình để có thể thấy rõ vai trò của văn hóa kinh doanh trong quá trình phát triển. Những tài liệu, kiến thức về văn hóa kinh doanh cần được phổ biến cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp để họ có thêm kiến thức về vấn đề này. Chỉ khi nào tập thể thống nhất được về nhận thức thì quá trình thực hiện mới có thể có triển vọng. Đây là công việc đòi hỏi thời gian, công sức và sự tham gia của tất cả mọi người.

* Cách thức thực hiện:

- Trong thời gian tới, ban giám đốc cần giành thời gian tìm hiểu tài liệu cũng như các kiến thức thực tế về văn hóa kinh doanh. Những nhà lãnh đạo công ty cần là những người tiên phong trong việc nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa kinh doanh với sự phát triển của công ty.

hóa kinh doanh thành một tài liệu hay sổ tay, đi kèm với những ví dụ điển hình trong thực tế để dễ hiểu hơn và tránh nhàm chán. Tài liệu này phù hợp cho nhóm lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp làm việc tại các phòng ban vì họ có thời gian và khả năng lĩnh hội khá tốt.

- Công ty cũng có thể sưu tầm các đoạn video, các hình ảnh, tư liệu về văn hóa kinh doanh tại các công ty lớn và những lợi ích mà tập thể người lao động trong các công ty đó có được, sau đó phổ biến cho nhân viên trong công ty. Trong thời gian nghỉ ngơi sau giờ ăn trưa, công ty có thể cho chiếu các đoạn phim này trên tivi tại nhà ăn. Đây là cách thức truyền đạt nhẹ nhàng nhưng có thể đem lại hiệu quả cao. Khi người lao động ấn tượng về văn hóa của doanh nghiệp khác, họ có thể sẽ dễ dàng hiểu về văn hóa kinh doanh hơn.

- Công ty cần cử ra người phụ trách triển khai, xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh trong công ty, coi việc phát triển văn hóa kinh doanh cũng là một nhiệm vụ quan trọng giống như phát triển nguồn nhân lực hay phát triển công nghệ sản xuất.

- Quá trình phổ biến về vai trò của văn hóa kinh doanh cần nhấn mạnh vào những lợi ích mà người lao động có thể nhận được nhằm tạo động lực cho họ. Công ty có thể xây dựng ví dụ điển hình về lợi ích của văn hóa kinh doanh ở các công ty cụ thể, so sánh tương quan lợi ích vật chất và tinh thần người lao động nhận được để các thành viên trong công ty có thể hình dung được. Việc phổ biến kiến thức về văn hóa kinh doanh cần tiến hành bền bỉ, lồng ghép vào các hoạt động khác để tránh tốn kém về tiền của và thời gian.

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh tại công ty cổ phần công nghiệp và thương mại funico, phú thọ (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)