1.2.2 .Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam
2.2. Thực trạng vấn đề văn hóakinh doanh tại công ty cổ phần công nghiệp và thương mạ
2.2.1. Triết lý kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Funico
nghiệp và thương mại Funico
2.2.1. Triết lý kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Funico Funico
Đây là vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm khi định hướng văn hóa kinh doanh là xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm những yếu tố là:
-Sứ mệnh kinh doanh cơ bản của công ty
Sứ mệnh sẽ trình bày cụ thể hơn lý do, mục đích hoạt động của công ty, sứ mệnh đó là:
+ Đối với khách hàng: đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
+ Đối với nhân viên: Mang lại giá trị, sự thịnh vượng cho nhân viên. + Đối với xã hội: Đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội, cộng đồng.
thể thấy được rõ lý do tồn tại của công ty bởi sứ mệnh đã nêu được mục đích của công ty hoạt động trong thời gian tới. Một cách tổng quát của công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Funico luôn muốn đem đến sự hài lòng tuyệt đối với khách hàng, sự ổn định cho nhân viên và góp phần vào sự phát triển xã hội. Để có thể thực hiện sứ mệnh đó công ty cần đào tạo nhân viên từ cách ứng xử đến những kiến thức chuyên môn. Ngoài ra, công ty cũng có những chế độ đãi ngộ tốt với nhân viên và cho họ có cơ hội được thăng tiến, luôn cố gắng phát triển mạnh mẽ để góp phần vào xây dựng kinh tế, xã hội của đất nước.
Sứ mệnh của công ty đưa ra tương đối rõ ràng vì vậy sứ mệnh này được các nhân viên trong công ty nắm rõ và hiểu biết hết những gì mà công ty muốn hướng tới do đó họ luôn cố gắng làm việc theo sứ mệnh đó.
-Phương châm hoạt động của công ty là “cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng và tiến độ của khách hàng với giá thành hợp lý ”. Đây là phương châm làm hài lòng khách hàng khi đến với công ty. Sự hài lòng và lợi ích của khách hàng là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của công ty. Đồng thới chiến lược phát triển của công ty thể hiện qua các mục tiêu sau:
+ Giữ vững và phát huy tốc độ phát triển của công ty về doanh số, thị trường, uy tín và trình độ nhân lực.
+ Quan hệ chặt chẽ, gắn bó hai bên cùng có lợi với các đối tác chiến lược, đối tác truyền thông.
+ Tăng cường đào tạo, phát huy sáng tạo trong độ ngũ cán bộ công nhân viên đặt biệt là đội ngũ cán bộ thiết kế sáng tạo nhằm tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao hiệu quả công việc đồng thời đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
+ Đầu tư nghiên cứu sáng tạo sản phẩm, hoàn thiện các giải pháp tích hợp.
Tóm lại: Đây là những mục tiêu, nội dung công ty đã xây dựng từ lâu để công ty dễ dàng định hướng phát triển. Tuy nhiên, để xây dựng được giá trị vô
hình này là rất khó để nắm bắt. Hiện nay, công ty cũng chưa xây dựng hết vấn đề liên quan đến triết lý kinh doanh của mình. Sự hài lòng chủ yếu đến từ môi trường làm việc hiện tại chứ không thực sự xuất phát từ truyền thống lịch sử của công ty hay những tư tưởng, triết lý kinh doanh.
Để đánh giá được về mức độ sát thực giữa triết lý kinh doanh với thực tế phục vụ của công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Funico đã làm phiếu điều tra đối với khách hàng, đối với nhân viên và đối với xã hội.
Về phiếu điều tra khách hàng của công ty, tổng số phiếu điều tra phát ra là 112 phiếu, thu về 112 phiếu hợp lệ.
Biểu đồ 2.1: Mức độ sát thực giữa triết lý kinh doanh với thực tế phục vụ của công ty đối với khách hàng phục vụ của công ty đối với khách hàng
(Nguồn:Dữ liệu điều tra tại công ty,2020)
Qua thực tế, ta thấy khách hàng đưa ra nhận xét khách quan về triết lý kinh doanh của công ty. Mức độ hài lòng của khách hàng chiếm 56% trong tổng số 112 khách hàng. Khách hàng thấy triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là bình thường chiếm 28%. Có đến 16% khách hàng không hài lòng về triết lý kinh doanh của doanh nghiệp vì doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu về
56% 28% 16% hài lòng bình thường không hài lòng
thiết kế sản phẩm theo ý của khách hàng mong muốn (biểu đồ 2.1).
Về phiếu điều tra nhân viên của công ty, tổng số phiếu điều tra phát ra là 100 phiếu, thu về 94 phiếu, trong đó có 87 phiếu hợp lệ.
Biểu đồ 2.2: Mức độ sát thực giữa triết lý kinh doanh với thực tế phục vụ của công ty đối với nhân viên phục vụ của công ty đối với nhân viên
(Nguồn:Dữ liệu điều tra tại công ty,2020)
Qua thực tế, ta thấy nhân viên đưa ra nhận xét về triết lý kinh doanh của công ty là mức độ hài lòng chiếm 67% trong tổ số 87 nhân viên trong công ty. Nhân viên trong công ty thấy triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là bình thường chiếm 25%. Có đến 8% nhân viên không hài lòng về triết lý kinh doanh của doanh nghiệp vì nhân viên cảm thấy doanh nghiệp không đáp ứng được đúng giá trị mà họ mong muốn (biểu đồ 2.2).
Về phiếu điều tra đối với xã hội, phát phiếu điều tra cho các lãnh đạo và nhân viên ở địa phương với tổng số phiếu điều tra phát ra là 54 phiếu, thu về 54 phiếu hợp lệ. 67% 25% 8% Hài lòng Bình thường Không hài lòng
Biểu đồ 2.3: Mức độ sát thực giữa triết lý kinh doanh với thực tế phục vụ của công ty đối với xã hội phục vụ của công ty đối với xã hội
(Nguồn:Dữ liệu điều tra tại công ty,2020)
Qua thực tế, ta thấy các lãnh đạo của địa phương đưa ra nhận xét về triết lý kinh doanh của công ty. Mức độ hài lòng chiếm 87% trong tổ số 54 các lãnh đạo và nhân viên của địa phương. Các lãnh đạo và nhân viên địa phương thấy triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là bình thường chiếm 13%. Đánh giá của các lãnh đạo và nhân viên địa phương cảm thấy triết lý của doanh nghiệp đã làm tốt các công tác đóng góp và phát triển của địa phương và một số ít các lãnh đạo và nhân viên địa phương cảm thấy bình thường là do trong quá trình xây dựng phát triển của địa phương công ty đã làm chưa tốt (biểu đồ 2.3).